MỤC LỤC
Để chứng minh được điều này, PGS.TS Chu Quang Trứ đã nói rằng “ … Trong nhiều di chỉ thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, chúng ta được chứng kiến những hình nghệ thuật đầu tiên, đó là những đồ gốm văn in khắc chìm, những đồ vật được tô màu đỏ, những viênn cuội có khắc vạch ở động Ky, hang Na- ca( ở Thái Nguyên), làng Bon( ở Thanh Hoá), mũi dùi xương có trang trí ở Lam Gan( Hoà Bình)… và đặc biệt là hình khắc nhóm mặt người và mặt thú trong hang Đồng Nội( ở Hoà Bình), tượng người đàn ông ở Văn Điển( Hà Nội)…”.[51 ; 252]. Ví dụ như hình ảnh cặp trai gái đang giã gạo chung một cối trên mặt trống Ngọc Lũ( ở Hà Nam) hay mặt trống Hoàng Hạ( ở Hà Tây), chỉ được khắc bằng mấy nét hết sức cô đọng, kết hợp với bút pháp cách điệu mang tính ước lệ cao các nghệ nhân xa xưa đã làm cho chúng ta thấy và cảm nhận được chất tươi mát, nét duyên dáng của tuổi trẻ… Khi nghiên cứu các hoạ tiết hoa văn trang trí trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng Đông Sơn, các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng khả năng tư duy hình tượng và tạo hình của những “nghệ nhân nguyên thuỷ” đã đạt được đến trình độ cao, cụ thể như hình tượng chim cò, muông thú và hình người được thể hiện bằng những nét khái quát, đơn giản nhưng lại vô cùng tinh xảo, mang đậm tính dân tộc.
Với những nhận định hết sức tinh tế, nhà nghệ thuật Nguyễn Anh Trứ cho rằng “ hoa văn là một trong các yếu tố cơ bản của phần lớn các tác phẩm kiến trúc và nghệ thuật thực dụng, nó là sự kết hợp của những đường nét và điểm có màu sắc, được trình bày trên các mặt tường hay trên đồ vật bằng cách vẽ, khắc, chạm, trổ… Nhưng đồng thời hoa văn cũng là một loại hình nghệ thuật độc lập khi nó được trang trí trên thảm, vẽ trên một tấm gỗ hay dệt ở trên vải…”.[50 ;10] Như vậy, có thể thấy rằng tác giả đã rất quan tâm và coi trọng những đường nét hoa văn trang trí trên các đồ dùng, vật dụng. Nói về nguồn gốc của nghệ thuật hoa văn, các nhà nghiên cứu nghệ thuật đã chỉ ra rằng “ Quá trình sáng tạo mang sắc thái cá nhân ấy trong nghệ thuật hoa văn đã bắt đầu từ lâu…” Ngay từ cuối thế kỉ XIX, nhóm hoạ sỹ lớn nhất của nước Nga Xô Viết như Va- xnê- txop, Xê- rôp, Rê- pin, Vru- ben, Po- lê- nôp, Oxtrê-u- khôp…đã kết hợp với nhau và xây dựng được cả một xí nghiệp sản xuất vật phẩm trang trí bằng những hoa văn theo mẫu vẽ của họ tại khu vực A- bram-txep ở gần Mat-xcơ- va; hay như ở nước Pháp, người hoạ sỹ nổi tiếng Picasso cũng đã tổ chức một xí nghiệp với những sản phẩm được trang trí bằng những hoạ tiết hoa văn.
Còn theo tiếng La- tinh thì cắt dán tranh được gọi là “applicatio”- tức là sắp xếp, đặt lên- đó là phương pháp tạo nên hình ảnh nghệ thuật từ những hình mảng có hình thù khác nhau được tạo ra từ một loại vật liệu nào đó và dán lên hay khâu lên nền( là mặt phẳng )thích hợp…Tranh xé- cắt- dán là một loại hình được thể hiện bằng phương pháp xé, cắt, dán, trên cơ sở mầu sắc vốn có của chất liệu mà người thể hiện lựa chọn cho phù hợp với ý đồ và đối tượng được thể hiện. Đại diện tiêu biểu của trường phái này là các nghệ sỹ nổi tiếng như Henri Matisse( Pháp), Pablo Picatso( Tây Ban Nha), Joan Miro( Tây Ban Nha)…họ đã phát triển thể loại tranh cắt dán giấy từ những cảm xúc về màu sắc và phong cách biểu hiện của tranh trang trí một cách đơn giản, hồn nhiên, thoải mái, không câu nệ và chau chuốt về hình, không câu nệ về không gian xa gần, sáng tối… Chính kĩ thuật này đã cho phép các hoạ sỹ tạo ra những cái đẹp ngẫu nhiên khi kết hợp giữa các mảng giấy màu với những nét vẽ tay.
Nội dung của HĐTH chính là con đường để dẫn dắt trẻ nhanh chóng hoà nhập vào xã hội xung quanh, nhanh chóng trở thành một thành viên của xã hội bởi vì tất cả những gì trẻ phản ánh trong sản phẩm tạo hình là những sự vật, hiện tượng gần gũi trong thiên nhiên, trong cuộc sống xung quanh; là tất cả những gì làm trẻ rung động, suy nghĩ… và cũng là tất cả những gì gợi cho trẻ có những tình cảm yêu, ghét… Khi đựơc tham gia vào các HĐTH, với mong muốn tạo ra cho bản thân mình và cho những người yêu thương xung quanh, trẻ sẽ được trải nghiệm những cảm xúc đặc biệt như: tình yêu thương, lòng mong muốn được làm điều tốt cho người khác… tất cả những cái đó chính là điều kiện để hình thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, thói quen chia sẻ, quan tâm chăm sóc tới người khác và hình thành các kĩ năng giao tiếp xã hội cho trẻ. Qua hoạt động tạo hình trẻ còn được rèn luyện cả về mặt tâm lí cũng như tâm thế để sẵn sàng bước vào trường phổ thông như hình thành ở trẻ lòng ham học, mong muốn hiểu biết những điều mới, học được cách học tập một cách có tổ chức và có mục đích, biết lắng nghe… Điều quan trọng trong việc rèn luyện về mặt tâm lí cho trẻ bước vào trường phổ thông là giáo dục cho trẻ biết điều khiển hành vi và những ước muốn của mình, biết đặt lợi ích công việc lên trên những ước muốn cá nhân, biết từ chối những ước muốn để thực hiện những hoạt động cần thiết.
Với những xúc cảm vốn có của bản thân cùng với vẻ đẹp mang đậm tính dân tộc của các hoạ tiết hoa văn trên trang phục hay trên đồ dùng của một số dân tộc thiểu số có thể làm cho trẻ mẫu giáo- đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi- thích thú với cách sắp xếp theo nhịp điệu và mong muốn được thể hiện lại theo sự sáng tạo của bản thân. Nếu như mầm mống của tư duy được xuất hiện ngay từ cuối tuổi ấu nhi thì sang đầu tuổi mẫu giáo( 3 tuổi) tư duy của trẻ có một bước ngoặt quan trọng, đó là sự chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất đó là việc chuyển những hành động định hướng bên ngoài thành những hành động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm.
Đối với trẻ nhỏ( 2- 3 tuổi) thì dường như việc lựa chọn nội dung miêu tả cho “tác phẩm nghệ thuật” của mình dường như không mấy quan trọng, chúng có thể làm bất cứ cái gì chúng muốn mà không cần để ý xem cô giáo đang yêu cầu làm gì, ví dụ như cô giáo đang yêu cầu và hướng dẫn chúng vẽ hoặc xếp dán những hạt mưa rơi nhưng chúng lại say sưa thể hiện một ý tuởng khác mà không cần làm theo sự chỉ dẫn của cô giáo. Không chỉ thông qua các hoạt động xếp dán tranh mà cần thông qua tất cả các hoạt động khác ở trường mầm non để tạo điều kiện cho trẻ được làm quen với các khái niệm trong không gian và sự sắp xếp không gian như: ở giữa, xung quanh, ở góc, phía dưới, phía trên, phía phải, phía trái… Hơn nữa, cần củng cố và mở rộng hiểu biết cho trẻ các chuẩn cảm giác về hình, màu, kích thước…, bắt đầu cho trẻ tập làm quen với một số dạng bố cục, cảm nhận nhịp điệu của sự sắp xếp như bố cục theo hàng hay bố cục dàn khắp mặt phẳng…Ở lứa tuổi này chúng ta không nên dừng lại ở việc yêu cầu trẻ dán các hình đã cắt sẵn mà cần phải cho trẻ nhỏ làm quen với cả kĩ năng xé và dán như chúng ta có thể hướng dẫn trẻ xé bằng vận động thô( xé bằng cả bàn tay).Những giờ học cắt- xé dán trang trí sẽ phát triển ở trẻ cảm giác về sự nhịp nhàng đối xứng.
Nếu như tranh xếp dán theo mẫu hay theo đề tài cần thực hiện theo những mẫu, những đề tài đã có sẵn; tranh xếp dán theo ý thích được phép tự do trong việc lựa chọn hoạ tiết hay cách sắp xếp bố cục… thì tranh xếp dán trang trí cần tuân thủ theo một bố cục trang trí nhất định nhưng lại có thể được phép lựa chọn hay sáng tạo các hoạ tiết riêng. Với những cách sắp xếp bố cục trang trí như: sắp xếp đối xứng qua một trục; sắp xếp nhắc lại các hoạ tiết hay sắp xếp xen kẽ các hoạ tiết…- đây là những kiểu bố cục phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, đồng thời, khi nghiên cứu về các mẫu hoa văn của một số dân tộc thiểu số chúng tôi cũng thấy rằng các dạng bố cục trang trí này cũng thường xuyên được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật của người lớn, kể cả trong những cách trang trí những vật dụng, đồ dùng hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là của các dân tộc miền núi.