Đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp theo mô hình Thẻ điểm cân bằng tại Công ty Cổ phần rượu Bình Tây

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

Điều kiện triển khai Thẻ điểm cân bằng

Cuối cùng là kiến thức về thẻ điểm cân bằng của ban lãnh đạo, các trưởng bộ phận và toàn thể nhân viên trong tổ chức để có thể hiệu chỉnh và/hoặc áp dụng hệ thống thẻ điểm cân bằng. Tích hợp toàn bộ quá trình hoạch định chiến lƣợc với quá trình xác định chương trình đầu tư, kế hoạch hành động, lập kế hoạch ngân sách cùng nhau để đảm bảo các mục tiêu có thể thực hiện. Trong quá trình thiết lập mục tiêu, các mục tiêu của các tổ đội và cá nhân, đặc biệt là của đội ngũ quản lý, phải bao gồm hoặc gắn kết với các mục tiêu trong hệ thống thẻ điểm cân bằng.

Norton sáng lập từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 như là một hệ thống đo lường kết quả hoạt động và chuyển tầm nhìn, chiến lược của một tổ chức thành các mục tiêu, thước đo cụ thể trong bốn khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, học hỏi và phát triển. BSC nổi bật nhờ tính cân bằng giữa các thước đo tài chính và phi tài chính, giữa các thước đo kết quả và thước đo giúp định hướng hoạt động mối quan hệ nhân quả trong các mục tiêu và thước đo ở cả bốn khía cạnh nói trên. Chiến lược, sự cam kết và quyết tâm đến cùng của lãnh đạo cấp cao công ty, tính sẵn có của dữ liệu, kiến thức về thẻ điểm cân bằng của ban lãnh đạo công ty, các trưởng bộ phận và toàn thể nhân viên trong công ty là những điều kiện tiên quyết để triển khai hệ thống BSC.

THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN RƢỢU BÌNH TÂY

 Phòng nghiệp vụ tổng hợp (NVTH): quản lý hành chính, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, quản lý hệ thống thông tin. Các phân xưởng trực thuộc:.  Phân xưởng Cồn – Rượu: tổ chức sản xuất sản phẩm cồn, rượu các loại theo quy trình công nghệ có sẵn đến khi nhập kho thành phẩm theo kế hoạch. ĐL – MT): tổ chức bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, cung cấp các dạng năng lượng: điện, hơi, nước, khí nén phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, tiếp nhận và xử lý các nguồn chất thải trong toàn nhà máy. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng buộc các nhà sản xuất phải bỏ ra những khoản chi phí lớn để mua sắm, thay mới các dây chuyền sản xuất hiện đại, đầu tƣ các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đào tạo lại nhân viên đủ trình độ vận hành những thiết bị đó để có thể cạnh tranh trên thị trường. Nhóm khách hàng tiêu thụ cồn của công ty tập trung ở Hà Nội và chủ yếu là khách hàng mua cồn tinh bột để sản xuất rƣợu Vodka (rƣợu Hà Nội, Men…), có thể kể đến là công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, Công ty cổ phần rượu bia nước giải khát Aroma…, rủi ro tiềm ẩn ở đây đó là các khách hàng trên cũng chính là các đối thủ cạnh tranh của công ty.

 Về doanh thu, lợi nhuận và các chỉ số ROA, ROE, ROS: năm 2012, 2013, tình hình kinh tế Việt Nam vẫn đang rất khó khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại, sức mua giảm, tỷ lệ doanh nghiệp phá sản cao hơn so với năm 2011, Công ty CP Rƣợu Bình Tây cũng không đứng ngoài vòng xoáy đó, doanh thu giảm mạnh trong khi chi phí không giảm nhiều dẫn tới lợi nhuận sau thuế của công ty giảm.  Về vòng quay hàng tồn kho và các khoản phải thu: vòng quay hàng tồn kho giảm liên tục trong 2 năm 2012, 2013 vì tình hình kinh tế khó khăn, doanh số bán hàng giảm, mặc dù giá vốn hàng bán đã giảm trong 2 năm này nhƣng lƣợng hàng tồn kho năm sau vẫn lớn hơn năm trước, điều này cho thấy việc quản trị hàng tồn kho của công ty đang gặp trục trặc, khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho ngày càng chậm, vì vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ngày càng hạn chế, đây là điều cần phải khắc phục.  Về các khoản chi phí: giá vốn hàng bán năm 2013 tuy có giảm so với năm 2012 những vẫn ở mức rất cao, nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu đầu vào còn cao, quá trình sản xuất vẫn còn nhiều thất thoát, quy trình vận hành còn chƣa phù hợp dẫn đến công suất hoạt động của các dây chuyền chƣa đƣợc khai thác tối đa.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty luôn khẳng định trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, xã hội thông qua các hoạt động như xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, phụng dƣỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, đóng góp vào các quỹ vận động của xã hội…, tích cực cùng với các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền người dân về văn hóa uống rƣợu bia có trách nhiệm nhằm tránh tác hại xấu do lạm dụng rƣợu bia gây ra. Lực lƣợng cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn chƣa cao, trong “Báo cáo Ban Kiểm Soát về tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Rượu Bình Tây năm 2013” cũng đã đề cập đến vấn đề này: “đội ngũ cán bộ quản lý trình độ hạn chế, chƣa có tầm nhìn, khả năng hoạch định chiến lƣợc, không theo kịp sự phát triển của thị trường, công tác cập nhật thông tin và xử lý thông tin còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh về công nghệ trong quản lý và điều hành, chƣa mạnh dạn cử cán bộ quản lý đi đào tạo về chuyên môn do đó khi có sự thay đổi đều dẫn đến sự lúng túng trong xử lý”.

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Rƣợu Bình Tây Các phòng ban trực thuộc:
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP Rƣợu Bình Tây Các phòng ban trực thuộc:

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN RƢỢU BÌNH TÂY

Quy trình nội bộ của công ty hiện nay gặp phải vấn đề sau: (1) bộ phận quản lý mang nặng tính hình thức, (2) quản lý chồng chéo giữa các phòng ban, (3) phòng cung ứng hoạt động chƣa hiệu quả, (4) hệ thống máy móc còn lạc hậu, (5) nhân viên đóng gói chủ yếu lao động thủ công. Thành lập phòng R&D tách ra từ phòng kỹ thuật với chức năng tham mưu, tư vấn và chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,..và tìm kiếm, xây dựng, quản lý các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn của các doanh nghiệp. Thành lập Phòng truyền thông – Marketing tách ra từ phòng kinh doanh với chức năng nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu, khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn.

Đầu tư phần mềm quản lý đồng bộ cho toàn công ty, từng bước ứng dụng hệ thống ERP (hệ thống ứng dụng đa phân hệ) giúp tổ chức, doanh nghiệp quản lý các nguồn lực và điều hành tác nghiệp, giúp doanh nghệp tiết kiệm chi phí quản lý, giảm thời gian thông tin mà kết quả lại cao. Bắt đầu các cuộc phỏng vấn, tác giả trình bày mục đích cuộc phỏng vấn, trình bày sơ lƣợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn lực,..Tác giả cũng trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết của hệ thống thẻ điểm cân bằng, nêu lên thực trạng kết quả hoạt động của công ty, trình bày, giải thích các giải pháp mà tác giả đã đề xuất làm cơ sở để các chuyên gia đƣa ra đánh giá về mức độ khả thi của các giải pháp. Để thực hiện giải pháp “cải thiện các khoản chi phí”, công ty cần có các điều kiện sau: (1) mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng, (2) quy trình quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, (3) nhân sự tham gia công tác Marketing (4) các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm của toàn thể nhân viên.

Tóm lại, đối với nhóm giải pháp về tài chính, các thành viên tham gia thảo luận đánh giá các giải pháp có tính khả thi gần nhƣ ngang nhau và điều kiện hiện tại của công ty có thể thực hiện đƣợc nhƣng cải thiện công tác quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho cần thời gian dài để thực hiện, giải pháp giảm thiểu chi phí có tính khả thi cao nhất, có thể tiến hành đƣợc ngay trong hiện tại. Các chuyên gia hầu hết đều đánh giá cao mức độ khả thi của giải pháp “nâng cao trình độ nguồn nhân lực” và “cải thiện môi trường làm việc, phát triển văn hóa doanh nghiệp”, những giải pháp này không tốn nhiều kinh phí mà lại mang lại kết quả cao cho hoạt động của công ty.

Hình 3.1: Bản đồ chiến lƣợc CTCP Rƣợu Bình Tây
Hình 3.1: Bản đồ chiến lƣợc CTCP Rƣợu Bình Tây