MỤC LỤC
Xác định một số yếu tố nguy cơ gây khuyết tật vận động ở giai đoạn trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Các kỹ thuật phục hồi: Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu, Ngôn ngữ trị liệu, Giáo dục đặc biệt, Đào tạo nghề và tìm kiếm công ăn việc làm, tăng thu nhập.
- Triển khai phục hồi chức năng ở mọi cơ sở điều trị và nơi có nguy cơ khiếm khuyết, giảm khả năng và tàn tật. - Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp thay thế với kỹ thuật thích nghi.
Ở các nước đang phát triển, nghiên cứu dịch tễ học khuyết tật vận động cũng được tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau [trích 36]: Okan và cộng sự (1995) nghiên cứu trẻ em dưới 06 tuổi tại Thổ Nhĩ Kỳ; Bundey và Sinha (1997) nghiên cứu về cộng đồng người theo đạo Hoi đe xác định yếu tố nguy cơ mắc khuyết tật vận động ở các cặp kết hôn cùng huyết thống. Nhóm tác giả Paulino AC và Fowler BZ đến từ trường Đại học Tổng họp Emory, Atlanta, USA đã xác định được yếu tố nguy cơ gây cong vẹo cột sống ở trẻ em với tình trạng u nguyờn bào thần kinh.
Theo Nelson và Ellenberg [trích 36]: Mẹ trên 35 tuổi, mẹ bị chậm phát triển trí tuệ, anh chị em ruột bị khiếm khuyết về vận động, mẹ bị động kinh và có tiền sử thai chết lưu đều là những yếu tố gia đình có liên quan đến khuyết tật vận động ở trẻ. Paroah (2001) nghiên cứu thấy thiểu năng trí tuệ do nồng độ hoocmon giáp trạng T4 của mẹ khi mang thai thấp hoặc thiếu lod trước khi thụ thai gây rối loạn di truyền và biệt hóa tế bào thần kinh vì lúc đầu tuyến giáp của thai chưa sản xuất ra hoocmon [28], [33].
Một số yếu tố ảnh hưởng đến giai đoạn trong khi sinh liên quan đến KTVĐ ở.
Tại các nước phát triển, xu thế giảm tỷ lệ trẻ bại não thể múa vờn theo thời gian có liên quan đến việc cho các bà mẹ có yếu tố Rh (-) uống Vitamin D khi mang thai, phát hiện sớm vàng da sơ sinh bệnh lý và điều trị sớm bằng chiếu đèn hay thay máu [trích 36]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây khuyết tật vận động ở trẻ dưới 06 tuổi hiện còn rất ít ỏi và là nhu cầu cấp bách nhằm đưa ra thông điệp hữu ích cho các bà mẹ và gia đình họ, cũng như các cơ quan y tế và ban ngành có liên quan, giúp cho việc dự phòng, cảnh báo và ngăn ngừa nguy cơ gây khuyết tật ở trẻ em.
Hiện chưa có số liệu cụ thể và chính xác về mức độ ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ con người nhưng nhiều bằng chứng từ nguồn nước ô nhiễm, có tiếp xúc hoá chất độc hại và vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo cho thấy môi trường đang ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, trực tiếp ảnh hưởng đến sức khoẻ của các bà mẹ và em bé. Trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã mở lớp đào tạo, tập huấn tại 8 tỉnh, thành phố phía Bắc là Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Hải Phòng, Bắc Giang để giúp các bác sĩ tại các đơn vị này cập nhật kỹ năng, kiến thức, giúp họ nhận biết và sàng lọc thai nhi bị dị tật sớm và tốt hơn.
- Nhóm bệnh được lấy từ danh sách khám sàng lọc của Bệnh viện huyện Hoài Đức, Trường ĐHYTCC Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương kết hợp tiến hành tại huyện Hoài Đức tháng 12 năm 2006. * Chọn nhóm bệnh: một số đặc điểm dịch tễ (tuổi, giới, mức độ, phân loại) và lâm sàng của trẻ KTVĐ được lấy tại kết quả khám sàng lọc của Bệnh viện huyện Hoài Đức và Trường ĐHYTCC Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tiến hành năm 2006. + Giai đoạn 3: Tiến hành nghiên cứu hồi cứu bằng cách phỏng vấn 116 bà mẹ có trẻ KTVĐ và 232 bà mẹ có trẻ không KTVĐ do nghiên cứu viên chính và các.
- Vàng da sơ sinh là bất thường nếu vàng da xuất hiện sớm ngay từ ngày thứ 2 sau sinh, vàng đậm và kéo dài, có hoặc không kèm theo dấu hiệu thần kinh (bỏ bú, tím tái, co giật..).
Gia đình có ông bà, cô dì, chú bác hoặc bố mẹ anh chị em mắc các bệnh Liệt, Bại não, Động kinh. Tỷ lệ có người trong gia đình bị mắc bệnh: Liệt, Bại não, Động kinh.
- Nghiên cứu này góp phần giúp cho cơ quan y tế đưa ra một số giải pháp dự phòng khuyết tật vận động phù họp, góp phần làm giảm tỷ lệ tàn tật tại địa phương trong tương lai, giảm gánh nặng kinh tế - xã hội cho gia đình và cộng đồng. - Dự án: “Thử nghiệm mô hình quản lý thông tin và giáo dục trẻ khuyết tật dưới 06 tuổi” do Trường Đại học YTCC Hà Nội tiến hành dưới sự tài trợ của Đại sứ quán New Zealand đang được triển khai tại 20 xã, thị trấn trên toàn địa bàn huyện Hoài Đức. - Việc khám, xác định, chẩn đoán sàng lọc và phân loại trẻ khuyết tật có độ tin cậy cao, được tiến hành đúng quy trình dưới sự giúp đỡ của các bác sỹ lâm sàng PHCN Nhi khoa nhiều kinh nghiệm đến từ Trường ĐHYTCC Hà Nội và Bệnh viện Nhi Trung ương (thảng 12/2006).
- Là một nghiên cứu bệnh chứng cho nên chắc chắn sẽ gặp những sai số như sai số chọn (sai sổ chẩn đoán, sai số từ chổi hoặc không trả lời), sai số nhớ lại và sai số phân loại (sai sổ do việc phân loại đối tượng nghiên cứu, đánh giá tĩnh trạng bệnh).
Nguy cơ KTVĐ của những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ bị ho, sốt chảy mũi (cúm) 3 tháng đầu mang thai cao gấp 4,87 lần những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ không bị ho, sốt chảy mũi. Nguy cơ mắc KTVĐ của những đứa trẻ mẹ có tiền sử bệnh KTVĐ, CPTTT, tâm thần, động kinh cao gấp 4,11 lần những đứa trẻ mẹ không có tiền sử KTVĐ CPTTT, động kinh. Nguy cơ mắc bệnh của những đứa trẻ sinh ra từ những người bố uống rượu thường xuyên cao gấp 1,24 những đứa trẻ sinh ra từ những ông bố hiếm khi, không uống rượu.
Những đứa trẻ sinh ra trong trường hợp các bà mẹ có chuyển dạ kéo dài có nguy cơ mắc KTVĐ cao gấp 3,34 lần những đứa trẻ sinh ra trong trường hợp các bà mẹ không có chuyển dạ kéo dài.
Và khi xem xét tuổi là yếu tố nhiễu hay thay đổi tác động của các mối liên quan sau này, nghiên cứu viên chỉ xem xét ở 2 nhóm này. Ồng bố có học vấn từ cấp I trở xuống, con sinh ra có nguy cơ mắc KTVĐ cao gấp 2,04 lần những ông bố có học vấn ở nhóm từ cấp II trở lên. Khả năng mắc KTVĐ của trẻ khi người bố tiếp xúc với hoá chất (phóng xạ) cao gấp 2,27 lần những trường hợp bố không tiếp xúc với hoá chất hay phóng xạ.
Nguy cơ mắc KTVĐ khi gia đình hay họ hàng có tiền sử nhiễm chất độc màu da cam gấp 4,62 lần những trường hợp gia đình hay họ hàng không có người mang tiền sử nhiễm chất độc màu da cam.
Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng và tác động do hóa chất độc hại hay phóng xạ đến người bố với tình trạng KTVĐ ở trẻ là không hề đơn giản và cần nhiều nguồn lực để có thể đưa ra một đo lường chính xác cũng như nghiên cứu có chiều sâu, đòi hỏi nhiều kinh phí hơn. Một trong những vấn đề cần được ưu tiên của ngành y tế địa phương tại địa bàn nghiên cứu là áp dụng các biện pháp cụ thể để nâng cao kiến thức chuyên môn về Sản - Nhi cho cán bộ y tế xã, huyện; tăng cường nhận thức của bà mẹ và truyền thông về các yếu tố nguy cơ khi mang thai. Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn Sản - Nhi (siêu âm, phương pháp sàng lọc sơ sinh..) dựa trên kết quả khảo sát về kiến thức, các yếu tố nguy cơ, từ đó giúp cán bộ y tế cơ sở phát hiện sớm các nguy cơ phơi nhiễm: trước, trong và sau khi sinh ở trẻ dưới 06 tuổi và giúp cho các bà mẹ nhận được tư vấn phù họp.
Nguyễn Văn Thắng, Phạm Duy Tường và Nguyễn Thanh Tuấn (2000), Tĩm hiểu một số yếu tố nguy cơ liên quan đến xuất huyết não - màng não do thiếu Vitamin K ở trẻ nhỏ, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học năm 2000, Viện Nhi Quốc gia, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr.