MỤC LỤC
Để điều chỉnh được mức độ lạm phát, các nền kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam thường tăng lãi suất cho vay, vì thế nếu không lường trước được lạm phát dẫn đến việc các ngân hàng điều chỉnh lãi suất không kịp thời thì có khả năng làm chi phí ngân hàng tăng nhanh hơn doanh thu ngân hàng và gây ra tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Bài nghiên cứu bảo gồm 8 biến được rút ra từ các tài liệu ngân hàng làm đại diện cho các yếu tố vĩ mô và nội bộ ngân hàng như tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng (NPLTL), tỷ lệ an toàn vốn (CAR), tính thanh khoản (LIQD), đa dạng hóa thu nhập (INDIV), quy mô ngân hàng (SIZE), hoạt động phi truyền thống (OFBSTA), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GGDP), yếu tố lạm phát (INFLR) và một biến được coi là thước đo lợi nhuận, tức là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA).
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng tác giả dự kiến sẽ sử dụng mô hình nghiên cứu của Đậu Thùy Trang (2019) để đưa ra mô hình thực nghiệm. Các biến độc lập là CPI, GDP, LQR, NPL, OC, CAP, SIZE đại diện cho các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của kinh doanh ngân hàng. GDPt: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam tại năm t LQRit: tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng i tại năm t.
CAPit: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng i tại năm t OCit: chi phí hoạt động của ngân hàng i tại năm t NPLit: tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i tại năm t.
Theo nghiên cứu thực nghiệm của Putri & Dewi (2017), khả năng sinh lời của một ngân hàng không chỉ được nhìn thấy từ việc tăng số lượng lợi nhuận và tổng tài sản mỗi năm, mà khả năng sinh lời được nhìn thấy từ cách quản lý và xây dựng chính sách kinh doanh để tất cả các tài sản được sử dụng một cách hợp lý nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Trong hầu hết các nghiên cứu liên quan trước đây, các tác giả sử dụng yếu tố vĩ mô là CPI đa số đều cho kết quả CPI có hướng tác động tích cực đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng, do tỷ lệ lạm phát giúp ngân hàng có hướng chuẩn bị về thay đổi lãi suất cho vay và huy động phù hợp. Kết quả nghiên cứu của Istiqomaha & cộng sự (2021); Athanasoglou & cộng sự (2008) cho thấy quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của kinh doanh ngân hàng vì quy mô của ngân hàng có thể cải thiện hình ảnh của ngân hàng và có thể thu hút nhiều khách hàng để tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng khi quy mô ngân hàng đã trở nên cực kỳ lớn thì thể hiện ảnh hưởng tiêu cực giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận kinh doanh do chi phí đại diện, quy trình quan liêu và các lý do khác theo Dietrich & Wanzenried (2009).
Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo thường niên được công khai minh bạch của 22 ngân hàng TMCP trong giai đoạn 2012-2022. Việc kiểm tra các giả định này thực hiện thông qua việc kiểm tra các khuyết tật xảy ra trong mô hình như: hiện tượng đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định hiện tượng tự tương quan, kiểm định hiện tượng nội sinh. Nếu hệ số VIF giao động từ 5<VIF < 10 thì có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến tuy nhiên không quá nghiêm trọng, có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách bỏ biến có chỉ số VIF chứng tỏ biến đã bị đa cộng tuyến.
Kiểm định Arellano-Bond: khi thực hiện hồi quy theo phương pháp GMM, tác giả sử dụng kiểm định Arellano-Bond để kiểm tra hiện tượng tự tương quan của mô hình.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả chạy STATA Kết quả hồi quy từ mô hình Pooled OLS cho thấy các biến OC, SIZE có sự tương quan với biến phụ thuộc, cả hai biến đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc ROE ở mức ý nghĩa 1%. Nguồn: Tác giả tổng hợp Dựa trên bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu hồi quy FGLS cho thấy, với mô hình biến phụ thuộc ROA các yếu tố có tác động cùng chiều là CPI, LQR, CAP, SIZE, ngược lại các yếu tố có tác động ngược chiều là OC, NPL, bên cạnh đó GDP không có ý nghĩa thống kê đối với ROA. Kết luận trong nghiên cứu của Almazari (2014), khi các ngân hàng có yếu tố vốn chủ sở hữu cao sẽ là tấm đệm vững chắc đảm bảo các hoạt động kinh doanh ngân hàng diễn ra trong điều kiện kinh tế không ổn định, tiếp đến là tạo được sự uy tín trong mắt khách hàng và thu hút các nhà đầu tư.
Kết quả trên cũng phù hợp với giả thuyết tác giả đề ra, tương tự trong nghiên cứu của Athanasoglou & cộng sự (2005) cũng cho rằng có một mối quan hệ ngược chiều giữa chi phí hoạt động và lợi nhuận ngân hàng, vì khi không có chính sách hoạt động cân đối giữa quản lý chi phí với doanh thu hoạt động sẽ làm gia tăng các chi phí không thật sự cần thiết, không tận dụng hiệu quả nguồn lực khiến hiệu quả kinh doanh suy giảm đáng kể. Nguyễn Kim Huế và cộng sự (2022) đã kết luận rằng "có mối quan hệ tiêu cực giữa quản lý chi phí hoạt đông và lợi nhuận kinh doanh, vì khi chi phí tăng cao, cho thấy ngân hàng chưa thật sự kiểm soát tốt chi phí, làm giảm lợi nhuận ngân hàng". Sau khi thảo luận về kết quả nghiên cứu, tác giả cho thấy biến quy mô ngân hàng trùng khớp với giả thuyết của tác giả đề ra, khi gia tăng quy mô ngân hàng thì lợi nhuận kinh doanh ngân hàng cũng sẽ được cải thiện.
Trong khi các ngân hàng đang dần kiểm soát được tỷ lệ nợ xấu tồn động thì đại dịch Covid-19 kéo dài làm ngưng trệ hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả dẫn đến nợ xấu và dự kiến còn tiếp tục nghiêm trọng hơn trong thời gian tới. Trong thời đại công nghệ được ứng dụng mạnh mẽ, ngân hàng cần nhanh chóng đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các khâu để xử lý nghiệp vụ nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng diễn ra một cách khoa học, chuyên nghiệp, đơn giản hóa quy trình và tiết kiệm chi phí nhân viên. Để làm tăng quy mô của một ngân hàng, các nhà lãnh đạo thường sẽ tăng vốn chủ sở hữu lên bởi vì nó sẽ làm tăng sự uy tín của ngân hàng, giúp các hoạt động ngân hàng được diễn ra một cách hiệu quả mặc dù bên ngoài tình hình kinh tế thị trường tài chính đang có nhiều biến động.
Để đảm bảo hoạt động góp vốn diễn ra hiệu thì quả ngân hàng nhà nước và bản thân ngân hàng TMCP được góp vốn cần phân tớch rừ tỡnh hỡnh tài chớnh của bờn gúp vốn, trỡnh độ quản lý của bờn gúp vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng diễn ra an toàn.
Để khắc phục tình trạng nợ xấu đòi hỏi ngân hàng nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, tăng cường giám sát công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đảm bảo tỷ lệ thanh khoản tạo dựng hệ thống ngành ngân hàng ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước đang phát triển, trong quá trình hội nhập và tìm kiếm cơ hội đầu tư dẫn đến các Luật về kinh tế, các chính sách của ngân hàng vẫn chưa đồng bộ và tồn tại nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động ngân hàng. Ngân hàng nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách cởi mở hơn đối với các nhà đầu tư ở cả bên trong và ngoài nước để các ngân hàng TMCP kêu gọi vốn từ bên ngoài nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh.
Cho nên để khắc phục những điểm còn chưa hoàn thiện trong bài nghiên cứu tác giả đã đề xuất các ý kiến như mở rộng phạm vi không gian và thời gian để bài nghiên cứu có thể bao quát được rộng hơn và cho ra kết quả đáng tin cậy hơn.