MỤC LỤC
Chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết từ thực trạng cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất quan điểm và các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm thúc đẩy cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.
Gúp phần làm rừ quan niệm cơ cấu KTDL trờn địa bàn tỉnh Quảng Ninh;.
Fengkai Zhu, Fengrong Zhang, Xinli Ke (2020), “Rural industrial restructuring in China’s metropolitan suburbs: Evidence from the land use transition of rural enterprises in suburban Beijing” (Cơ cấu lại công nghiệp nông thôn ở các vùng ngoại ô đô thị của Trung Quốc: Bằng chứng từ quá trình chuyển đổi sử dụng đất của các doanh nghiệp nông thôn ở ngoại ô Bắc Kinh) [148]. Bài viết đánh giá các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau trong kinh tế chính trị và ứng dụng của chúng vào việc phân tích sự phát triển du lịch, đồng thời, xem xột sự chuyển đổi của việc điều tra và theo dừi sự phỏt triển du lịch trong kinh tế chính trị dựa trên các phân tích khác nhau về kỹ thuật, kinh nghiệm và sự đóng góp của du lịch đối với sự phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới.
Phạm Thanh Sơn, Đỗ Văn Phúc (2023), “Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp xanh hiệu quả, bền vững ở thành phố Hà Nội” [92].Bài viết cho rằng phát triển nông nghiệp xanh là hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại trước tác động của biến đổi khí hậu, nhu cầu tiêu dùng xanh gia tăng, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội - nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp xanh hiệu quả, bền vững, góp phần nâng cao đời sống của người dân, xây dựng thành công nông thôn mới, bảo đảm tốt an ninh lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về điểm đến du lịch, marketing điểm đến du lịch, sản phẩm của điểm đến du lịch, phát triển sản phẩm của điểm đến du lịch; nghiên cứu một số các mô hình đánh giá quá trình phát triển phát triển sản phẩm để lựa chọn một mô hình lý thuyết phù hợp cho việc nghiên cứu đề tài; nghiên cứu, lựa chọn kinh nghiệm của một số điểm đến du lịch tại Việt Nam và trên thế giới có điều kiện tương đồng với điểm đến du lịch Quảng Ninh, đã thành công trong phát triển sản phẩm trong thời gian qua;.
Đồng thời, cũng có một số công trình nghiên cứu về cơ cấu, tái cơ cấu hay cơ cấu lại du lịch ở những khía cạnh khác nhau, như: cơ cấu kinh tế của du lịch thế giới, tái cơ cấu doanh nghiệp du lịch, cơ cấu lại không gian du lịch,… Những nghiên cứu này là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu sinh kế thừa xây dựng các quan niệm công cụ về cơ cấu kinh tế, các đặc trưng của cơ cấu kinh tế; quan niệm trung tâm, nội dung cơ cấu KTDL; xác định những tiêu chí đánh giá cơ cấu KTDL hợp lý; quan niệm, nội dung cơ cấu lại KTDL. Tổng quan các công trình khoa học có thể thấy, các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về du lịch, cơ cấu và cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế nhưng chỉ mới đề cập, phân tích những mặt, những khía cạnh, những lát cắt đơn lẻ hoặc một phần của đối tượng nghiên cứu mà chưa có công trình khoa học nào đề cập tổng thể, toàn diện, mang tính chất chuyên biệt về lý luận và thực tiễn cơ cấu KTDL, cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Dựa trên cách tiếp cận trên, có thể tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó, cụ thể như sau: Thứ nhất, du lịch là “sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng” [107, tr.18]; Thứ hai, du lịch là “một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh” [107, tr.18]. Cơ cấu KTDL theo vùng du lịch phản ánh đầy đủ sự phân công lao động xã hội theo vùng, hình thành từ việc bố trí, đảm bảo không gian lãnh thổ du lịch, góp phần bảo đảm sự tồn tại, phát triển của các loại hình và các doanh nghiệp du lịch thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, KT-XH và tiềm năng thế mạnh của mỗi vùng, góp phần vừa tạo điều kiện phát huy tối đa lợi thế, đồng thời vừa đảm bảo sự tham gia đầy đủ, hiệu quả của vùng vào sự phân công lao động xã hội trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
Theo đó, tỉnh Quảng Ninh phát triển không gian du lịch theo bốn vùng (tương ứng với 4 tiểu vùng trong định hướng phát triển không gian Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh), bao gồm: Vùng du lịch Hạ Long (tương ứng tiểu vùng đô thị Hạ Long với không gian chung gồm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ); Vùng du lịch biên giới (tương ứng với tiểu vùng các khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc, gồm các địa phương phía Đông của Tỉnh, không gian chung gồm có thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu kết nối với huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ); Vùng du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh phía Tây (tương ứng tiểu vùng phía Tây với không gian chung gồm Thành phố Uông Bí - Thị xã Đông Triều - Thị xã Quảng Yên. Trung tâm du lịch của vùng được xác định là khu vực Yên Tử); Vùng du lịch Vân đồn - Cô Tô (tương ứng với tiểu vùng khu kinh tế Vân Đồn - Cô Tô với không gian chính gồm có huyện Vân Đồn và huyện đảo. Trong đó, Vân Đồn được xác định là trung tâm của vùng du lịch này). Tuy nhiên, các yếu tố đó cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực như: Vị trí địa lý kéo dài, trọng yếu về QP- AN, Quảng Ninh vừa phải trở thành khu vực phòng thủ vững chắc, vừa phải đảm bảo sự hợp tác, phát triển và cạnh tranh với kinh tế quốc tế nên cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ cả về cơ cấu ngành (số lượng, giá trị các loại hình du lịch), cơ cấu vùng (bố trí, quy hoạch vùng du lịch) và cơ cấu thành phần kinh tế (sự phân bố, quy mô lao động, doanh nghiệp và vốn đầu tư du lịch); Địa hình đa dạng, có nhiều các đảo lớn nhỏ khác nhau, giáp Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển, đồng thời có sự giao thoa trên biển với địa phận lãnh thổ của Hải Phòng nên trên địa bàn Tỉnh cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp, khó lường, tạo không gian đa dạng cho các loại tội phạm, các đối tượng xấu hoạt động, ẩn náu, quấy rối và chống phá, gây ra nhiều khó khăn trong việc quy hoạch, quản lý kinh doanh, phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh; Khí hậu có sự thay đổi theo mùa và nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan (gió mùa Đông Bắc, bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt,..) nên ít nhiều gây ra những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng và doanh thu du lịch, tạo nên tính thời vụ theo mùa, gây trở ngại cho các hoạt động du lịch; Quảng Ninh vừa là vựa than lớn nhất Đông Nam Á, vừa là mảnh đất có nhiều tài nguyên du lịch nên việc phát triển song trùng cả ngành công nghiệp khai thác tài nguyên than đá (kinh tế nâu) và KTDL (kinh tế xanh) trong cùng một hệ sinh thái KT-XH sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, phát sinh nhiều xung đột nội sinh, không dễ giải quyết trong quá trình phát triển.
Về mặt tích cực, nhờ những tác động của xu hướng du lịch mới góp phần làm thay đổi cơ cấu loại hình du lịch, làm cho các sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn, số lượng du khách gia tăng, cơ cấu chi tiêu, mua sắm của du khách, phương thức quản lý và kinh doanh du lịch cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn,… Tuy nhiên, xu hướng du lịch mới cũng có những tác động tiêu cực đến cơ cấu KTDL, làm ảnh hưởng đến sự phân bố, quy hoạch cơ cấu vùng, tài nguyên thiên nhiên, môi trường; cơ cấu lao động - việc làm của người dân bị ảnh hưởng, thay đổi kéo theo nguy cơ gia tăng thất nghiệp, giảm thu nhập; các điểm đến, các công trình, di tích có nguy cơ bị hư hại, bị phá hủy cao do quá tải về sức chứa,…. Để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn Tỉnh, thời gian qua, Quảng Nam đã chú trọng bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực một cách chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả, nhất là nguồn nhân lực cho các DNDL, tiêu biểu như: các chính sách đào tạo tại chỗ, đào tạo lại, chính sách khuyến khích DNDL đào tạo lao động, khuyến khích thành lập các trường (nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học) và các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch trong Quyết định số 3577 ngày 14 tháng 10 năm 2016 của UBND Tỉnh Quảng Nam về cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho các chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020; Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam theo quyết định số 4314/QĐ-UBND, ngày 12 tháng 12 năm 2017;.
Trong đó, giai đoạn này, tổng vốn đầu tư vào thành phần kinh tế nhà nước luôn đạt ở mức ổn định, đạt 28.853 tỷ đồng (trung bình khoảng 4.122 tỷ đồng), tỷ trọng chiếm 19,4% tổng số vốn đầu tư vào ngành du lịch; vốn đầu tư vào thành phần kinh tế tập thể có số lượng và tỷ trọng nhỏ nhất, cả giai đoạn có tổng số vốn đạt 16.565 tỷ đồng (trung bình đạt 2.366 tỷ đồng), tỷ trọng chiếm 19,4% tổng số vốn đầu tư vào ngành du lịch; vốn đầu tư vào thành phần kinh tế tư nhân luôn có số lượng và tỷ trọng lớn nhất, cả giai đoạn đạt tổng 67.883 tỷ đồng (trung bình đạt 9.698 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng khoảng 46,9% tổng số vốn đầu tư vào ngành du lịch; vốn đầu tư vào thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ hai trong cơ cấu đầu tư, cả giai đoạn đạt 35.161 tỷ đồng (trung bình đạt 5.023 tỷ đồng), chiếm tỷ trọng khoảng 22,5% tổng số vốn đầu tư vào ngành du lịch.Từ thực trạng trên có thể thấy, KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự tham gia của đầy đủ các thành phần kinh tế, có nhiều chuyển biến tương đối tích cực, với số lượng và tỷ trọng phù hợp với tiềm năng, quy hoạch và định hướng xu hướng phát triển của Tỉnh và sự đóng góp của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vốn đầu tư thực hiện vào loại hình du lịch khám phá và nghỉ dưỡng trong giai đoạn này, tuy có số lượng và tỷ trọng tương đối cao (chiếm lần lượt 36,8% và 28,8% tổng số vốn đầu tư toàn ngành du lịch) nhưng còn nhiều bất cập về cơ cấu, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, chưa phản ánh được chủ trương thu hút vốn đầu tư và chính sách đãi ngộ, ưu đãi thực hiện đầu tư của các địa phương trong Tỉnh đối với ngành du lịch. Cơ cấu KTDL theo các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dù đã có nhiều ưu điểm, tích cực và dần đã trở nên hợp lý hơn nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập nêu trên. Những tồn tại đó phần nào đã chứng minh, cơ cấu về doanh thu, lao động và vốn đầu tư ở một số loại hình du lịch vẫn chưa thực sự hợp lý, tính hiệu quả chưa cao; các loại hình du lịch trên địa bàn vẫn chưa khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh và lợi thế sẵn có của Tỉnh nhà. Hạn chế của cơ cấu kinh tế du lịch theo vùng. Một là, sự phân bố và doanh thu của các loại hình du lịch giữa các vùng và trong nội vùng còn có sự chênh lệch, không đồng đều. Quảng Ninh là địa phương được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc ở nước ta. Thời gian qua, các loại hình du lịch đã được chính quyền các cấp, cùng các cơ quan chuyên môn quan tâm, đầu tư và được phân bố rộng khắp dựa trên điều kiện, tiềm năng khác nhau của mỗi vùng không gian du lịch. Tuy nhiên, ở các vùng và trong nội bộ mỗi vùng, sự phân bố của các loại hình du lịch chưa thực sự đồng đều; nhiều dòng sản phẩm du lịch phát triển chưa mạnh ở một số vùng, kéo theo doanh thu du lịch của các loại hình du lịch giữa các vùng còn thấp và có sự chênh lệch. Trong bốn vùng du lịch thì vùng 1 có cơ cấu loại hình du lịch đa dạng hơn cả, với nhiều sản phẩm phát triển mạnh, hiện đại và quy mô lớn. Tuy nhiên các sản phẩm ở nơi đây chưa thật sự phong phú, vẫn thiếu tính đặc trưng; các dịch vụ của nhiều sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, hiệu quả phục vụ chưa cao. tổng doanh thu du lịch toàn Tỉnh) nhưng nguồn thu không đều trong nội vùng, do chủ yếu doanh thu đến từ loại hình du lịch khám phá với trung tâm là Vịnh Hạ Long.
Liên tiếp trong các năm 2020 và 2021, cơ cấu doanh thu, lao động, doanh nghiệp và vốn đầu tư trong các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giảm sâu, có thời điểm "đóng băng" hoàn toàn, dẫn đến tốc độ tăng trưởng toàn ngành du lịch bị suy giảm mạnh, kéo theo các hoạt động du lịch bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh phải đóng cửa, người lao động phải chuyển qua làm các công việc khác, cơ sở lưu trú du lịch phải cắt hợp đồng với nhiều nhân viên làm việc lâu năm tại đơn vị, các chỉ số thống kê ngành du lịch Quảng Ninh tiếp tục giảm mạnh so với trước. Trong giai đoạn 2016-2022, với sự quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, cơ cấu KTDL trên địa bàn Tỉnh bước đầu đã vận hành, đạt được một số chỉ tiêu, yêu cầu đặt ra, như: cơ cấu loại hình du lịch với số lượng và tỷ trọng các sản phẩm thế mạnh chiếm ưu thế lớn; cơ cấu vùng được hình thành với bốn vùng du lịch, trong đó vùng 1 có nhiều loại hình du lịch mang thương hiệu của Tỉnh, vùng 2 phát triển các loại hình du lịch mang bản sắc dân tộc miền núi, biên giới và thương mại, vùng 3 đặc trưng là các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, vùng 4 gồm các loại hình gắn liền với sản phẩm du lịch biển đảo; cơ cấu thành phần vận động theo định hướng phát triển của bốn thành phần kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân luôn chiếm số lượng và tỷ trọng tuyệt đối, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có những đóng góp lớn vào sự phát triển của KTDL, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể vẫn là hai thành phần có vai trò quan trọng của ngành du lịch Tỉnh nhà.
Cần triển khai và ưu tiên phát triển các loại hình, các nguồn lực du lịch đồng bộ, theo tiềm năng, thế mạnh riêng của từng vùng du lịch, cả về chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chiều sâu; thực hiện việc phân vùng tái bố trí kinh doanh du lịch theo hướng khai thác lợi thế so sánh, đặc biệt là ở những địa phương thuộc các vùng còn nhiều tiềm năng về du lịch chưa được khai thác triệt để (như các huyện miền Đông của vùng 2, các huyện đảo, xã đảo của vùng 4), từ đó hình thành các vùng chuyên môn hóa gắn với lợi thế du lịch của từng vùng, địa phương trong Tỉnh, nhằm mang lại giá trị gia tăng cao. Nội lực của du lịch Quảng Ninh bao gồm: các giá trị tự nhiên như cảnh quan, khí hậu cho đến giá trị nhân văn như lối sống, trình độ lao động, sự mến khách, ứng xử thân thiện, cơ sở vật chất xã hội, nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật, tri thức và kinh nghiệm,… Đó đều là những nguồn lực rất cần thiết và hết sức quan trọng, cần được Tỉnh huy động tổng thể, hiệu quả cho quá trình cơ cấu lại KTDL trong thời gian tới, trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, hợp lý và cân nhắc lựa chọn những yếu tố nổi trội hơn để khai thác tối ưu lợi thế đó.
Vì vậy, để du lịch thông minh, du lịch số phát triển hơn nữa, tạo động lực thúc đẩy quá trình cơ cấu lại KTDL trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới thì cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các sở, ban ngành có liên quan cần tăng cường, đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động du lịch ở tất cả các điểm đến trên phạm vi, địa bàn toàn Tỉnh, không chỉ dừng ở các điểm đến du lịch lớn, vùng du lịch Hạ Long (vùng 1) mà trên phạm vi, quy mô và địa bàn rộng lớn hơn; đặc biệt là các điểm đến giàu tiềm năng du lịch nhưng chưa được du khách biết đến nhiều, các ứng dụng này phải thực sự hữu ích với nhu cầu của du khách nói riêng, ngành du lịch nói chung, như: ứng dụng các công nghệ hiện đại (trí tuệ nhân tạo, hình ảnh lập thể, thực tế ảo,…) trên cổng thông tin điện tử, trên các thiết bị điện thoại thông minh, máy tính, để hỗ trợ du khách trong lựa chọn, tự thiết kế lịch trình du lịch, gợi ý điểm đến, dự kiến kinh phí, thời gian di chuyển, tham quan,… để du khách có thể tự khám phá theo nhu cầu và điều kiện của bản thân. Vì vậy, để đảm bảo cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại KTDL, đồng thời góp phần xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch hiện đại vào năm 2030, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và các sở, ban ngành có liên quan trong Tỉnh cần thực hiện tốt một số nội dung như: Thứ nhất, tăng cường đề xuất và thực thi các chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực du lịch có trình độ cao, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ về công tác tại Tỉnh; Thứ hai, gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng, quy mô lớn hơn ở trong nước và nước ngoài; Thứ ba, tăng cường tổ chức tham quan học tập mô hình, kinh nghiệm trong và ngoài nước; Thứ tư, lựa chọn các cán bộ trẻ, có năng lực để đào tạo, bồ dưỡng tại nước ngoài để tạo nguồn cán bộ cho bộ máy quản lý du lịch; Thứ năm, thực hiện việc tự đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch trong các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; Thứ sáu, tăng cường thu hút các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, chuyên gia, công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Tỉnh;….