Đánh giá rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sông Cầu

MỤC LỤC

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

+ Do thiếu thông tin về phía khách hàng hoặc cán bộ tín dụng không kiểm tra xem xét kỹ lưỡng hồ sơ xin vay, không thu thập đầy đủ những thông tin nhất là những thông tin từ các nguồn bên ngoài doanh nghiệp để có thể đối chiếu với những thông tin mà khách hàng cung cấp. + Do cán bộ có trình độ thấp, thiếu kiến thức chuyên môn để có thể phân tích các thông tin, từ các bảng biểu tài chính của Doanh nghiệp, từ những cuộc thăm dò giám sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp dẫn đến việc đánh giá không chính xác khả năng tài chính của Doanh nghiệp.

Các biện pháp bảo đảm tín dụng

- “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà Các Sở, Công ty, Chi nhánh cấp I, cấp II, cấp III, phòng giao dịch có dư nợ chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do NHNo & PTNT nơi cho vay đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng NHNo & PTNT nơi cho vay có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại. + Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được Ngân hàng nơi cho vay đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN SÔNG CẦU

Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu

  • Vài nét về sự hình thành, phát triển và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu

    Trong mấy năm gần đây tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến khá phức tạp, đầu năm nắng hạn kéo dài làm khô hạn, gần về các tháng cuối năm mưa bão liên miên đã gây hại nặng nề cho sản xuất, đời sống của nhân dân và cơ sở hạ tầng của huyện, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Hệ thống ngân hàng chuyển sang hoạt động theo cơ chế 2 cấp song song với sự ra đời của NHNo&PTNT Tỉnh Phú Yên ngày 01/07/1989 (tách tỉnh Phú Khánh thành 2 Tỉnh Khánh. Hoà và Phú Yên) ngân hàng Sông Cầu được gắn một cái tên mới là NHNo huyện Sông Cầu và sau đó đổi thành NHNo&PTNT cho đến ngày nay.

    Giám đốc

    • Thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu

      Cho thấy NQH toàn chi nhánh năm 2010 giảm nhưng NQH trung hạn lại tăng, nguyên nhân vì: ngân hàng cho vay trung hạn hộ sản xuất đặc biệt là cho vay ngư nghiệp đánh bắt xa bờ như đánh bắt cá ngừ đại dương nhưng thời tiết năm 2010 cũng không thuận lợi, ảnh hưởng của những cơn bão làm người dân của huyện không dánh bắt xa bờ được => không có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng => NQH trung hạn gia tăng qua các năm. Nguyên nhân DSCV năm 2010 giảm vì các doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất chưa có nhu cầu đầu tư để mở rộng qui mô vì thị trường biến động, mặt khác giá lương thực thực phẩm lên xuống thất thường, đồng thời một số doanh nghiệp tư nhân năm 2009 đã vay để mua phương tiện vận tải hành khách và vận tải hàng hóa năm 2010 chỉ tu sữa lại nên năm 2010 nhu cầu vay của ngành này giảm. Như vậy: dư nợ khó đòi ngày càng tăng nguyên nhân là do các hộ nông dân vay để trồng lúa trong khi giá lúa tăng không đáng kể nhưng chi phí tăng như giá cả các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu đều tăng nên lợi nhuận người nông dân thu được chưa cao; hơn nữa sản xuất lương thực, cây cảnh, rau màu vùng ven đô thị đem lại hiệu quả thấp và các dịch bệnh xảy ra thường xuyên nên NQH khó đòi tăng qua 3 năm.

      - Mở rộng việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng có tín nhiệm, nhất là cho vay đến 30 triệu đồng đối với các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi làm ăn có hiệu quả, dự án vay vốn tốt như nuôi tôm hùm, tôm sú, nuôi bò lai… tạo được sự đồng tình của dư luận xã hội và của các cấp chính quyền, giải quyết tốt hơn nhu cầu vốn cho sản xuất. Ngoài ra đã tập trung đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh lớn, phục vụ cho công nghiệp chế biến, thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, tập trung đầu tư phát triển kinh tế vùng biển, chú trọng nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm lồng theo hướng thâm canh, nâng cao năng lực đánh bắt để tăng sản lượng xuất khẩu có hiệu quả, tăng thu nhập cho nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong toàn địa phương. * Cần có sự nhạy cảm, sáng tạo trong công tác điều hành đối với những diễn biến phức tạp của cơ chế thị trường, những thay đổi về chủ trương, chính sách, giữa lý luận và thực tiễn, sự hội nhập với nền kinh tế thế giới, những nhu cầu thông tin về thị trường, về tình hình kinh tế thế giới để kịp thời vận dụng một cách hợp lý các quy định, cơ chế cho vay nhằm đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trong địa phương.

      Bảng 2.1  : Tình hình cho vay, thu nợ theo thời gian qua 3 năm 2008– 2010 tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu
      Bảng 2.1 : Tình hình cho vay, thu nợ theo thời gian qua 3 năm 2008– 2010 tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu

      GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

      * Xây dựng nội bộ đoàn kết, thống nhất, phát huy đầy đủ, đúng đắn quy chế dân chủ, đồng thời đảm bảo điều hành có kỷ cương, kỷ luật, đúng Pháp luật. Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ, phát hiện, xử lý kịp thời các sai soát, không tránh né, hữu khuynh.

      TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN SÔNG CẦU

      • Giải pháp hạn chế rủi ro tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu
        • Kiến nghị

          - Hàng tháng, hàng quý chi nhánh tổ chức phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phân tích tài chính tìm những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả tài chính, hiệu quả kinh doanh để có biện pháp, giải pháp điều chỉnh kịp thời, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, chống lãng phí, có biện pháp điều hành lãi suất đảm bảo chênh lệch đầu vào và đầu ra, đảm bảo có đủ chi phí hợp lý theo chế độ, chi phí trích lập rủi ro và lợi nhuận theo kế hoạch được giao. - Chi nhánh NHN0& PTNT Huyện Sông Cầu chấp hành tốt các cơ chế nguyên tắc tín dụng, chú trọng đến công tác thẩm định đối với từng dự án, từng khách hàng, Ngân hàng chỉ thực hiện đầu tư vốn khi xác định khách hàng làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khả năng trả nợ khi đến hạn, trường hợp phát hiện dấu hiệu tài chính không lành mạnh từ phía người vay thì cần phải có biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời. Chi nhánh NHN0&PTNT huyện Sông Cầu nâng cao chất lượng bằng cách tiến hành phân tích ra nhiều loại trên cơ sở đó đề ra các chiến lược cho vay phù hợp với khách hàng, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, cán bộ tín dụng phải đi tìm dự án đầu tư, tức là tìm kiếm khách hàng trên cơ sở đó để đầu tư đúng nguyên tắc trong quan hệ vay trả.

          Đó là phẩm chất đạo đức kinh doanh, tính trung thực trong quan hệ kinh tế, tính nghiêm túc trong việc chấp hành các luật lệ của Nhà nước, phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết đối với các khoản vay, phải đảm bảo nguyên tắc xây dựng được phương án dự phòng trả nợ, phương án này có thể là sự chủ động của Ngân hàng đặt ra nhằm yêu cầu người vay tìm đủ các điều kiện để áp dụng, sự chủ động này có tác dụng rất lớn để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Cần chú trọng củng cố và tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong từng nghiệp vụ của đơn vị nhất là nghiệp vụ tín dụng nhằm phát hiện kịp thời các tồn tại, các thiếu sót phát sinh, hạn chế thấp nhất các vi phạm về cơ chế, nguyên tắc tín dụng, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực để góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng tại NHNo&. Vì vậy, để quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay về cơ bản và lâu dài của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Sông Cầu, cần phải thường xuyên đo lường rủi ro tín dụng, thận trọng trong công tác thẩm định dự án, lấy đó làm tiêu chuẩn chính để quyết định cho vay vốn vì đây là vấn đề quan trọng nhằm hạn chế được rủi ro, bảo toàn vốn và phát triển sản xuất kinh doanh của Ngân hàng.

          CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

          BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG – KHOA NGÂN HÀNG.