Quyền của Cộng đồng LGBT trong Tư pháp Hình sự Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp

MỤC LỤC

Ý nghĩa việc bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT trong tư pháp hình sự

Có thể thấy Hiến pháp năm 2013 đã có bước phát triển phù hợp với xu hướng của xã hội hiện nay ghi nhận các quyền cơ bản của con người trong đó có quyền của cộng đồng LGBT, không ai bị phân biệt, đối xử mà ai cũng được hưởng các quyền và tự do cơ quan được Hiến pháp và pháp luật quy định. Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được trao quyền rất lớn, có quyền áp dụng cả những biện pháp hạn chế quyền con người chính vì vậy hoạt động của họ đều phải được giới hạn bởi pháp luật tránh sự lạm quyền, phân biệt đối xử nhất là những người yếu thế như cộng đồng LGBT.

Quyền của cộng đồng LGBT trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế và

Quyền của cộng đồng LGBT trong tư pháp hình sự theo pháp luật quốc tế

Trong lĩnh vực tư pháp hình sự, luật nhân quyền quốc tế đã có nhiều quy định trong việc đảm bảo xử lý và bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự tránh những hành vi tiêu cực, xúc phạm thô bạo đến quyền con người nói chung và các nhóm yếu thế nói riêng, trong đó có người LGBT. Thứ tư, quyền được xét xử công bằng, đây là một tập hợp các bảo đảm tố tụng nhằm đảm bảo quá trình xét xử được công bằng, bao gồm các khía cạnh như được bình đẳng trước tòa án, được suy đoán vô tội, không bị áp dụng hồi tố và không bị bỏ tù chỉ vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng…quyền này được đề cập trong các Điều 10 và Điều 11 của UDHR. Như vậy, điểm đặc biệt, khác biệt về quyền của người LGBT trong tư pháp hình sự là: Quyền được đối xử công bằng (trong nhóm quyền về xét xử công bằng), khách quan, không bị kì thị; Và quyền được tôn trọng về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm (thuộc nhóm quyền về tự do, an ninh cá nhân).

Quyền của cộng đồng LGBT trong tư pháp hình sự theo pháp luật Việt Nam

    Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 9); Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 10); Nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân (Điều 11) Nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân (Điều 12); Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13); Nguyên tắc không bị kết án hai lần vì một tội phạm (Điều 14); Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16); các nguyên tắc xét. “hành vi quan hệ tình dục khác” được quy định là dấu hiệu cấu thành tại các tội: Tội hiếp dâm ( Điều 141), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), tội cưỡng dâm (Điều 143),…Theo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành năm 2019 hướng dẫn thi hành áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội xâm phạm tình dục. Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và không thiên vị được nội luật hóa trong pháp luật Việt Nam cụ thể tại Điều 23 Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật theo đó “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.” Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm: Điều 26, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng.

    Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền của cộng đồng lgbt trong tư pháp

    Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền của cộng đồng LGBT trong tư

    Điều này là quy định rất tiến bộ đã giúp người LGBT bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam có thể có cuộc sống sinh hoạt dễ dàng hơn, tránh được sự kỳ thị, phân biệt, đối xử gây nên những khó khăn mà họ phải gánh chịu trong trại tạm giam, trại giam, giúp họ thoải mái hơn trong việc thực hiện các hoạt động. Bởi có nhiều nhóm tội phạm khác nhau và môi trường giam giữ rất dễ bạo lực như không gian tù túng, chật hẹp, nhu cầu sinh hoạt lớn, các đối tượng rất manh động, thậm chí những tù nhân mới còn phải đối mặt với cả một thứ “luật ngầm” trong thế giới của trại giam mà chỳng ta chưa hiểu rừ gây nên sự phức tạp trong môi trường giam giữ. Nếu như việc khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới thực hiện và có người cùng giới chứng kiến thì có thể đảm bảo được về các quyền cơ bản của những người nam hoặc nữ, còn với những người LGBT thì vẫn còn nhiều khó khăn trong việc xác định ai sẽ là người khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể cho họ.

    Nguyên nhân

    Với tư cách là người bị buộc tội, người bị tạm giam, người chấp hành án và nạn nhân của tội phạm…do vậy đứng trước một bộ máy cơ quan trong tư pháp hình sự được trang bị những quyền hạn lớn, những biện pháp nghiệp vụ cùng với tính chất điều tra, làm rừ hành vi phạm tội, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, xét xử nghiêm túc, có tính chất cưỡng chế mạnh của cơ quan có thẩm quyền thì họ trở nên yếu thế, dễ bị tổn thương, khó có khả năng chống cự và dám bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của minh. Đối với người LGBT, họ cũng chưa biết đến các quyền của mình trong tư pháp hình sự do pháp luật còn quá ít quy định về quyền của họ, đồng thời họ chưa chủ động tìm hiểu và để trở thành tội phạm thì phải có những dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định nên khi chưa liên quan đến bản thân họ thì vấn đề tìm hiểu, đọc luật cũng chưa được chú trọng. Nước ta còn là quốc gia đang phát triển, kinh tế còn nhiều khó khăn cùng với việc tỷ lệ tội phạm ngày càng gia tăng gây áp lực lên cơ sở vật chất trong tư pháp hình sự nhất là cơ sở giam giữ mà các cơ sở giam giữ muốn được xây dựng, đảm bảo tốt cơ sở vật chất sẽ phải phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, vấn đề giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở giam giữ cũng cần có thời gian nghiên cứu.

    Giải pháp bảo đảm quyền của cộng đồng LGBT trong tư pháp hình sự tại

      Cần đề ra những chương trình chính sách để động viên, giúp đỡ cả về mặt vật chất lẫn tinh thần như: Các ngân hàng chính sách, các quỹ hội có thể hỗ trợ vay vốn để họ làm kinh tế, khôi phục lại đời sống; Người dân và cán bộ xã, phường chủ động tới nhà động viên, hỏi han tâm tư, tìm hiểu hoàn cảnh và giúp đỡ họ trong công cuộc tái hòa nhập cộng đồng, phát triển mạnh mẽ hơn nữa chính sách hỗ trợ việc làm cho người LGBT mới ra tù như hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Với việc xét xử, hội thẩm đóng vai trò quan trọng, cần có hiểu biết tâm lý, hành vi của người LGBT để ra phán quyết thấu tình, đạt lý, có thể cử hội thẩm là những chuyên gia về giới, chuyên gia tâm lý, chuyên gia tội phạm học có kinh nghiệm trong việc xét xử vụ án liên quan đến người LGBT…Từ đó, sẽ thấu hiểu về tình hình, nguyên nhân tội phạm, tâm lý tội phạm của người LGBT để có cách phòng chống và đưa ra các khuyến nghị cần thiết để giảm thiểu và phòng ngừa chung tội phạm liên quan đến người LGBT. Tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam thành “Lập biên bản giao nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo; tổ chức khám sức khỏe, kiểm tra thân thể của người bị tạm giữ, người bị tạm giam và trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Việc kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam là nam giới do cán bộ nam thực hiện, nữ giới do cán bộ nữ thực hiện, người đồng tính, song tính và chuyển giới được đề xuất lựa chọn giới tính cán bộ thực hiện và được tiến hành ở nơi kín đáo”. Đây cũng là vấn đề cần được hoàn thiện trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về khám xét người và xem xét dấu vết trên thân thể. Tuy nhiên, để tránh tình trạng xâm hại ngược trong khi kiểm tra thân thể thì cần có quy định chi tiết và hướng dẫn về vấn đề này. Hai là, bổ sung thêm đối tượng người chưa xác định giới tính trong Khoản 4, Điều 18. Phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam thành “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam sau đây có thể được bố trí giam giữ ở buồng riêng:. a)Người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xỏc định rừ giới tớnh”.

      Nếu chúng ta tìm người LGBT giống như người bị khám xét người, bị xem xét dấu vết trên thân thể, kiểm tra thân thể thì vô cùng khó, bởi vì rất ít hoặc không thể tìm cán bộ điều tra, điều tra viên là người LGBT để tiến hành khám xét người mà nếu điều tra viên cũng che giấu giới tính thật của họ thì không tìm người khám cũng là người LGBT, thậm chí nếu tìm được điều tra viên là người LGBT thì chưa chắc đã phù hợp với người bị khám xét người vì cộng đồng LGBT có rất nhiều nhóm như đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính, mỗi một nhóm lại có những biểu hiện khác nhau, mắt thường không thể phân biệt được xu hướng tính dục người LGBT nên rất khó khăn. Vì vậy, với trường hợp khám xét người, xem xét dấu vết trên thân thể, kiểm tra thân thể trong tư pháp hình sự liên quan đến người LGBT thì nên cho người LGBT được đề xuất lựa chọn giới tính người tiến hành khám xét và người chứng kiến cho mình.Và việc họ được đề xuất chọn nam hoặc nữ trong các điều tra viên khám cho mình là do họ lựa chọn nên không thể xâm phạm quyền con người, sẽ khụng thấy ngại ngựng vỡ họ nhận ra rừ nhất mình có bản dạng giới phù hợp với nam hay nữ khám xét và chứng kiến.