Đề án xây dựng nông thôn mới tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2025

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

- Phương pháp so sánh: Phân tích các hiện tượng kinh tế xã hội mang tính quá trình giữa các hiện tượng, thời gian, đối tượng và quy định này với quy định khác.

Kết cấu của đề án

Cơ sở lý thuyết về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cấp huyện 1. Nông thôn và vai trò của nông thôn

- Thứ năm, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn bảo đảm cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Tại Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đã khẳng định việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo quy định; căn cứ vào tình hình thực tế, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên bổ sung cho Chương trình, các địa phương phải có trách nhiệm bố trí đủ vốn ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình.

Bảng 1.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xây dựng nông thôn
Bảng 1.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến xây dựng nông thôn

Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương và bài học kinh nghiệm đối với huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Việc phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền, đặc biệt, huyện đang tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững. Huyện đã đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm đó là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện chương trình xây dựng NTM và tuyên truyền triển khai kế hoạch xây dựng NTM năm 2023 đến từng bản, tiểu khu; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đồng bộ các giải pháp triển khai đến từng bản, tiểu khu, hộ gia đình để phấn đấu đạt chuẩn xã NTM, xã NTM nâng cao và bản NTM kiểu mẫu, bản NTM; đẩy mạnh phát triển, hướng dẫn thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để tổ chức sản xuất, liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp bền vững theo chuỗi.

Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La giai đoạn 2020 - 2023

Tính đến hết năm 2023 các xã đã triển khai hoàn thành và công nhận công bố 15/23 bản đạt chuẩn nông thôn mới (bản Tân Lập, bản Cao Sơn, xã Chiềng Sung;. bản Mé Lếch, Tiểu khu Quyết Thắng, xã Cò Nòi; thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung; bản Mứn Đoàn Kết, bản Mai Tiên, xã Mường Bon; bản Cơi Quỳnh, bản Cuộm Sơn, bản Dăm Hoa, xã Chiềng Mai; Tiểu khu 7, Tiểu khu 8, xã Nà Bó; Bản Phiêng Quài Tong Chinh, bản Mai Khoang, xã Chiềng Ban, Bản Khoa, xã Chiềng Chung), trong đó có 06 bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu gồm: Bản Tân Lập, bản Cao Sơn, xã Chiềng Sung; bản Mé Lếch, xã Cò Nòi và Thôn Hoàng Văn Thụ, xã Chiềng Mung; Bản Mai Khoang, xã Chiềng Ban; Tiểu khu 7, xã Nà Bó. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức Hội nghị ký cam kết giữa chủ tịch UBND 22 xã, thị trấn với Chủ tịch UBND huyện về tăng cường vai trò, trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường; quy hoạch, trật tự xây dựng, hành lang giao thông năm 2023 và tổ chức ký cam kết về bảo vệ môi trường, nguồn nước giữa chủ tịch xã với các bản, tiểu khu và các hộ sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải trên địa bàn. Chương trình về phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới Thực hiện Quyết định số 922/QĐ -TTg ngày 02/08/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; thực hiện chủ trương “Quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển chuỗi du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Chiềng Chung - Phiêng Cằm - Chiềng Dong; chuỗi du lịch lịch sử, tâm linh, sinh thái trải nghiệm Cò Nòi - Hát Lót - Mường Bon - Chiềng Ban - Chiềng Mai - Mường Chanh”; chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát và đề xuất các doanh nghiệp, hợp tác xã có tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm, bản có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với bản sắc của dân tộc, địa phương, đã rà soát được 20 điểm tại các xã Chiềng Chung, Phiêng Cằm, Chiềng Dong, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Bon, Chiềng Mai, Chiềng Ban, Mường Chanh.

Bảng 2.1. Tổng hợp vốn chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023
Bảng 2.1. Tổng hợp vốn chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023

Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn đã bước đầu đổi mới (Hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại..) nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; kinh tế hộ vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn, với quy mô sản xuất nhỏ và sự liên kết, hợp tác với nhau còn nhiều hạn chế. Bộ tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; Bộ tiêu chí xây dựng bản NTM, bản NTM kiểu mẫu, các văn bản hướng dẫn nhiều, trong khi việc nghiên cứu của một số cán bộ công chức xã tham mưu triển khai thực hiện còn chưa được thường xuyên, chưa sâu, dẫn đến khó khăn trong việc rà soát, đánh giá và tổ chức thực hiện còn lúng túng. Nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu trong khi xuất phát điểm của các bản thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu còn thấp, khả năng huy động nguồn lực tham gia của nhân dân còn chưa cao (nhất là đối với các bản đặc biệt khó khăn, các xã khu vực 3).

Bối cảnh mới, phương hướng và nhiệm vụ về xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Sơn

    Xây dựng thành công và tổ chức công nhận công bố 10 bản đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn 07 xã, trong đó có 04 bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (Tiểu khu 3/2 xã Cò Nòi; bản Búc, bản Trạm Cầu xã Chiềng Sung; bản Nà Hạ 2 xã Chiềng Mung) và xây dựng thành công, tổ chức công nhận, công bố 4 bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (bản Phiêng Quài Tong Chinh xã Chiềng Ban; bản Mai Tiên xã Mường Bon, bản Ten Hịa xã Mường Chanh và Tiểu khu 8 xã Nà Bó) đã hoàn thành, công bố công nhận bản nông thôn mới năm 2023. Thực hiện hoàn thành 32 tiêu chí nông thôn mới trong năm 2024 (theo đăng ký của các xã), trong đó: 01 tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu đối với xã thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, 13 tiêu chí nông thôn mới nâng cao đối với 08 xã thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, 18 tiêu chí nông thôn mới đối với 12 xã thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới. Ngày 07/7/2022, UBND huyện Mai Sơn đã ban hành Quyết định số 1374/QĐ- UBND về việc thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Mai Sơn giai đoạn 2021 - 2025, gồm 18 thành viên, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách khối nông - lâm - ngư nghiệp là Chánh Văn phòng; Phó Chánh Văn phòng là đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban, cơ quan, đơn vị có liên quan.

    Giải pháp đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

    Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo quy định; xây dựng kế hoạch về bảo vệ môi trường..; triển khai hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu đối với xã phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và bản, tiểu khu phấn đấu xây dựng nông thôn mới; bản, tiểu khu phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; phối hợp với UBND các xã thực hiện rà soát đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã đạt chuẩn theo lĩnh vực phân công, phụ trách. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, công tác lao động việc làm, công tác đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lưc..; Hướng dẫn thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu đối với xã phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và bản, tiểu khu phấn đấu xây dựng nông thôn mới; bản, tiểu khu phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu; phối hợp với UBND các xã thực hiện rà soát đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã đạt chuẩn theo lĩnh vực phụ trách. Đối với các xã (Chiềng Ban, Hát Lót, Chiềng Sung, Mường Bon, Cò Nòi, Mường Chanh, Nà Bó, Mường Bằng, Chiềng Mung) xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai thực hiện, duy trì, giữ vững các tiêu chí, chỉ tiêu đã đạt và được công nhận, công bố theo Quyết định của UBND tỉnh; tiến hành tổ chức rà soát, đánh giá lại các tiêu chí, chỉ tiêu đối với bộ tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ báo cáo UBND huyện trước tháng 5/2024.

    Kiến nghị, đề xuất Đối với UBND tỉnh

    Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân; tích cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, bảo đảm giữ vững tiêu chí quân sự, quốc phòng. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, phát hiện, giải quyết kịp thời các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, những vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ đầu, từ nơi xuất phát và ngay tại cơ sở;. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình để phát hiện và nhân rộng các cách làm sáng tạo, mô hình hiệu quả cũng như kịp thời chấn chỉnh, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai của địa phương, xây dựng cơ chế chính sách thực hiện Chương trình.