Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính của dự án đầu tư dài hạn tại Tổng công ty Trực thăng Việt Nam

MỤC LỤC

Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết

- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án phân tích chất lượng TĐTC các dự án đầu tư dài hạn tại TCT Trực thăng Việt Nam, không phân tích chất lượng TĐTC dự án đầu tư tại các cơ quan thẩm định dự án của Bộ Quốc phòng.

Phương pháp nghiên cứu

- Nguồn số liệu sơ cấp: NCS xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát, nội dung khảo sát tập trung vào: các phương pháp, nội dung mà DN đang sử dụng để TĐTC DAĐTDH; công tác tổ chức thẩm định; công tác phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn và bộ phận tài chính trong việc ra kết quả thẩm định; vai trò của lãnh đạo DN đối với chất lượng TĐTC dự án; đánh giá xem DN có xây dựng hệ thống chính sách, thủ tục và quy trình quản lý chất lượng TĐTC DAĐTDH; đánh giá tính cấp thiết của việc kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành, đánh giá hiệu quả dự án sau khi đưa dự án vào vận hành; đánh giá tác động của chất lượng nguồn nhân lực tới chất lượng TĐTC DAĐTDH… Đối tượng thực hiện phỏng vấn là các cán bộ trực tiếp cũng như các nhân sự có liên quan tới công tác TĐTC DAĐTDH tại TCT Trực thăng Việt Nam và một số DN tại Việt Nam để so sánh và đánh giá mức độ tương quan, NCS cũng phỏng vấn trực tiếp 05 chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về TĐTC DAĐTDH hiện đang công tác tại các công ty tư vấn thẩm định, quản lý dự án để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm nghiên cứu áp dụng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định. - Nguồn số liệu thứ cấp: bao gồm các báo cáo tài chính, báo cáo kế hoạch SXKD, báo cáo tổng quyết toán hàng năm, đề án tái cơ cấu, chiến lược sản xuất kinh doanh - chiến lược đầu tư của TCT Trực thăng Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 và định hướng tới 2025 tầm nhìn 2030; hồ sơ các dự án, báo cáo thẩm định dự án của Ban thẩm định và báo cáo thẩm định của Phòng Tài chính Kế toán TCT, các quy chế quy định nội bộ của TCT về phân cấp ủy quyền, quy chế quản lý đầu tư, các báo cáo định kỳ giám sát tình hình đầu tư, đấu thầu, đánh giá kết quả dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng… Ngoài ra, luận án còn tham khảo một số thông tin, số liệu thứ cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, luận án, luận văn, các sách, tạp chí, các website….

Những đóng góp mới của luận án

Luận ỏn vận dụng cơ sở lý luận để làm rừ thực trạng chất lượng TĐTC các DAĐTDH của TCT Trực thăng Việt Nam, phân tích những hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng TĐTC dự án đầu tư của TCT trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của TCT. Kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu tham khảo cho TCT Trực thăng Việt Nam nói riêng, các DN Việt Nam nói chung trong việc xem xét, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định DAĐTDH nói chung, chất lượng TĐTC DAĐTDH nói riêng.

Kết cấu của luận án

Thẩm định dự án đầu tư dài hạn của DN 1. Khái niệm, sự cần thiết

Chính vì vậy, dòng tiền theo quan điểm chủ sở hữu là dòng tiền mặt tự do của vốn cổ phần (Free Cash Flow to Equity - FCFE) và cần được chiết khấu bởi chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (Cost of Equity). TĐTC DAĐTDH khác với Phân tích tài chính dự án ở các điểm sau:. Nội dung Thẩm định tài chính dự án Phân tích tài chính dự án 1. Các cơ quan chuyên môn tham mưu, tư vấn cho người có thẩm quyền phê duyệt DAĐT. Các bộ phận tham gia lập dự án của Chủ đầu tư. Tính chất - Mối quan hệ cấp trên cấp dưới. - Thường mang tính khái quát. - Mối quan hệ ngang bằng giữa các bộ phận tham gia phân tích tài chính dự án. - Thường mang tính chi tiết, cụ thể, từng phần. Cơ sở thực hiện. Báo cáo khả thi của dự án là cơ sở để tiến hành thẩm định. Kết quả phân tích là báo cáo khả thi của dự án. Phương pháp TĐTC dự án đầu tư dài hạn a) Phương pháp so sánh các chỉ tiêu. - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (so với trung bình các dự án trong cùng lĩnh vực). - Các chỉ tiêu trong trường hợp có dự án và chưa có dự án…. b) Phương pháp thẩm định theo trình tự:. Việc TĐTC DAĐTDH được tiến hành theo một trình tự biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau:. - Thẩm định tổng quát: Là việc xem xét tổng quát các nội dung tài chính cần thẩm định của DAĐTDH, qua đó phát hiện các vấn đề hợp lý hay chưa hợp lý cần phải đi sâu xem xét. Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát dự án, đánh giá tầm quan trọng của dự án cũng như xem xét sự phù hợp của dự án với chiến lược SXKD, chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó ở giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ, hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những vấn đề sai sót của dự án mới được phát hiện. - Thẩm định chi tiết: Được tiến hành sau bước thẩm định tổng quát. Việc thẩm định DAĐT được tiến hành với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định TMĐT, dòng tiền, kết quả kinh doanh ước tính cho đến phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên mức độ tập trung phân tích cho từng nội dung có thể khác nhau tuỳ theo đặc điểm dự án và yêu cầu của cấp thẩm định. Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra nội dung trước thường là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Nếu một số nội dung cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các chỉ tiêu tiếp sau. Chẳng hạn, thẩm định TMĐT của dự án không hợp lý, nội dung phân tích doanh thu và lợi nhuận dự kiến không khả thi thì dự án sẽ không thể thực hiện được. Nội dung TĐTC dự án đầu tư dài hạn. a- Thẩm định tổng mức đầu tư và nguồn tài trợ của dự án. * Thẩm định tổng mức đầu tư của dự án. TMĐT của một dự án là toàn bộ những khoản chi phí đầu tư và xây dựng và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. TMĐT thường được xác định theo các phương pháp sau:. a) Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án;. b) Phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng;. c) Phương pháp xác định từ dữ liệu về chi phí của các dự án, công trình tương tự đã thực hiện;. d) Phương pháp kết hợp cả 3 phương pháp trên.

Chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn 1. Khái niệm

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng ra đời nhiều phần mềm chuyên dùng cho công tác thẩm định DAĐT, giúp cho việc thẩm định dự án diễn ra nhanh chóng, rút ngắn thời gian thẩm định, rất hữu ích cho việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án, cũng như khảo nghiệm sự thay đổi của các biến số tác động đến hiệu quả tài chính của dự án, một số phần mềm thông dụng là Excel, Monte Carlo Crystal Ball, GXD - thẩm định tổng mức đầu tư, tổng dự toán công trình…. Trong thực tế, không ít lãnh đạo DN do chưa nhận thức đúng đắn vai trò của quản trị tài chính, dẫn tới xem nhẹ công tác TĐTC dự án, áp đặt ý muốn chủ quan trong việc thẩm định và đưa ra quyết định đầu tư dự án mà không tham vấn ý kiến của các bộ phận chuyên môn trên phân tích cơ sở định tính, định lượng đối với dự án khiến chất lượng thẩm định dự án không cao, khiến cho các dự án này khó đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng TĐTC dự án đầu tư dài hạn

Trong các nhân tố tác động đó, theo NCS, những nhân tố quan trọng nhất trực tiếp tác động tới chất lượng TĐTC DAĐTDH của doanh nghiệp là: Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của DN; Nhận thức của lãnh đạo đối với công tác TĐTC; Quy trình thẩm định và việc phân cấp thẩm định, nội dung và phương pháp thẩm định; Chất lượng thông tin phục vụ thẩm định; Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác thẩm định. Nghiên cứu được thực hiện đã chứng minh rằng các phương pháp đánh giá dự án đầu tư truyền thống như phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp quyền chọn thực (Real options techniques) không cho phép phân tích chính xác hiệu quả của dự án đối với công ty vì chúng không tính đến tất cả các yếu tố có thể xuất hiện trong quá trình thực hiện dự án. Nghiên cứu gợi mở các bước thực hiện kiểm soát tài chính để nâng cao hiệu quả TĐTC DAĐT là: 1) phân tích bối cảnh tổng quan của dự án; 2) đánh giá dự án bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (NPV, IRR, PP, PI.); 3) phân tích chi phí chìm (Sunk cost); 4) phân tích rủi ro và xác suất với việc sử dụng các mô hình quyền chọn thực; 5) phân tích khả năng thu hút vốn vay của dự án; 6) đánh giá tác động của DAĐT đến giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng các chỉ số DCF pre-money và DCF postmoney; 7) đánh giá giá trị xã hội của công ty; 8) quyết định đầu tư.

Bảng 1.1: Tỷ lệ công ty trong mẫu thực hiện kiểm toán sau khi hoàn thành dự án đầu tư lớn
Bảng 1.1: Tỷ lệ công ty trong mẫu thực hiện kiểm toán sau khi hoàn thành dự án đầu tư lớn

Những bài học rút ra đối với các DN Việt Nam

Chất lượng thẩm định DAĐT phụ thuộc rất lớn năng lực của đội ngũ cán bộ tài chính tham gia thẩm định; đây là tiền đề của việc xem xét, phát hiện và đánh giá những hạn chế và khiếm khuyết của quá trình lập dự án, tạo cơ sở cho việc đưa ra quyết định đúng đắn trong việc phê duyệt đầu tư hoặc loại bỏ dự án đầu tư của chủ đầu tư hoặc đưa ra quyết định phù hợp đối với các chủ thể khác có liên quan đến dự án đầu tư. Tùy thuộc quy mô của dự án là lớn hay nhỏ và tính chất quan trọng của dự án để phân cấp việc thẩm định và phân cấp việc đưa ra quyết định đầu tư nhằm đề cao trách nhiệm của hội đồng thẩm định và các thành viên tham gia hội đồng, cũng như tập trung nguồn nhân lực tốt nhất cho việc thẩm định các dự án đầu tư quan trọng, có quy mô vốn đầu tư lớn, ảnh hưởng quyết định đến năng lực hoạt động của DN.

Chương 2

    - Các hoạt động mang lại nguồn thu chính (chiếm trên 80% tổng doanh thu hàng năm) của TCT là cung cấp dịch vụ bay trực thăng cho các công ty dầu khí trong và ngoài nước để đưa các chuyên gia, công nhân kỹ thuật tới các giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam nhằm thực hiện hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí; xuất khẩu máy bay sang nước ngoài để thực hiện các chiến dịch thăm dò, khai thác dầu khí; bay cứu hỏa cho Indonexia; bay tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA); sửa chữa đại tu các máy bay hệ Mil. Bên cạnh đó, TCT còn khai thác các diện tích văn phòng thương mại, kho bãi để cho thuê tại các khu vực đất quốc phòng được giao quản lý. - Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính, TCT được giao thực hiện nhiệm vụ bay chuyên cơ chở lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các chuyến công tác, bay tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão theo chỉ lệnh của Bộ Quốc phòng và Trung tâm tìm kiếm cứu nạn quốc gia và được ngân sách cấp thanh toán theo nguyên tắc bù đắp chi phí không tính lợi nhuận. c) Những thuận lợi và khó khăn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Đánh giá chung: Đội bay của TCT bao gồm nhiều chủng loại máy bay khá hiện đại, đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường như: dịch vụ dầu khí, MIA, cứu hộ cứu nạn, chữa cháy rừng, cẩu và vận chuyển hàng… Tuy nhiên có đến 26% (8 chiếc) trong tổng số máy bay của TCT đã sử dụng trên 20 năm, trong đó. có 02 chiếc Mil đã sử dụng trên 30 năm làm hạn chế khả năng xuất khẩu dịch vụ ra nước ngoài, đồng thời đòi hỏi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa lớn cao. Đội bay của TCT còn tương đối thiếu loại máy bay tầm nhỏ và vừa chở được từ 04-08 khách nên hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực du lịch - dịch vụ. Các máy bay Mil và các máy bay khác có cấu hình bay dầu khí và chi phí khai thác cao nên không hiệu quả khi khai thác phục vụ mảng bay du lịch - dịch vụ. b) Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của TCT Trực thăng Việt Nam tại thời điểm 31/12/2021
    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của TCT Trực thăng Việt Nam tại thời điểm 31/12/2021

    Chia theo lĩnh vực đầu tư

    Thực trạng TĐTC DAĐT dài hạn của TCT Trực thăng Việt Nam

    Các dự án đa phần sử dụng nguồn vốn ĐTPT của TCT, riêng các dự án mua máy bay giá trị lớn có sử dụng vốn vay (tỷ lệ vốn chủ/vốn vay bình quân 40/60). Tuy nhiên hình thức triển khai dự án này của TCT có một số nhược điểm như:. - Tài sản hình thành sau đầu tư không tách biệt khỏi những hoạt động SXKD thường xuyên của TCT, vì vậy gây khó khăn cho công tác đánh giá hiệu quả đầu tư cho riêng từng dự án. - BQLDA đều kiêm nhiệm, vì vậy không chú trọng 100% vào nâng cao hiệu quả quản lý dự án mà còn phân tán theo nhiệm vụ thường xuyên. Một số cán bộ chuyên môn chưa có đủ chứng chỉ hoặc được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chấm thầu, quản lý dự án, thẩm định DAĐT. - Chưa đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư mà chỉ tập trung vào hai nguồn là nguồn vốn ĐTPT của DN và vốn vay tín dụng của ngân hàng thương mại. Điều này sẽ gây khó khăn cho TCT khi áp lực nhu cầu vốn đầu tư lớn. b) Phân cấp ra quyết định đầu tư và quy trình thẩm định dự án đầu tư của TCT Trực thăng Việt Nam. + Đối với chi phí thiết bị (chủ yếu là các dự án máy bay), chi phí huấn luyện phi công thợ kỹ thuật… do nhà cung cấp đảm bảo: CBTĐ kiểm tra báo giá trọn gói do Nhà máy cung cấp cũng như đối chiếu với các dự án tương tự đã thực hiện, trong đó chú ý tới phần cấu hình điều chỉnh theo nhu cầu để nhận xét phần chênh lệch trong giá thiết bị. Đặc biệt do báo giá thường bằng ngoại tệ nên CBTĐ phải kiểm tra sự chênh lệch tỷ giá giữa thời điểm lập dự án và thời điểm thẩm định cũng như dự báo xu hướng dự kiến của tỷ giá do thời gian từ khi trình duyệt cho tới khi phê duyệt thường từ 3-4 tháng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí phát sinh. + Đối với chi phí tư vấn, chi phí QLDA, chi phí khác: CBTĐ thường đề nghị ban soạn thảo dự án cung cấp kế hoạch công tác, dự kiến chi tiết chi phí từng khoản mục trong chi phí QLDA. Tuy nhiên, theo phỏng vấn của NCS, CBTĐ thường đồng ý với đề xuất của đơn vị và không yêu cầu phải điều chỉnh các khoản mục chi phí theo định mức của Bộ Xây dựng do quan niệm đây là các dự án thiết bị đặc thù trong khi các quy định của Bộ Xây dựng thường áp dụng cho các dự án XDCB. - Đánh giá về khả năng cân đối nguồn vốn cho DAĐT: với đặc điểm 100% dự án triển khai là các dự án do ĐVTV của TCT triển khai, hàng năm Phòng Tài chính TCT thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra và thẩm định quyết toỏn tài chớnh tại đơn vị, vỡ vậy cấp thẩm định nắm tương đối rừ tỡnh hỡnh tài chính và khả năng cân đối nguồn vốn của đơn vị. Bên cạnh đó, tại thời điểm thẩm định kế hoạch SXKD, kế hoạch đầu tư hàng năm của đơn vị, TCT thường yêu cầu đơn vị báo cáo kế hoạch cân đối vốn đầu tư tổng thể theo danh mục đầu tư cũng như kế hoạch lưu chuyển tiền tệ từng năm, từng tháng. Đối với các khoản nợ vay, CBTĐ luôn yêu cầu đơn vị sao gửi bộ hồ sơ đề xuất cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại, và để kiểm tra khả năng trả nợ gốc và lãi vay, CBTĐ kiểm tra dòng tiền thuần từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đối với một số dự án đặc thù sử dụng QPTKHCN, NSQP, cấp thẩm định đối chiếu với Quyết định giao dự toán ngân sách và Quyết định phê duyệt. kế hoạch trích lập và sử dụng QPTKHCN hàng năm. Do đó, CBTĐ thường nhất trí với cân đối vốn đầu tư cũng như kế hoạch trả nợ gốc và lãi đơn vị trình duyệt. b) Thẩm định dòng tiền của các dự án đầu tư.

    Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại TCT Trực thăng Việt Nam
    Sơ đồ 2.2: Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại TCT Trực thăng Việt Nam

    Nghiên cứu tình huống mẫu “TĐTC Dự án đầu tư mua trực thăng AW189 (chiếc thứ ba) phục vụ bay dầu khí của Công ty Trực thăng

    Trực thăng AW189 là một sản phẩm của Công ty Leonardo Helicopters (Italia), được thiết kế chủ yếu phục vụ thị trường bay dầu khí, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của Hiệp hội các nhà khai thác dầu khí (OGP). GE được đánh giá có dịch vụ tốt nhất trong các nhà sản xuất động cơ trên thế giới. Trọng lượng cất cánh tối đa là 8.600 kg đã được phê duyệt. Máy bay trực thăng AW189 của Công ty Trực thăng Miền Nam. * Phương án tổ chức sản xuất. Máy bay AW189 thứ ba sẽ được sử dụng chủ yếu cho Công ty dầu khí Phú Quốc POC, Hoàng Long - Hoàn Vũ JOC và bổ sung nguồn lực xuất khẩu của VNHS. Máy bay sẽ hoạt động chủ yếu tại khu vực Vũng Tàu, nơi đặt căn cứ chính của VNHS, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị nhà xưởng, hangar, kho phụ tùng và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay. Đội ngũ phi công và thợ kỹ thuật hiện có của VNHS đảm bảo đủ khả năng vận hành máy bay theo công suất thiết kế. b) TĐTC Dự án đầu tư mua 01 trực thăng AW189 (chiếc thứ ba) phục vụ bay dầu khí của Công ty Trực thăng Miền Nam. * Kết luận của Phòng Tài chính về việc TĐTC Dự án đầu tư mua 01 trực thăng AW189 (chiếc thứ ba) phục vụ bay dầu khí của Công ty Trực thăng Miền Nam. - Chủ đầu tư - VNHS cần lập Tờ trình báo cáo TCT phê duyệt, ủy quyền ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án sau khi dự án được phê duyệt. - VNHS nghiên cứu áp dụng hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng hoán đổi tiền tệ để hạn chế chi phí phát sinh do chênh lệch tỷ giá. Công ty cần lập dự toán chi tiết chi phí QLDA trình TCT thẩm định, phê duyệt. - Nhất trí với thông số và cách tính mà Ban soạn thảo dự án đã đưa ra. Dự án khả thi về mặt tài chính và đạt được hiệu quả, mang lại giá trị gia tăng cho TCT. Phòng Tài chính kính đề nghị Phòng Đầu tư tổng hợp vào báo cáo thẩm định, làm cơ sở để Tổng Giám đốc xem xét, lập Tờ trình báo cáo BQP phê duyệt. c) Đánh giá thực trạng TĐTC DAĐT mua 01 trực thăng AW189 (chiếc thứ ba) phục vụ bay dầu khí của Công ty Trực thăng Miền Nam.

    Bảng 2.22. Các chỉ tiêu về độ nhạy của dự án
    Bảng 2.22. Các chỉ tiêu về độ nhạy của dự án

    Phân tích thực trạng chất lượng TĐTC DAĐTDH của TCT Trực thăng Việt Nam

    Tuy nhiên, thực tế các công trình này có thiết kế vượt xa nhu cầu sử dụng nội bộ, ví dụ như Công trình: Nhà văn phòng Đà Nẵng đưa vào sử dụng từ năm 2014 chỉ sử dụng mặt sàn tầng 5 và một phần tầng hầm cho chức năng hoạt động của Chi nhánh Miền Trung và Văn phòng đại diện của TCT tại Miền Trung, còn lại toàn bộ các diện tích khác (5 tầng còn lại) đều được sử dụng để cho thuê; Dự án Nhà văn phòng Yên Thế gồm 1 tầng hầm và 10 tầng nổi đưa vào sử dụng cùng năm với mục đích làm văn phòng đại diện của TCT tại Miền Nam, để là nơi ăn nghỉ, hội họp của các đoàn công tác, tuy nhiên trong thực tế công suất sử dụng theo mục tiêu dự án chỉ từ 20-30% công năng thiết kế, thực tế trên 70% là để cho thuê dịch vụ lưu trú và văn phòng làm việc. - Đối với chi phí nhân công: CBTĐ khi kiểm tra nội dung này chưa thực hiện đánh giá tính chính xác của ước lượng, chưa thống kê mức tiền lương bình quân chung so với doanh thu cung cấp dịch vụ trong thời gian từ 3-5 năm trước khi lập báo cáo dự án hoặc dự kiến quỹ tiền lương ứng với kết quả SXKD theo chiến lược phát triển của TCT đã được BQP phê duyệt, vì theo thực tế thẩm định thì số liệu sẽ tương ứng 10% doanh thu, hơn nữa trong thời gian qua, mức lương cơ sở cũng như lương tối thiểu vùng liên tục tăng, theo quy định do Chính phủ ban hành là khoảng 5%/năm, trong khi theo tính toán của báo cáo dự án thường không tăng hoặc chỉ tăng từ 1-2%/năm theo tỷ lệ lạm phát là chưa phù hợp với thực tế, qua bảng đánh giá chi phí nhân công thực tế luôn vượt từ 10-20% so với số đã thẩm định.

    Bảng 2.25: Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của DN
    Bảng 2.25: Kiểm định Cronbach’s Alpha Biến: Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của DN

    Những kết quả đã đạt được

    SXKD, chiến lược đầu tư phát triển của TCT, góp phần hoàn chỉnh chuỗi giá trị trong ngành dịch vụ trực thăng, từ hoạt động bay trực thăng phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí, bay du lịch dịch vụ tới hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa trực thăng và dịch vụ đào tạo phi công, thợ máy, từ đó khép kín, nâng cao năng lực tự chủ trong hoạt động khai thác, vận hành đội bay, mở ra các ngành nghề mới mang lại nguồn thu lâu dài cho TCT. Qua TĐTC cho thấy: từ khâu lập dự án khả thi cho tới cấp thẩm định đều tuân thủ nguyên tắc tính toán các chỉ tiêu dự án theo giá trị thời gian của tiền (dòng tiền chiết khấu) đảm bảo phù hợp với tư duy của nhà quản trị TCDN và theo phương pháp thẩm định từ tổng quan tới chi tiết, phương pháp đối chiếu so sánh với các dự án tương tự đã thực hiện, phương pháp dự báo một số biến động về các nhân tố khách quan, chủ quan tác động tới hiệu quả của dự án.

    Những hạn chế và nguyên nhân 1. Những hạn chế

    Một số dự án mua máy bay huấn luyện đang đánh giá hiệu quả theo NPV, IRR kinh tế khiến nhiều dự án không có hiệu quả về mặt lợi nhuận thu được khi đưa vào vận hành, tuy nhiên cũng phải khẳng định nguyên nhân lớn nhất khiến các dự án này không có hiệu quả là do hiệu suất khai thác thấp hơn tương đối so với kế hoạch dự kiến của dự án dẫn đến số chi phí tiết kiệm được không đủ bù đắp các chi phí khấu hao, bảo dưỡng kỹ thuật phát sinh. Điều đó phần nào khiến cấp thẩm định chưa tổng kết, rút ra những kinh nghiệm, những mặt chưa đạt được trong các dự án đã triển khai trước đó, dẫn tới việc các dự án sau này thông số đầu vào chưa được tính toán lại một cách hợp lý (ví dụ như việc ước lượng sản lượng giờ bay của máy bay AW189 thứ ba của Công ty Trực thăng Miền Nam, giờ bay du lịch của 02 máy bay Bell 505…).

    Mục tiêu

    THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM.

    Định hướng chiến lược (a) Chiến lược kinh doanh

    - Lấy an toàn bay, chất lượng dịch vụ quốc tế, hiệu quả, giá cạnh tranh và tăng trưởng bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động bay dịch vụ dầu khí và bay du lịch - dịch vụ, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ bay, tạo cơ sở vững chắc để cạnh tranh có hiệu quả với các công ty trực thăng khác. - Đối với máy bay: TCT sẽ cơ cấu lại đội máy bay, nghiên cứu, đầu tư chủng loại máy bay mới thay thế máy bay cũ không còn phù hợp về công nghệ, khó khăn trong khai thác do không có đủ vật tư bảo đảm; giảm loại máy bay, tập trung khai thác các chủng loại phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng như bay dịch vụ dầu khí, bay huấn luyện, bay du lịch, bay MIA, bay xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của Tổng công ty.

    Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025

    - Đầu tư bổ sung trang thiết bị bảo đảm bay (xe vận chuyển nhiên liệu, xe tra nạp nhiên liệu, xe chở hành khách, xe chở tổ bay, xe kéo dắt máy bay…) để thay thế các trang bị cũ hỏng hóc, sửa chữa nhiều lần, phát sinh chi phí sửa chữa lớn. - Đầu tư trang thiết bị, công nghệ thông tin 4.0 để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, các quy định của Cục Hàng không, của Bộ Quốc phòng về bảo đảm an toàn bay.

    Bảng 3.2: Danh mục dự án đầu tư của TCT Trực thăng Việt Nam
    Bảng 3.2: Danh mục dự án đầu tư của TCT Trực thăng Việt Nam

    Nâng cao chất lượng TĐTC các dự án đầu tư phải gắn liền với việc phục vụ thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của TCT Trực thăng

    NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN QUÁN TRIỆT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM.

    Giải pháp nâng cao chất lượng TĐTC dự án phải phù hợp với các quy định của luật pháp và cấp trên có thẩm quyền

    Ngoài ra các DAĐT mua máy bay trực thăng là các dự án nằm trong danh mục trang thiết bị quân sự mua sắm của BQP; do đó, việc thẩm định có quy định riêng. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng TĐTC các DAĐTDH của TCT Trực thăng ngoài việc tuân thủ các quy định về sử dụng vốn Nhà nước theo luật đầu tư công, thì còn phải tuân thủ các quy định riêng của BQP với loại trang thiết bị mua sắm này.

    Các giải pháp nâng cao chất lượng TĐTC dự án đầu tư cần đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống

    GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA TỔNG CÔNG TY TRỰC THĂNG VIỆT NAM.

    Chuẩn hóa báo cáo dự án khả thi

    - Phân tích kết quả và các tác động của dự án: tác động tới hiệu quả kinh doanh nói chung của đơn vị, tới thu nhập của người lao động, tác động tới yếu tố kinh tế xã hội, đóng góp vào nguồn thu NSNN.

    Xây dựng quy chế thẩm định dự án đầu tư, trong đó có quy định chi tiết, cụ thể về TĐTC dự án đầu tư dài hạn

    - Thời hạn thẩm định: căn cứ theo quy định của Nhà nước nhưng cũng cho phép vận dụng theo đặc thù của DN và đặc trưng của dự án trong trường hợp phải cần thêm thời gian để thẩm định chi tiết, đánh giá kỹ lưỡng hơn một số chỉ tiêu, số liệu đầu vào. Bên cạnh đó, TCT có thể nghiên cứu, tham vấn các chuyên gia để biên soạn Cẩm nang TĐTC DAĐT phổ biến tới CBTĐ từ cấp TCT cho tới các đơn vị thành viên và bản thân cả cấp lãnh đạo - Cấp phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó có quy định các kỹ thuật và quy trình áp dụng trong việc xác định, đánh giá, tính toán và thẩm định chi tiết các khía cạnh liên quan đến phương án tài chính của DAĐT.

    Nâng cao chất lượng thẩm định các nội dung trong TĐTC dự án đầu tư dài hạn

    Ngoài ra, việc thẩm định thời gian vay vốn cần phải dựa trên phân tích vòng đời và dòng tiền dự kiến của dự án, tránh tình trạng như hiện nay tại TCT là thời gian vay vốn thường quá ngắn - chỉ bằng 1/3 đến 1/5 thời gian dự án vận hành, đặc biệt chi phí lãi vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí vận hành ở những năm đầu trong khi ở thời gian này, công suất thường khó đạt được mức tối ưu sẽ gây áp lực rất lớn đến việc cân đối dòng tiền dự án. TCT cần cải thiện thông qua việc sử dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật ước lượng doanh thu khác nhau, đồng thời thuê các đơn vị tư vấn có năng lực để khảo sát nhằm đưa đến dự báo doanh thu đáng tin cậy hơn (hiện tại dự báo doanh thu lĩnh vực bay dầu khí chủ yếu theo phương thức phỏng vấn các khách hàng hiện tại của TCT, tuy nhiên thị trường dầu khí có tính liên thông và có rất nhiều biến số từ thị trường quốc tế mà trong các dự báo hiện tại của TCT chưa cập nhật được).

    Bảng 3.3: Mô hình mẫu cho phân tích rủi ro của dự án
    Bảng 3.3: Mô hình mẫu cho phân tích rủi ro của dự án

    Hoàn thiện phương pháp và công tác tổ chức TĐTC DAĐTDH Việc lựa chọn phương pháp thẩm định DAĐTDH có vai trò quan trọng

    - Trong TĐTC dự án thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trợ giúp cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính dự án là rất hiệu quả, giúp CBTĐ tiết kiệm thời gian, kiểm tra tính chính xác số liệu nên việc sử dụng các phần mềm tính toán (Phần mềm thẩm định TMĐT và hiệu quả dự án của Công ty CP Giá Xây Dựng, Phần mềm thẩm định dự toán ADTPro,… thậm chí là các hàm tính toán hiệu quả dự án trong Ecxel) là cần thiết do đó TCT cần phải trang bị cho CBTĐ thiết bị máy tính cũng như kỹ năng tin học văn phòng thật tốt. - Trong các hoạt động đầu tư, trừ những dự án mang tính chất quốc phòng - an ninh theo quy định bắt buộc của BQP, TCT cần tập trung vào mục tiêu lợi nhuận, tránh việc bị chi phối quá lớn bởi các mục tiêu phi lợi nhuận như viện dẫn cỏc lợi ớch về mặt kinh tế - xó hội hay mục tiờu quản lý nội bộ thiếu rừ ràng.

    Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho công tác TĐTC dự án đầu tư dài hạn

    Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho công tác.