MỤC LỤC
Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động cơ bản mang lại nguồn thu và lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng, tuy nhiên song song với lợi ích mà hoạt động này mang lại, các ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động tín dụng đang xuất hiện ngày một nhiều và khó có biện pháp giải quyết triệt để. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng và ảnh hưởng to lớn của rủi ro tín dụng cá nhân đối với ngân hàng, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể xác định được các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách mang tính đóng góp cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.
Theo Phạm Thái Hà (2017) trong bài nghiên cứu về chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, nợ quá hạn được định nghĩa là rủi ro phát sinh khi người vay không có khả năng trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay cho ngân hàng vào thời hạn trả nợ đã cam kết trước đó; nợ xấu được định nghĩa là khoản tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay mà không thể thu hồi được do khách hàng làm ăn thua lỗ hoặc vì nguyên nhân nào đó dẫn đến mất khả năng thanh toán, hai chỉ tiêu này thông thường được phân biệt dựa trên thời gian quá hạn của khoản vay, thời gian quá hạn trên 90 ngày sẽ phải xem xét chuyển nhóm nợ xấu. Trên thực tế, khi một ngân hàng tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ của số đông khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng phá sản và cả khách hàng của các ngân hàng khác, thông thường, khách hàng sẽ sinh ra ý muốn rút tiền về để tránh khả năng mất vốn, điều này sẽ khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc cân bằng nguồn vốn sẵn có để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính, tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh TPHCM” của Nguyễn Duy Khoa (2017) đã phân tích được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng qua số liệu thu thập được từ 354 hồ sơ khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 298 doanh nghiệp không có rủi ro tín dụng và 56 doanh nghiệp có rủi ro tín dụng, ứng dụng mô hình Binary Logistic để kiểm định tính chính xác của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Vietcombank Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Huyện Thanh Bình – Tỉnh Đồng Tháp” của Hồ Thị Thu Hương (2020) đã chọn 450 khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân loại khách hàng và mô hình hồi quy Binary Logistic để phân tích số liệu nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng của các khách hàng cá nhân tại ngân hàng nghiên cứu. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trà Vinh” của Ngô Thị Phương Dung (2021), sử dụng mẫu 160 khách hàng có giao dịch tại ngân hàng và phương pháp phân tích định lượng (kiểm định Wald, kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (kiểm định Omnibus), kiểm định mức độ giải thích của mô hình, kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình, phân tích hồi quy Binary Logistic) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Trà Vinh (Sacombank Trà Vinh). Công trình nghiên cứu “Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending” của tác giả John M.Chapman (2010), trong đó, tác giả đã kiểm định 8 biến nghiên cứu về đặc điểm của khách hàng vay bao gồm: Độ tuổi; Tình trạng hôn nhân; Số lượng thành viên trong gia đình phụ thuộc vào khách hàng vay; Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại; Nghề nghiệp; Số năm gắn bó với công việc hiện tại; Thu nhập của khách hàng vay; Tài sản đảm bảo của khách hàng vay để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân.
Trên cơ sở tham khảo và kế thừa một số nghiên cứu tương đồng của các tác giả Nguyễn Duy Khoa (2017), Hồ Thị Thu Hương (2020), Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018), Ngô Thị Phương Dung (2021), Nguyễn Thị Thùy Dương (2014), em quyết định chọn mô hình hồi quy Binary Logistic để thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín”. Trong nghiên cứu này, khả năng tài chính của khách hàng đi vay được đánh giá thông qua tỷ lệ nguồn vốn tự có trên tổng số vốn vay của khách hàng, năng lực tài chính trong bất kì trường hợp xin cấp tín dụng nào cũng là mối quan tâm hàng đầu của cán bộ tín dụng, điều kiện này là nhân tố quan trọng nhất để ngân hàng xem xét khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng để ra quyết định cấp tín dụng hay không. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các đặc điểm, tính chất của 550 hồ sơ khách hàng cá nhân đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín dựa trên Khả năng tài chính; Kinh nghiệm làm việc; Tỉ lệ số tiền vay/Giá trị Tài sản bảo đảm; Lịch sử vay vốn; Tình hình sử dụng vốn vay; Kinh nghiệm của cán bộ cho vay và Số lần kiểm tra, giám sát khoản vay, từ đó xác định các nhân tố có tác động đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của khách hàng.
Sau khi thực hiện kiểm định tính tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, em sẽ bắt đầu tiến hành phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của 550 hồ sơ nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là Rủi ro tín dụng với hai khả năng xảy ra là có rủi ro (nhận giá trị là 1) và không có rủi ro (nhận giá trị là 0).
Tuy phải đối mặt với bối cảnh khó khăn do chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 của ngân hàng vẫn được đánh giá khá tốt, cụ thể, tất cả cảc lĩnh vực hoạt động đều tăng trưởng ổn định, hiệu quả thu hồi nợ tồn đọng tốt, tỉ lệ nợ xấu giảm, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 130% so với kế hoạch đề ra, các chỉ số sinh lời cũng được cải thiện đáng kể, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra (Sacombank, 2020). (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Sacombank 2019, 2020, 2021) Trong giai đoạn ba năm này, đại dịch COVID-19 đã khiến nền kinh tế toàn cầu và cả nền kinh tế Việt Nam phải chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo Sacombank đã kịp thời đưa ra những quyết định hợp lý và linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế, phát huy thế mạnh công nghệ và nhân lực để đẩy mạnh hoạt động, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Một điều dễ nhận thấy là trong tình hình dịch, các hoạt động kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa không ngừng bị hạn chế, phục vụ cho công cuộc cách ly nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, rất nhiều khách hàng của ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, không thể kinh doanh hoặc không được công tác, làm việc dẫn đến không có lợi nhuận, không có lương, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ của khách hàng.
Biến Kiểm tra giám sát khoản vay (được xác định dựa trên số lần kiểm tra đối với khoản vay của khách hàng tính từ thời điểm giải ngân đến khi chuyển thành nợ. N Minimum Maximum Mean Std.Deviation Kinh nghiệm. Khả năng tài. Vốn vay/Giá trị. Kinh nghiệm cán. Kiểm tra giám sát. quá hạn hoặc số lần kiểm tra khoản vay tính từ thời điểm giải ngân đến hiện tại, đối với khách hàng cá nhân không có nợ quá hạn) có giá trị nhỏ nhất là 1 lần và lớn nhất là 6 lần, giá trị trung bình là 2.85 với độ lệch chuẩn là 1.475.