MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển năng lực của Hiệu trưởng trường THPT công lập tự chủ tài chính, đề xuất được khung năng lực quản trị nhà trường.
- Hoạch định: chức năng này liên quan đến việc phát triển năng lực quản lý của hiệu trưởng để lập kế hoạch và tổ chức hiệu quả các khía cạnh khác nhau của quản lý trường học, bao gồm lập kế hoạch tài chính, phân bổ nguồn lực, phát triển chương trình giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa. Tiếp cận phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng trường THPT công lập tự chủ tài chính cần tập trung vào các bước: (1) Nghiên cứu về khái niệm, ý nghĩa của tự chủ tài chính trong giáo dục và bối cảnh đổi mới; (2) Phân tích, đánh giá năng lực quản trị hiện tại của hiệu trưởng để xác định các lĩnh vực.
Quản trị nhà trường phải luôn gắn với tinh thần “tự chủ” của cơ sở giáo dục, quản trị nhà trường là quá trình tổ chức, vận hành, kiểm soát hoạt động của trường nhằm đạt được mục tiêu quản trị một cách tối ưu nhất và thường gắn liền với xây dựng, tập hợp hệ thống quy tắc, luật lệ, hệ thống khen thưởng, kỉ luật trong nhà trường; xác định các mối quan hệ về thẩm quyền, quy định, cách thức tổ chức và khuyến khích sự đồng thuận với các chính sách đã được ban hành. Theo tác giả Trần Thị Mai Phương [27] thì đưa ra một cách tiếp cận khác trong quản trị nhà trường đó là gắn quản trị nhà trường và hiệu quả công việc dựa trên chỉ số đánh giá KPI (Key Performance Indicator) trong đó nhà quản trị hướng dẫn và kiểm soát từng công việc trong nhà trường thông qua bản mô tả công việc, hướng dẫn thực hiện công việc và các kết quả cần đạt được của từng công việc đi kèm với thời hạn thực hiện công việc đó.Tác giả đã đưa ra định nghĩa: Quản trị nhà trường phổ thông là hoạt động chỉ đạo, giám sát một cách hiệu quả của Lãnh đạo nhà trường (đứng đầu là hiệu trưởng) thông qua hệ thống quản trị vận hành trong.
Hội đồng trường quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của nhà trường; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của nhà trường; quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng cần quản trị được công tác vận hành nhà trường, công tác tuyển sinh, marketing, truyền thông… Quản trị vận hành nhà trường là việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát các dữ liệu liên quan tới các dịch vụ học đường, cơ sở vật chất, công tác vận hành bếp ăn, y tế học đường, xe bus của học sinh, mua văn phòng phẩm học tập, đồng phục học sinh, nguyên vật liệu phục vụ giảng dạy của giáo viên, các đơn hàng, hợp đồng với đối tác, quản trị tồn kho, công tác bảo vệ, an ninh, vệ sinh trường học… Quản trị vận hành là chức năng tổng hợp, kết hợp, tối ưu hóa tất cả các hoạt động hỗ trợ cũng như việc phối hợp với các chức năng khác như tài chính, marketing, công nghệ thông tin, tuyển sinh… Mục tiêu sâu sa của quản trị vận hành được hiểu là giảm chi phí nhưng tăng chất lượng và hiệu quả dịch vụ.
Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT [1]: Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới”. Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Công văn 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 3 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong CTGDPT và Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về thẩm định tài liệu giáo dục địa phương và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Năng lực quản trị mối quan hệ ứng xử trong và ngoài nhà trường Để triển khai các nội dung phát triển năng lực quản trị nhà trường cho đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính thì cần phải dựa trên Khung năng lực quản trị nhà trường với 6 tiêu chuẩn và 31 tiêu chí biểu hiện năng lực thực hiện. Khung năng lực quản trị nhà trường của đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ trong bối cảnh đổi mới giáo dục sẽ khác với khung năng lực hiệu trưởng hiện hành bởi vì mô hình tự chủ tài chính và đòi hỏi vai trò và năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng được phát triển theo giá trị: chuyên nghiệp và hiệu quả trong từng lĩnh vực quản trị nhà trường.
Các điều kiện đáp ứng công tác bổ nhiệm, luân chuyển CBQL nói chung và đặc biệt là hiệu trưởng đối với các trường THPT công lập tự chủ cần có các điều kiện đảm bảo như: năng lực quản trị nhà trường, kinh nghiệm quản trị nhà trường ít nhất là 3 nhiệm kỳ trở lên để ổn định hoạt động của bộ máy tự chủ thậm chí sẽ cần có chính sách riêng cho công tác bổ nhiệm, luân chuyển của các trường công lập tự chủ. Tăng cường ý kiến tham dự của các bên liên quan như: ban cha mẹ học sinh, các cộng đồng địa phương, giáo viên và học sinh trong công tác giới thiệu bổ nhiệm và luân chuyển CBQL các cấp của nhà trường vì với sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước thì vai trò giám sát của người dân dựa trên các giải trình xã hội của người đứng đầu của nhà trường sẽ phát huy hiệu quả tối đa với mô hình tự chủ và năng lực quản trị điều hành của hiệu trưởng.
- Kiểm soát và phản hồi: Giám sát và đánh giá cung cấp thông tin về hoạt động và tiến trình phát triển năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng, từ đó cho phép các cơ quan quản lý và đơn vị liên quan có thể kiểm soát quá trình, xác định các vấn đề cần được giải quyết, và cung cấp phản hồi, hỗ trợ và định hướng phát triển thích hợp. Các chính sách tác động thay đổi mô hình tự chủ tài chính được chia thành hai cấp: Chính sách liên quan đến các cấp quản lý nhà nước đối với các nhà trường công lập tự chủ với vai trò giám sát và hỗ trợ các nhà trường có loại hình kinh doanh dịch vụ và loại chính sách thứ hai rất quan trọng là chính sách điều phối tới các lĩnh vực điều hành quản trị nội bộ trong các nhà trường THPT theo mô hình tự chủ tài chính chi thường xuyên và đầu tư trong đó có lựa chọn, đề bạt hiệu trưởng phù hợp đáp ứng được mô hình nhà trường như là một doanh nghiệp.
Trong mô hình IPS tại Úc, những điểm quan trọng sau đây đáng để hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính rút ra: (1) Trường IPS có quyền tự quyết về cơ cấu nhân sự, tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự, sử dụng ngân sách và tài sản, phát triển chương trình giáo dục theo nhu cầu học sinh; (2) Quá trình chuyển đổi từ trường công thông thường sang trường IPS là tự nguyện và cần tuân thủ trình tự; (3) Quá trình bồi dưỡng năng lực đội ngũ cho việc thực hiện quyền tự chủ là bước quan trọng; (4) Nhà trường ký kết thỏa thuận với Tổng Giám đốc Giáo dục bang về cung ứng và thực hiện, với quy định cụ thể về nguồn lực và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương; (5) Hội đồng trường trong trường IPS được đổi tên thành Ủy Ban Nhà Trường (School Board); (6) Ủy Ban Nhà Trường bao gồm đại diện. Nhìn chung, mô hình tự chủ trường học ở các nước Châu Âu thể hiện sự đa dạng về các khía cạnh: (1) Mức độ tự chủ: Có 3 mức độ tự chủ khác nhau giữa các nước gồm tự chủ hoàn toàn, tự chủ một phần và không tự chủ; (2) Các lĩnh vực tự chủ: Phổ biến nhất là tự chủ về tài chính và nhân sự; (3) Cơ chế ra quyết định: Phụ thuộc vào mối quan hệ quyền lực giữa hiệu trưởng, giáo viên và hội đồng trường, (4) Vai trò của hội đồng trường: Sự đa dạng về tính bắt buộc, vai trò và cơ cấu thành viên và (5) Cơ chế đánh giá và trách nhiệm giải trình: Xu hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
Do công tác phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường còn chưa thực sự đồng đều, đôi khi còn chồng chéo, chưa phát huy hết được sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, chưa tranh thủ được hết sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, chưa phát huy được vai trò của Ban cha mẹ học sinh trong công tác phối kết hợp giáo dục nhà trường và công tác xã hội hóa. Một nghiên cứu đánh giá về tự chủ bộ máy tổ chức và nhân sự , 40% hiệu trưởng và giáo viên đánh giá được nhà trường đã đưa ra quyết định về việc sắp xếp tổ chức , vận hành bộ máy tổ chức ở nhà trường nhưng công tác thông qua Đề án vị trí việc làm vẫn phụ thuộc vào UBND tỉnh rất nhiều.Về công tác quản lý nhân sự trong đó chủ yếu là công tác tuyển dụng và vấn đề chỉ đạo không từ phía nhà trường mà vẫn theo quản lý biên chế từ Sở Nội vụ.
- Luận án đã sử dụng Phương pháp điều tra khảo sát bằng Phiếu hỏi (Xem Phụ lục 1&2) để đánh giá thực trạng năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính và thực trạng phát triển năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính. - Luận án đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với Phụ lục 2 với 10 câu hỏi dành cho các cấp quản lý Sở và trường về đánh giá thực trạng năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính và thực trạng phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính.
Thực trạng mức độ nhận thức về phân cấp và trao quyền tự chủ trong các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính. Thực trạng mức độ nhận thức về phân cấp và trao quyền tự chủ trong các trường THPT công lập tự chủ tài chính cần phân tích và đánh giá mức độ hiểu biết và sự áp dụng của các quy định, chính sách liên quan đến phân cấp và trao quyền tự chủ tại các trường THPT công lập tự chủ tài chính.
Thực trạng về mức độ nhận thức trong phân cấp và trao quyền tự chủ các trường THPT công lập tự chủ tài chính. Tuyển dụng, sử dụng và có chính sách đãi ngộ, thăng tiến cho nhân sự.
Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự.
Quản trị hoạt động dạy học, giáo dục nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục gồm các nội dung chính như: Công tác tuyển sinh, Xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, Tổ chức thực hiện, Lựa chọn sách giáo khoa, xuất bản các tài liệu tham khảo và Liên kết hợp tác trong thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục,. Thực trạng về lĩnh vực quản trị tổ chức nhân sự được khảo sát trên các đối tượng là CBQL trường THPT và cán bộ Sở GDĐT với các nội dung: Xây dựng bộ máy tổ chức nhân sự, Xây dựng cơ chế và phương thức quản lý nhân sự (GV, NV, HS, Phụ huynh và cộng đồng địa phương), Tuyển dụng, sử dụng và có chính sách đãi ngộ, thăng tiến cho nhân sự và Xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhõn sự,.
Phân tích thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính trong bối cảnh đổi mới giáo dục tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng quản trị của hiệu trưởng trong các trường THPT công lập tự chủ tài chính, trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang diễn ra tại Việt Nam. Kết quả khảo sát trong Bảng 2.25 thu được từ các đối tượng tham gia khảo sát là CBQL trường THPT và cán bộ Sở GDĐT, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính trong bối cảnh đổi mới giáo dục được phản ánh qua các nội dung sau: Thể chế, chính sách và hành lang pháp lý của Nhà nước đối với mô hình.
Trong phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng, các cấp quản lý còn điều chỉnh chính sách chậm muộn, chưa kịp thời như: Hoàn thiện chính sách phân cấp trao quyền và tự chủ cho hiệu trưởng trong lĩnh vực nhân sự, tài chính để phát huy tính chủ đông trong quản lý, Xây dựng chính sách luân chuyển các môi trường quản lý khác nhau trong hệ thống các trường THPT công lập tự chủ để phát huy năng lực của hiệu trưởng, chưa tạo môi trường cho năng lực thích ứng và chuyển hóa của hiệu trưởng với mô hình trường học giống như là doanh nghiệp, chưa có chính sách tuyển chọn, đãi ngộ hiệu trưởng phù hợp với đặc thù của mô hình trường tự chủ để khuyến khích sự cống hiến và phát triển đội ngũ quản lý, xây dựng cơ chế đánh giá năng lực chuyên môn và năng lực quản lý của hiệu trưởng và đội ngũ nhân sự không theo hệ thống đánh giá chung. Đây là cơ sở quan trọng để nhà trường thực hiện quyền tự chủ trong chỉ đạo các hoạt động giáo dục, phát triển chương trình nhà trường phù hợp với đặc điểm của học sinh và điều kiện của địa phương.Bên cạnh đó, trong hệ thống các giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục, giải pháp đổi mới quản lý giáo dục được đánh giá là giải pháp mang tính then chốt, cũng nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng”.
Đảm bảo tính khoa học của giải pháp phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập tự chủ tài chính trong bối cảnh đổi mới giáo dục giúp đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, xây dựng kiến thức chuyên môn, định hướng phát triển bền vững và tăng cường khả năng đổi mới trong quản lý giáo dục. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi là một trong những yếu tố quan trọng cần được đảm bảo khi đưa ra các giải pháp phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng các trường THPT công lập tự chủ tài chính trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đòi hỏi các giải pháp phải được đề xuất dựa trên tính căn cứ pháp lý và nội lực của các nhà trường hiện nay để đảm bảo tính khả thi cao trong thực thi.
Khảo nghiệm tính cấp thiết của các giải pháp quản lý hoạt động phát triển năng lực cho hiệu trưởng các trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục thể hiện rằng các giải pháp này đáp ứng nhu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT công lập tự chủ tài chính, qua đó đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng, giúp họ trở thành những người lãnh đạo xuất sắc và đưa các trường THPT ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục. Các giải pháp còn lại như Giải pháp 2, Giải pháp 4, Giải pháp 5 và Giải pháp 6 đạt ở mức độ Cấp thiết chiếm tỷ lệ trên từ trên 50% trở lên, chứng tỏ các giải pháp được cho là cấp thiết nhưng để thực hiện đồng bộ cần có chiến lược phát triển năng lực quản trị nhà trường và được bồi dưỡng có lộ trình và phân nhóm nhu cầu bồi dưỡng năng lực quản trị nhà trường cho hiệu trưởng cỏc trường THPT cụng lập tự chủ một cỏch rừ ràng, khoa học.