MỤC LỤC
Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển, Sở giao dịch dần khẳng định được vị thế của mình đối với khách hàng cho dù có sự cạnh tranh rất lớn của rất nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn Hà Nội nhất là với sự ra đời của hàng loạt ngân hàng cổ phần trên cả nước. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng cơ bản bám sát mục tiêu: chủ động tăng trưởng gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn phát triển các dịch vụ trên nguyên tắc chấp hành điều chỉnh giới hạn tín dụng được Hội sở chính phê duyệt. Vì Sở đang tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các khách hàng lớn và tiếp tục giải ngân các dự án đã ký như khu đô thị mới Nhơn Trạch của Tổng công ty xây dựng Hà Nội, khách sạn Cát Bà của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Hà Nội nên cho vay trung – dài hạn tăng lên.
Nợ ngắn hạn chủ yếu phục vụ kinh doanh cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp khác, Sở đang cố gắng nâng dần tỷ trọng tín dụng ngắn hạn trên 30% tổng dư nợ để cơ cấu tín dụng trở nên hợp lý hơn, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Tín dụng trung – dài hạn tăng trên cơ sở thực hiện tốt, phát triển các dự án mới đủ điều kiện và thu hồi nợ các dự án đã đầu tư và kiểm soát tốt các khoản nợ trung – dài hạn đã cho vay nhưng chưa đến hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng. Trong những năm qua, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của Sở giao dịch ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã được cải thiện rừ rệt, tăng tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ lên 13% trong năm 2005 và 22% trong năm 2006.
Nợ quá hạn của tín dụng trung – dài hạn chủ yếu nằm trong khu vực kinh tế quốc doanh, vì Sở cho vay đối với các đơn vị quốc doanh chiếm số lượng lớn và cho vay với quy mô lớn, còn các đơn vị ngoài quốc doanh chỉ chiếm số lượng ít mà chủ yếu cho vay trung hạn. Qua những phân tích ở trên ta có thể thấy nợ quá hạn tín dụng nói chung và nợ quá hạn tín dụng trung – dài hạn nói riêng có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng Sở đã phần nào kiểm soát được nợ quá hạn để chất lượng tín dụng tăng lên đảm bảo sự phát triển của ngân hàng, tạo uy tín đối với khách hàng. Nguyên nhân này là do sự cạnh tranh về lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng nhất là các ngân hàng cổ phần, và giới hạn tín dụng do Hội sở chính đặt ra nên nguồn vốn huy động được sử dụng để cho vay giảm hay hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Tuy đã đạt nhiều kết quả trong thu nợ trong năm 2006 nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa thanh toán nợ và lãi cho ngân hàng, và trong năm này có nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp chưa quyết toán được công trình nên Sở chưa thể thu hồi được nợ.
Đây là kết quả của việc Sở có chính sách tăng cường huy động vốn trung – dài hạn với việc đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao lãi suất huy động mặc dù lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại quốc doanh giảm so với các ngân hàng thương mại cổ phần khi các ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện cam kết lãi suất trần của Hiệp hội ngân hàng. Tuy đạt được nhiều kết quả trong nâng cao chất lượng tín dụng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế mà Sở phải khắc phục để chất lượng tính dụng trung – dài hạn tăng lên đảm bảo đòi hỏi của thực tiễn hoạt động tín dụng tại Sở đồng thời là yêu cầu của xu hướng hôi nhập theo thông lệ quốc tế. Thứ nhất, công tác đánh giá phân tích xếp loại khách hàng, phân loại nợ trung – dài hạn đã được thực hiện tương đối tốt song còn nhiều lĩnh vực chưa nhận thấy hết được các tiềm ẩn rủi ro, việc đánh giá tài sản đảm bảo thực hiện còn sơ cứng, nhiều khách hàng có tài sản đảm bảo nhưng cán bộ tín dụng không đánh giá đúng giá trị của tài sản đảm bảo.
Thứ hai, cơ cấu tín dụng trung – dài hạn theo thành phần kinh tế tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý chủ yếu vẫn cho vay đối với các đơn vị quốc doanh có đơn vị hợp tác lâu dài về tín dụng nhất là đối với. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới hạn chế của chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở giao dịch, có cả nguyên nhân chủ quan thuộc về phía ngân hàng và cả nguyên nhân khách quan thuộc về phía khách hàng. + Khách hàng không trả nợ đúng hạn, không tuân thủ những quy tắc trong hợp đồng… mà quy mô khoản vay trung – dài hạn thường rất cao nên khi khách hàng không trả đúng hạn thì vòng quay vốn tín dụng giảm nên chất lượng tín dụng trung – dài hạn của Sở cũng giảm sút theo.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm cho chất lượng tín dụng trung – dài hạn còn hạn chế như mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, sự mở rộng hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự phục hồi nhanh chóng của các ngân hàng thương mại cổ phần làm cho Sở mất thị phần trong cho vay, huy động vốn trung – dài hạn hay chất lượng tín dụng trung – dài hạn giảm xuống. Mặt khác, còn một số chính sách và quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng còn thiếu đồng bộ, các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ chưa kịp đổi mới, cơ chế giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập.
Để chất lượng tín dụng được nâng cao, giảm dư nợ theo lộ trình khả thi đối với các doanh nghiệp xây lắp, khách hàng có tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục quan hệ ổn định tín dụng có đảm bảo đối với các đơn vị xây lắp hoạt động có hiệu quả. Từ tính chất rủi ro của tín dụng trung – dài hạn, quy trình thẩm định cần tiến hành thẩm định một cách khoa học, khách quan nhằm đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Sở giao dịch cần thực hiện kiểm tra tình tình thực tế sử dụng vốn vay thường xuyên xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích xin vay hay không, tránh tình trạng không quản lý được tình hình sử dụng vốn vay theo phương án xin vay, tìm hiểu quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách yêu cầu khách hàng gửi các giấy tờ liên quan đến vấn đề này, khó khăn trong việc thu hồi nợ, kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo.
Từ đó phát hiện kịp thời những vi phạm tín dụng nhất là khi khách hàng vay vốn kinh doanh không đúng mục đích sử dụng vào việc kinh doanh vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế… phải xử lý ngay theo hợp đồng để tránh những tổn thất xấu đối với Sở. Tín dụng trung – dài hạn là loại hình mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng rủi ro lớn, khi xảy ra rủi ro thường gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngân hàng nên phải đa dạng hình thức tín dụng trung – dài hạn để giảm thiểu rủi ro. + Việc tuyển chọn và bố trí cán bộ phải qua sát hạch, đào tạo đại học, số cán bộ hiện có phải đào tạo lại và trong quá trình đào tạo lại phải bổ sung những quy trình nghiệp vụ mới về thẩm định tín dụng về hoạt động của ngân hàng.
Tiếp tục đơn giản hoá thủ tục cho vay trung – dài hạn nhưng vẫn phải đảm bảo các quy trình có hiệu quả tránh những rủi ro tổn thất cho ngân hàng và để các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tiếp cận với nguồn vốn tín dụng trung – dài hạn dễ dàng hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Thuỳ Dương và các anh chị Phòng giao dịch II Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập này.