MỤC LỤC
Tính trung thực hợp lý của doanh thu được trình bày trên Báo cáo tài chính sẽ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác như: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận kế toán trước thuế, lợi nhuận kế toán sau thuế, từ đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lợi nhuận sau thuế chưa phân phói trên Bảng cân đối kế toán. Phù hợp với mục tiêu chung của Báo cáo tài chính là xác nhận về mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính được kiểm toán, mục tiêu cụ thể của kiểm toán khoản mục doanh thu là thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp, từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ tin cậy của chỉ tiêu “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kiểm toán viên có thể sử dụng đa dạng các kĩ thuật để thu thập bằng chứng cho các khảo sát kiểm soát này như: phỏng vấn các nhân viên có liên quan, kiểm toán viên cũng có thể trực tiếp quan sát công việc của các nhân viên có liên quan, kiểm toán viên cũng có thể trực tiếp quan sát công việc của các nhân viên, kiểm soát hồ sơ, tài liệu, kiểm soát hàng ra khỏi kho, thực hiện lại quy trình kiểm soát nội bộ; kiểm tra dấu hiệu của KSNB lưu lại trên các hồ sơ tài liệu.
Các ban này làm nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các lĩnh vực thuế, kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm toán, cung cấp các dịch vụ liên quan đặc biệt là lĩnh vực tư vấn thuế-một vấn đề vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Các phòng này có trách nhiệm phục vụ khách hàng về các lĩnh vực kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ được tổ chức thực hiện theo mô hình: đứng đầu là các trưởng phòng, sau đó đến các trợ lý kiểm toán và kỹ thuật viên.
Quản lý các công văn, hồ sơ nội bộ, khách hàng, quản lý việc mua sắm các thiết bị văn phòng, lập kế hoạch hàng tháng về lương và tiền lương. Công việc kiểm toán Báo cáo tài chính sẽ được tiến hành theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được chấp thuận ở Việt Nam, các Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán đã ban hành tại Việt Nam và các Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến các số liệu và thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính, Chúng tôi cũng đồng thời đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu của Ban Giám đốc Công ty trong quá trình lập Báo cáo tài chính và xem xét các chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của Công ty hay không?.
Công việc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ được thực hiện bởi hơn 30 nhân viên chuyên nghiệp tốt nghiệp các trường kỹ thuật như: Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông, Đại học Thủy Lợi, Học viện kỹ thuật Quân sự,vv..Công việc kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành sẽ được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của Bộ, Ngành và địa phương về quản lý đầu tư XDCB. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên sẽ tư vấn cho chủ đầu tư lập Báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành theo đúng quy định của Nhà nước.
Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình đạo tạo và cập nhật kiến thức như các chuyên đề về: Kế toán, Thuế, Quản trị kinh doanh, Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, Hợp nhất báo cáo,vv..Tại các Doanh nghiệp hoặc các địa phương nhằm cập nhật kiến thức cũng như việc cung cấp các thông tinn hữu ích cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Khách hàng thường xuyên của Công ty bao gồm: các đơn vị thành viên Tổng Công ty khoáng sản-Tập đoàn than-Công nghiệp Việt Nam; các đơn vị thành viên Tổng công ty Nhựa Việt Nam; một số đơn vị của tập đoàn dầu khí Việt Nam; một số đơn vị thành viên tập đoàn kinh tế Vinashin; một số thành viên Tổng Công ty Điện tử & Tin học Việt Nam; các đơn vị thành viên Đài truyền hình Việt Nam; và nhiều các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều dự án do chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ, và nhiều các công trình XDCB hoàn thành,vv. Công việc kiểm toán bao gồm kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu các ghi chép kế toán, những bằng chứng liên quan đến số liệu và thông tin được trình bày trong Báo cáo tài chính; đồng thời, đánh giá những kế hoạch và quyết định trọng yếu của đơn vị được kiểm toán trong quá trình lập Báo cáo tài chính và xem xét chính sách kế toán có được áp dụng nhất quán, trình bày đầy đủ và phù hợp với điều kiện của đơn vị hay không.
Cập nhật thông tin của khách hàng: Do các Giám đốc thực hiện với sự trợ giúp của các Trưởng phòng kiểm toán và các KTV tham gia kiểm toán để cập nhật thông tin của khách hàng mới cũng như cập nhật thông tin mới trong hoạt động kinh doanh của khách hàng cũ giúp HVAC nắm được thay đổi của khách hàng ( các nhân tố bên ngoài tác động đến khách hàng, các nhân tố bên trong, việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán, quá trình lập và soát xét BCTC của ban quản lý và HTKSNB của khách hàng), lưu ý đến thay đổi có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. -Tìm hiểu về HTKSNB: Công việc này phần nào đã được tiến hành khi tìm hiểu về khách hàng, KTV là người tiến hành đẻ thu thập hiể biết về các thủ tục kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm kiểm toán như: môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và giao tiếp, thủ tục kiểm soát, và giám sát các thủ tục kiểm soát. -Tìm hiểu về hệ thống kế toán: Do KTV và Giám đốc kiểm toán và trưởng phòng kiểm toán thực hiện để thu thập hiểu biết về hệ thống kế toán liên quan tới BCTC: xem xét cách thức các chu kỳ kinh doanh được xử lý, tầm quan trọng của các chu kỳ kinh doanh, môi trường và các thủ tục kiểm soát cần thiết để áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, cách lập BCTC và các thủ tục kiểm soát cần thiết để nhận biết và đánh giá rủi ro xảy ra sai phạm trọng yếu trong BCTC, kết luận về độ tin cậy của quy trình xử lý thông tin tài chính trong từng chu kỳ kinh doanh.
Kiểm tra chi tiết: KTV tiến hành nhận biết các các tổng thể liên có liên quan( có thể là số tài khoản hoặc giải trình), áp dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp để lựa chọn các khoản mục, các mẫu cần kiểm tra chi tiết, KTV sẽ đánh giá kết quả của kiểm tra chi tiết, cả về chất lượng và số lượng xem có đạt được mức độ đảm bảo đảm mong muốn hay không. Trong hồ sơ kiểm toán, kiểm toán viên phải thu thập và lưu mọi tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán của mình và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ( hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận) .Gáy hồ sơ kiểm toán có ghi tên khách hàng được mã hóa, năm kiểm toán , loại hồ sơ và số hồ sơ để thuận tiện choi việc lưu trữ và sử dụng. Trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ rà soát lại các báo cáo, các giấy tờ làm việc để chuẩn bị đưa ra Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, Sau đó các Báo cáo tài chính này sẽ được các thành viên Ban giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát chéo rà soát lại một lần cuối cùng.
Nếu là khách hàng mới, trước khi ký kết hợp đồng kiểm toán, Công ty phải thu thập các thông tin về ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh, hình thức sở hữu vốn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề về nhân sự chủ chốt và tổ chức bộ máy quản lý, nhận diện lý do kiểm toán..Các thông tin đều được lưu vào hồ sơ kiểm toán.