Nghiên cứu kỹ năng làm việc nhóm trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và giải pháp nâng cao

MỤC LỤC

Điểm mới của đề tài

Mức độ KNLVN trong học tập của SV trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tại thời điểm nghiên cứu.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KNLVN TRONG HỌC TẬP CỦA SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

Lý luận chung về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên 1. Khái quát về kỹ năng

    Do đó, để làm việc nhóm trong học tập đạt được hiệu quả cao mỗi thành viên trong nhóm cần có những tri thức và kỹ năng về làm việc nhóm như: Nhận thức đúng mục đích, nhiệm vụ học tập chung của nhóm, tích cực đóng góp ý kiến giải quyết vấn đề, đặt ra các câu hỏi hay tìm lời giải đáp, tích cực tương tác nhằm hiểu quan điểm của các thành viên khác, có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm cũng như có trách nhiệm với chính bản thân mình, nắm vững và hài hòa được trách nhiệm, lợi ích cá nhân với trách nhiệm, lợi ích chung của nhóm. Làm việc nhóm trong học tập không phải lúc nào cũng thuận lợi, hòa nhã mà đôi khi có những xung đột, tranh cãi liên quan đến quan điểm, sự phân công công việc, cam kết hoàn thành, sự đảm bảo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của từng cá nhân, tính trách nhiệm,… Trước những tình huống này, SV cần phải biết kiềm chế cảm xúc và hành vi của bản thân, không nên ngay lập tức có thái độ, hành vi tiêu cực mà thay vào đó nên bình tĩnh trao đổi và lắng nghe để tìm ra cách thức giải quyết các xung đột, thay vì bộc phát hành vi, cảm xúc khiến xung đột phát triển mạnh hơn.

    Hình 2. 1. Khung phân tích KNLVN trong học tập của SV
    Hình 2. 1. Khung phân tích KNLVN trong học tập của SV

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

    Phương pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình

    Yếu tố để xây dựng nên hai chân dung tâm lý này là từ kết quả thu được qua phương pháp phỏng vấn sâu SV kết hợp với những thông tin bản thân SV cung cấp qua bảng hỏi.

    Phương pháp định lượng 1. Thiết kế bảng hỏi

      Giá trị của nó cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ: nếu giá trị + (r>0) có nghĩa là giữa chúng có mối liên hệ thuận và giá trị - (r<0) thể hiện mối liên hệ nghịch, trong trường hợp r = 0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ. KNLVN trong học tập của SV được đánh giá trên các mặt: Nhận thức của SV về KNLVN trong học tập; mức độ vận dụng thường xuyên và mức độ vận dụng thành thạo KNLVN trong học tập; các yếu tố ảnh hưởng đến KNLVN trong học tập của sinh SV.

      Bảng 3. 1. Mẫu nghiên cứu theo năm học, ngành học và giới tính
      Bảng 3. 1. Mẫu nghiên cứu theo năm học, ngành học và giới tính

      Đánh giá mức độ nhận thức của SV trường Đại học Ngân hàng TP.HCM về kỹ năng làm việc nhóm trong học tập

        Việc nắm vững và chỉ ra được sự cần thiết của các tri thức về phương thức hành động để hình thành KNLVN (tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng lắng nghe tích cực, tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề, tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng điều khiển điều chỉnh hành vi và cảm xúc) chính là nền tảng rất quan trọng để mỗi SV ý thức hơn trong việc hình thành KNLVN ở mỗi cá nhân. Khảo sát mối liên hệ giữa mức độ vận dụng thường xuyên tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề với năm học, bằng phương pháp kiểm định phi tham số Mann – Whitney, nhóm nghiên cứu thu được kết quả, p = 0.000 < 0.05, cho phép kết luận tồn tại mối quan hệ giữa mức độ vận dụng thường xuyên tri thức về phương thức hoạt động để hình thành kỹ năng trình bày mạch lạc vấn đề với năm học. Đánh giá mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức hành động khi làm việc nhóm để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc dưới góc độ năm học bằng phương pháp kiểm định Mann- Whisney, cho kết quả p = 0.000 < 0.05, có thể kết luận, tồn tại mối quan hệ giữa mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức hành động khi làm việc nhóm để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi cảm xúc với năm học.

        Khảo sát mối liên hệ giữa giới tính và mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc, bằng phương pháp kiểm định Chi-Square kết quả thu được, p = 0.001 < 0.05, cho ta kết luận tồn tại mối liên hệ giữa giới tính và mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Tìm hiểu mối liên hệ giữa mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc với SV là cán bộ lớp hay SV bình thường, bằng phương pháp kiểm định Mann- Whitney, kết quả cho thấy p = 0.446 > 0.05, có thể khẳng định, không có mối liên hệ nào giữa mức độ vận dụng thành thạo tri thức về phương thức hành động để hình thành kỹ năng điều khiển, điều chỉnh hành vi và cảm xúc với SV làm cán bộ lớp hay SV bình thường.

        Bảng 4. 1. Nhận thức về ý nghĩa của làm việc nhóm trong học tập  Không
        Bảng 4. 1. Nhận thức về ý nghĩa của làm việc nhóm trong học tập Không

        Phân tích kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Ngân hàng TPHCM

          Mặc dù ĐTB chung cao hơn ĐTB của thang đo nhưng tỉ lệ phần trăm cho thấy, trong tất cả các yếu tố được chỉ ra, ngay cả những yếu tố được đánh giá cao nhất thì cũng chỉ có 62.5% SV đồng ý (ở iterm 11. Những điểm số khen ngợi của GV là động lực giúp nhóm nghiên cứu hào hứng hơn khi làm việc nhóm), còn lại tỉ lệ phần trăm ở cái iterm. Bằng việc liệt kê ra các yếu tố khác nhau trong giáo dục nhà trường ảnh hưởng đến sự hình thành KNLVN ở SV cho nhóm nghiên cứu kết quả, SV nhận thấy việc luôn được nhà trường tổ chức tham gia các hoạt động tập thể đòi hỏi SV phải biết hợp tác với nhau là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất trong các yếu tố khác của giáo dục nhà trường đến sự hình thành KNLVN trong học tập của SV (ĐTB = 2.33). Thực tế cũng chỉ ra, ngay từ mầm non trẻ đã được tham gia các trò chơi đóng vai, trò chơi vận động tiếp sức… hay các hoạt động sinh hoạt sao, chương trình kế hoạch nhỏ hay đôi bạn cùng tiến ở tiểu học rồi đến THCS, THPT, nhiều hoạt động tập thể hơn như đường làng ngừ xúm sạch đẹp, hưởng ứng giờ trỏi đất… thỡ khả năng làm việc nhóm càng được tăng lên theo từng cấp học.

          Phân tích kết quả phương pháp mô tả chân dung tâm lý

            Sự chênh lệch này có thể được giải thích chính GV trong quá trình giảng dạy của mình chưa thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình trong việc hướng dẫn SV cách làm việc nhóm sao cho tốt nhất nên chưa tạo ra được ảnh hưởng mạnh mẽ lên sự hình thành KNLVN ở SV. Ở mẫu giáo là các trò chơi xếp hình, đóng vai, những giờ thể dục cô chia đội nhóm để cùng hợp tác phấn đấu thi đua với nhau… Cô giáo luôn hướng dẫn phải biết quan tâm đến bạn, tôn trọng bạn, chơi hòa đồng với bạn. Cách cô phân công thành các nhóm bạn có giỏi và có yếu, cách cô hướng dẫn khi các bạn chưa hiểu bài thì giảng lại cho bạn hay bài tập về nhà bạn không hiểu thì giảng kỹ, không được bỏ giữa chừng và cáu gắt với bạn đã giúp không chỉ H mà các bạn của em có được cái nhìn đúng đắn về làm việc nhóm và từ đó hình thành nên KNLVN cho bản thân mình.

            CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHểM TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP

            Đánh giá chung về thực trạng kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

              Mặc dù đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa nhất định về thực tiễn, nhưng do giới hạn về phạm vi, nguồn lực và năng lực nghiên cứu, đề tài này vẫn còn một số vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện, như: (1) bổ sung nghiên cứu, đánh giá đối với một số kỹ năng thành phần khác của KNLVN trong học tập (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thảo luận, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác); (2) luận giải và đánh giá chi tiết sự ảnh hưởng của đặc trưng môn học, ngành học đối với KNLVN của SV; (3) mở rộng độ bao phủ về khách thể nghiên cứu ở tất cả các ngành học, hệ đào tạo để có cách nhìn toàn diện và đầy đủ hơn. Trong nhóm 6 nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm thì SV tự đánh giá mức 1- rất không ảnh hưởng chỉ dưới 1%, mức 2- chưa ảnh hưởng dưới 10% chủ yếu là lựa chọn từ mức 3-ít ảnh hưởng đến mức 5- rất ảnh hưởng, tỉ lệ lựa chọn mức độ 4- ảnh hưởng cao hơn so với các mức độ còn lại, chứng tỏ các nguyên nhân này đều có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả và thái độ làm việc nhóm của SV. Nguyên nhân 4.5-Tính cách rụt rè, thiếu cởi mở, chia sẻ SV tự đánh giá mức độ 3 là 21.1% , mức độ 4 là 46%, mức độ 5 là 25.4% cao nhất so với các nguyên nhân còn lại, có thể thấy đây là thực trạng chung trong hoạt động nhóm hiện nay của SV BUH, do công việc chung SV thường không tham gia hết sức mình, có ý dựa dẫm vào các bạn khác trong nhúm nếu khụng được phõn chia cụng việc rừ ràng.

              Bảng 5. 1. Đánh giá về nguyên nhân gây hạn chế trong KNLVN của SV Câu
              Bảng 5. 1. Đánh giá về nguyên nhân gây hạn chế trong KNLVN của SV Câu

              Các nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong học tập của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM

                Giáo dục trong gia đình chỉ đạt kết quả tốt đẹp nếu như tất cả mọi thành viên trong gia đình (ông bà, cha mẹ, người lớn…) đều tác động theo định hướng thống nhất vào một mục đích chung nhằm hình thành và phát triển ở các em những phẩm chất, năng lực, thói quen, hành vi chuẩn mực của người công dân chân chính theo yêu cầu của xã hội. Đối với con cái, uy quyền thực sự của cha mẹ có ý nghĩa to lớn, tích cực bền vững đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của chúng thể hiện qua vai trò, trách nhiệm của cha mẹ ngay trong cuộc sống lao động, công việc hằng ngày, hay đạo đức gương mẫu của người công dân… sẽ làm cho các em phải kính phục và học tập. Ngoài ra, những bậc cha mẹ cũng cần được trang bị nhiều hơn những kiến thức về giáo dục gia đình như chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách khoa học, biết kỹ năng tư vấn, trò chuyện cùng con theo lứa tuổi… để từ đó có những phương pháp, biện pháp, nội dung giáo dục mới phù hợp với sự thay đổi những giá trị mới của gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.