MỤC LỤC
Bên cạnh đó, các nghiên cứu mở rộng và hàm ý chính sách nhằm hỗ trợ định hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đươc đề xuất dựa trên kết quả của luận án. Từ khoá: Cấu trúc vốn chủ sở hữu, trách nhiệm xã hội, rủi ro kiệt quệ tài chính, doanh.
Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu thời gian qua đã cho thấy những hậu quả nghiêm trọng về rủi ro kiệt quệ tài chính – FDR của doanh nghiệp với các bên liên quan như: chủ nợ, nhà quản trị doanh nghiệp, cổ đông, nhà đầu tư tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý Nhà nước… Husson-Traore (2009) chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm nổi bật lên hai vấn đề quan trọng sau: thứ nhất, vai trò có tính quyết định của cơ chế cấu trúc VCSH khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn tài chính; thứ hai, sự bất lực của các cơ quan đánh giá xếp hạng tín nhiệm, Chính phủ và các định chế tín dụng trong phòng ngừa và ứng phó với FDR. Sự quan tâm này xuất phát từ tính bất định (uncertainty) của hành vi doanh nghiệp khi đối diện với FDR với kỳ vọng doanh nghiệp sẽ khôi phục lòng tin của các bên liên quan thông qua việc mở rộng các cam kết đối với vấn đề về đạo đức, yếu tố minh bạch và những đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Các nghiên cứu tiên phong chủ yếu tập trung xem xét tác động đơn lẻ của CSR với hiệu quả tài chính, giá trị doanh nghiệp và rủi ro kiệt quệ tài chính mà bỏ qua sự cộng hưởng của nhân tố cấu trúc VCSH. Và đó cũng chính là lý do mà tác giả lựa chọn thực hiện đề tài: “Tác động của trách nhiệm xã hội và cấu trúc vốn chủ sở hữu đến rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Đánh giá tác động của trách nhiệm xã hội đến rủi ro kiệt quệ tài chính của các.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được xác định bằng phương pháp phân tích nội dung dựa trên 4 khía cạnh: Trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với người lao động, trách nhiệm với sản phẩm và trách nhiệm với cộng đồng (Hồ Thị Vân Anh, 2017); Rủi ro kiệt quệ tài chính được đo lường bằng các chỉ số: Z_score (Altman, 1968), Zm_score (Zmijewski, 1984) và O_score (Ohlson, 1980). Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định quan trọng trong việc lựa chọn cấu trúc VCSH phù hợp giúp giảm thiểu rủi ro kiệt quệ tài chính doanh nghiệp và giúp cho các cơ quan chức năng nhận thức vai trò của các hình thái cấu trúc VCSH để từ đó có thể tiến hành xây dựng các chính sách quản lý thích hợp trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam.
Kết quả này giúp cho những nhà quản trị doanh nghiệp và Chính phủ nhìn nhận một cách khách quan hơn vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế, hướng tới cân bằng lợi ích các bên liên quan sẽ trở thành mục tiêu tiên quyết của doanh nghiệp và từ đó đóng góp nhiều giá trị hơn cho xã hội. Các nhà quản trị và cơ quan quản lý có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu này để điều chỉnh, xây dựng các chính sách thích hợp khuyến khích doanh nghiệp thể hiện vai trò của mình trong các công tác xã hội, cân bằng lợi ích các bên và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay mặc dù đã có những bước chuyển biến lớn trong công tác quản lý nhưng vẫn còn đó những vấn đề mang tính tiêu cực liên quan đến chất lượng thông tin trên thị trường như: thao túng giá cổ phiếu, giao dịch nội gián… Do đó, phương pháp đo lường FDR thuần sử dụng dữ liệu kế toán phần nào hạn chế được những vấn đề nêu trên và đặc biệt phù hợp với các nền kinh tế mới nổi mà trong tình huống này là Việt Nam. Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 chương II của thông tư số 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) về hướng dẫn công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết, các nội dung phải thực hiện báo cáo liên quan tới phát triển bền vững bao gồm: quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, chính sách liên quan đến người lao động, báo cáo liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương, báo cáo liên quan đến thị trường vốn xanh và các thông tin liên quan đến phát triển bền vững.
Edmans & Holderness (2017) xác định cổ đông lớn dựa trên tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần vì hai lý do: thứ nhất, các cổ đông chủ yếu thực hiện quyền quyết định của mình thông qua bỏ phiếu bầu Ban điều hành; quyền sở hữu vốn cổ phần theo tỷ lệ lớn hơn mang lại cho một cổ đông nhiều phiếu bầu hơn và do đó có nhiều quyền lực hơn. Tỷ lệ VCSH của Nhà nước đo lường bằng tổng tỷ lệ vốn cổ phần mà Nhà nước sở hữu tại các doanh nghiệp trong mẫu (Deng & Wang, 2006), (H.
Zhang (2015) cho rằng đầu tư vào nghiên cứu phát triển làm gia tăng FDR, nguyên nhân là chi phí đầu tư vào R&D không linh hoạt và các doanh nghiệp có xu hướng chi đầu tư phát triển cao thường có xu hướng đối mặt với các hạn chế tài chính và nhiều khả năng buộc phải dừng các dự án đó. Do đó, rủi ro của doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với mức tăng chi phí nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp. Luận án sử dụng thêm biến CASH và biến QUICK để kiểm soát khả năng doanh nghiệp xử lý các khoản thanh toán có tính chu kỳ. Biến ROA và biến LOSS - biến giả nhận giá trị 1 nếu lợi nhuận ròng của doanh nghiệp âm và nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại) được thêm vào để kiểm soát khả năng sinh lời. Khả năng thanh toán nhanh Tỷ lệ tiền và các khoản phải thu trên nợ ngắn hạn QUICK Nghiên cứu và phát triển Tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển trên tổng tài sản năm trước R&D.
Biến Đo lường Ký hiệu Khả năng thua lỗ Biến giả nhận giá trị 1 nếu lợi nhuận sau thuế âm và nhận giá trị 0.
Phương pháp 2SLS với biến công cụ là CSR trung bình ngành – IND_MEAN_CSR được xác định dựa trên bộ dữ liệu của luận án và sử dụng trong các nghiên cứu cùng chủ đề của Al‐Hadi & ctg (2019); Boubaker & ctg (2020). Phương pháp 2SGMM được sử dụng với giả định là vế bên phải của dấu bằng sẽ bao gồm tất cả các biến nghi ngờ nội sinh - loại trừ biến giả năm và các biến công cụ được sử dụng sẽ là độ trễ của chính các biến đó với điều kiện trực giao được thiết lập (Boubaker & ctg, 2020).
LEV = tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản; CASH = tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tổng tài sản; ROA = lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản; R&D = tỷ lệ quỹ đầu tư phát triển trên tổng tài sản năm trước; QUICK = tỷ lệ tiền cộng khoản phải thu trên nợ ngắn hạn; LOSS = Biến giả nhận giá trị 1 nếu lợi nhuận sau thuế âm và nhận giá trị 0 trường. Mô hình hồi quy tuyến tính với các phương pháp ước lượng: FGLS, OLS_Cluster được sử dụng với sự so sánh đồng thời giữa mô hình sử dụng biến tương tác và mô hình với mẫu nghiên cứu phân tách theo trung vị của các biến hình thái cấu trúc VCSH.
Phương pháp hồi quy 2SLS với biến công cụ được luận án sử dụng để giải quyết vấn đề nội sinh – biến nghi ngờ nội sinh CSR dựa theo các nghiên cứu của (Al‐Hadi & ctg, 2019) và (Boubaker & ctg, 2020) theo đó chỉ số CSR trung bình ngành – IND_CSR_MEAN được lựa chọn làm biến công cụ với lý do cho rằng hoạt động CSR của doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các ngành và chịu ảnh hưởng bởi các đặc thù ngành về quy trình sản xuất sản phẩm, quy định về môi trường. Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp từ Stata 17 Kết quả hồi quy giữa FDR và CSR với chỉ số Z_score là biến đo lường FDR - chỉ số Z_score càng cao FDR càng thấp, phương pháp ước lượng 2SLS và 2SGMM được sử dụng với phương sai sai số chuẩn mạnh theo cụm doanh nghiệp và thống kê t trong ngoặc đơn – Robust t statistic adjusted for clustering by firms reported in the parentheses (Petersen, 2009).
- Tiếp theo, mẫu nghiên cứu được phân tách dựa theo mức độ của từng hình thái cấu trúc VCSH, nếu tỷ lệ VCSH thành phần lớn hơn trung vị ngành của tỷ lệ VCSH thành phần đó trong cùng năm quan sát thì sẽ được xếp vào mức cao và ngược lại xếp vào mức thấp. Luận án cung cấp các đóng góp quan trọng đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp, giúp cho các nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng của CSR trong việc nâng cao hình ảnh doanh nghiệp thông qua thể hiện mức độ quan tâm đến các vấn đề của xã hội và cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan.
Việc tuân thủ trách nhiệm với môi trường trong hoạt động kinh doanh không chỉ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề rủi ro về Pháp lý và còn giúp tạo dựng các giá trị về mặt hình ảnh thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đối với các vấn đề liên quan đến đào tạo và giáo dục; các cơ hội nghề nghiệp bình đẳng và không phân biệt đối xử; chú trọng hơn nữa vấn đề giải toả căng thẳng và áp lực làm việc của người lao động.
Vấn đề trách nhiệm với người lao động, các hoạt động phúc lợi đối với người lao động vẫn được các doanh nghiệp xem xét và thực hiện đúng trong các cam kết với người lao động theo luật định. Cốt lừi của trỏch nhiệm với người lao động thể hiện qua việc nâng cao ý thức và trình độ của người lao động, sự trung thành gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động và động lực làm việc.
Và vấn đề cốt lừi ở đõy là doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức và nhìn nhận trách nhiệm cộng đồng như một phần của chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Vấn đề trách nhiệm với sản phẩm, đây được xem là vấn đề không thể thiếu trong tư duy chiến lược của doanh.
Hiện nay các thông tin công bố mang tính bắt buộc liên quan đến đánh giá CSR chỉ dừng lại trong quy định công bố thông tin báo cáo bền vững các doanh nghiệp niêm yết tại Thông tư 155 (Bộ Tài chính, 2015) mà chưa có tổ chức nào đo lường và công bố thông tin các chỉ số. Và một khi các doanh nghiệp tham gia, họ thường phải tuân theo các quy định và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vấn đề giám sát hoạt động thực thi CSR hiệu quả và từ đó gián tiếp giúp các doanh nghiệp theo đuổi các tiêu chuẩn cao về chất lượng quản trị doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu cân bằng lợi ích các bên liên quan và phát triển bền vững.
Do đó, cần thiết xây dựng một lộ trình phát triển các tổ chức đánh giá chỉ số CSR trong tương lai gần thay vì chỉ dừng lại ở mức độ công bố thông tin tham khảo. Cuối cùng, vấn đề công khai minh bạch trong công tác đánh giá thực hiện CSR đòi hỏi các cơ quan chức năng cần thể hiện vai trũ của mỡnh rừ hơn thụng qua cỏc quy định về giỏm sỏt và bỏo cỏo, yờu cầu cỏc doanh nghiệp thực hiện các nội dung CSR phải giải trình.