MỤC LỤC
Việc nhận thức được tầm quan trọng tác động của rủi ro tín dụng (RRTD) đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam và qua đó tìm kiếm được những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của RRTD, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTM Việt Nam là điều vô cùng bức thiết hiện nay. Hơn nữa, xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã mở ra nhiều cơ hội cho các NHTM Việt Nam nhưng song song đó cũng tiềm ẩn không ít rủi ro và thách thức, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải không ngừng đổi mới, sáng tạo, nâng cao năng lực quản trị để không chỉ đứng vững mà còn khẳng định vị trí của mình trong khu vực và quốc tế, tiến đến một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định và bền vững. - Mục tiêu tổng quát của luận văn là đánh giá ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt Nam, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách giúp các nhà điều hành, quản trị của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam gia tăng tỷ suất sinh lợi, hiệu quả hoạt động cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng tốt hơn.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu-ROE là tỷ số cho thấy hiệu quả đầu tư vốn của các cổ đông vào ngân hàng. ROE cao chứng tỏ ngân hàng đang sử dụng đồng vốn của cổ đông một cách hiệu quả, cân đối giữa dòng vốn đi vay và vốn chủ sở hữu. Ngược lại, ROE thấp cho thấy ngân hàng hoạt động kém, không hấp dẫn các cổ đông đầu tư vốn vào ngân hàng.
Lý thuyết này được đề cập lần đầu bởi giả thuyết “Lemons” của Akerlof (1970), liên quan đến sự lựa chọn bất lợi trong đó các đối tác kinh tế ít có mong muốn tham gia vào hoạt động thương mại vì thông tin không đủ hiệu quả để xác định chất lượng thực sự của hàng hóa trao đổi. Nghiên cứu của tác giả nói về tác động của rủi ro tín dụng đến hoạt động của các ngân hàng ở Ethiopia bằng cách thiết lập mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) với các biến độc lập là tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng nợ, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LTA), quy mô tổng tài sản (SIZE). Biến độc lập tác giá sử dụng các biến đại diện cho đặc điểm của ngân hàng như quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hay các biến số vĩ mô như tỷ lệ lạm phát và tốc độc tăng trưởng GDP.
Các tác giả nhấn mạnh đến các yếu tố nội tại của ngân hàng như các khoản nợ xấu, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ lệ cho vay, phí hoa hồng, chi phí quỹ và chi phí hoạt động đối với các tỷ suất sinh lợi của ngân hàng như tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Bằng phương pháp sử dụng dữ liệu bảng qua số liệu thống kê của 7 NHTM trong khoảng thời gian từ năm 2005- 2011 áp dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định(FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên(REM), nhóm tác giả cho ra kết quả rằng rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với ROA. Ngoài các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới thì tại Việt nam cũng có một vài bài nghiên cứu của các tác giả đưa ra mối quan hệ tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại.
Các tác giả chỉ ra rằng rủi ro tín dụng tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng, trong đó dự phòng rủi ro là biến đánh giá rủi ro tín dụng và ROA cũng như ROE đánh giá cho khả năng sinh lợi của ngân hàng. Một số nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi như nghiên cứu của các tác giả Abiola và Olausi (2014); Alshatti (2015), các nghiên cứu này cho rằng khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi của ngân hàng tăng. Tại Việt Nam, các bài nghiên cứu về rủi ro tín dụng tác động đến tỷ suất sinh lợi chưa nhiều, mẫu dữ liệu thời gian thường ngắn, chưa có các nhân tố của ngân hàng như tỷ lệ dư nợ trên tên tổng tài sản, hiệu quả quản lý chi phí..vì thế chưa bao quát được tác động của rủi ro tín dụng lên tỷ suất sinh lợi.
Bài luận văn trên cơ sở các lý thuyết nền tảng cũng như dữ liệu được lấy từ năm 2011-2020, đưa thêm các biến nhân tố của ngân hàng kỳ vọng sẽ mang lại kết quả và cú cỏi nhỡn rừ hơn về tỏc động của rủi ro tớn dụng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng biểu đồ để khái quát thực trạng rủi ro tín dụng cũng như tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam và mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng trong thời kỳ này. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: “Mức độ tác động cũng như xu hướng tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam ra sao?”, dựa vào mô hình nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried(2011) và Young Tan (2016), tác giả đã lựa chọn biến độc lập là Tỷ lệ nợ xấu (NPL). Cụ thể, đối với các ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn sẽ có được lợi thế về vốn, lợi thế về quy mô, về thương hiệu qua đó thu hút nhiều khách hàng bằng hình ảnh của thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường do đó mang được nhiều thu nhập và tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn.
Bên cạnh các lợi thế của quy mô, thì nếu ngân hàng tăng trưởng tổng tài sản ở một mức cao nhưng chưa có đủ tầm, đủ nhân sự cũng như không có phương pháp quản lý kiểm soát rủi ro, quản lý chi phí đúng sẽ làm ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Nhìn vào bảng ma trận, ta có thể thấy biến ROA và biến ROE có tương quan dương, với mức ý nghĩa 5%, có độ lớn ở mức 88,2%, kết quả cho thấy các ngân hàng có Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao thì Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)cũng cao. Thứ nhất, ta có thể thấy biến tỷ lệ nợ xấu NPL có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (ROA/ROE), điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu của tác giả và cũng đồng thuận với kết quả của các bài nghiên cứu của các tác giả như: Ariful Islam và Hasan Rana (2017); Nguyễn Hữu Tài và Nguyễn Thu Nga (2017).
Trước năm 2014, các ngân hàng thương mại thực hiện các chính sách tăng trưởng nóng tín dụng và không có các chính sách kiểm soát chất lượng tín dụng dẫn tới các khoản cấp tín dụng này thành nợ xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ tư, hiệu quả quản lý chi phí (CTI) có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng (ROA/ROE), điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu của tác giả và đồng thuận với kết quả của tác giả Ariful Islam và Hasan Rana (2017), tuy nhiên lại đi ngược lại nghiên cứu của tác giả Dietrich và Wanzenried(2011). Bài nghiên cứu đã đưa ra các cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi và tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi, lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan từ đó hình thành phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Luận văn đã thực hiện được mục tiêu tổng quát là đánh giá ảnh hưởng của rủi to tín dụng đến tỷ suất sinh lợi của các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam và đã đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, gia tăng tỷ suất sinh lợi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bằng phương pháp mô tả, phân tích so sánh bằng biểu đồ, bài nghiên cứu đã trả lời được câu hỏi thứ nhất về thực trạng rủi ro tín dụng, tỷ suất sinh lợi, mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Tốc độ tăng trưởng tín dụng có quan hệ cùng chiều với tỷ số ROE, mối quan hệ này thể hiện rừ ở giai đoan 2011-2014 và 2018-2020, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng thì tỷ suất sinh lợi ROE cũng tăng, thể hiện ngân hàng kinh doanh có hiệu quả trong giai đoạn quy mô tín dụng được mở rộng.