MỤC LỤC
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý công tác XHHGD tại các trường trường THPT, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THPT trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang trong giai đoạn tới để thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT 2018.
Phương pháp quan sát: quan sát các vấn đề liên quan đến quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang để tìm hiểu thực trạng, phát hiện ra những việc làm được và chưa được, những vấn đề cần giải quyết để rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp điều tra: điều tra CBQL nhà trường, tổ trưởng, tổ phó tổ chuyên môn, chủ tịch công đoàn trường, bí thư đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm của 05 trường THPT trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; cán bộ của các cơ quan, chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.
+ Đây chính là điểm mới của chương trình GDPT 2018, trao quyền chủ động cho các nhà trường, do đó cần có sự tham gia đóng góp của GV, các chuyên gia, của các cấp quản lý địa phương, cha mẹ học sinh… xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, trên định hướng là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại cho phù hợp với đối tượng HS, điều kiện của nhà trường và điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Một số văn bản làm cơ sở pháp lí như: Luật Phổ cập giáo dục tiểu học, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật giáo dục và các văn bản dưới luật như Nghị định 338/HĐBT về thi hành luật phổ cập giáo dục tiểu học; Quyết định 124- CP của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập hội đồng giáo dục ở các cấp; Bộ Giáo dục- Đào tạo đã có các văn bản như Điều lệ tổ chức và hoạt động của hội đồng giáo dục ở các cấp chính quyền địa phương; Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và công đoàn giáo dục Việt Nam về việc tham mưu mở Đại hội giáo dục cấp cơ sở.
Xã hội hoá cũng chính là tạo môi trường để thu hút tập thể giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường tham gia vào quá trình phát triển nhà trường, kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh có hiệu quả phát huy sức mạnh tổng hợp của hội đồng giáo dục các cấp, phát huy hết tiềm năng của từng người, từng lực lượng giáo dục mang lại hiệu quả cho hoạt động của nhà trường 1.4.2. Hoạt động của Đội vừa mang tính giáo dục vừa có ý nghĩa xã hội, vừa mang tính cá thể, vừa mang tính cộng đồng, hợp tác trong Đội và giữa Đội với các tổ chức khác như lớp học, nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hội, các nhóm nhỏ tự phát khác, đây vừa là môi trương vừa là phương tiện giáo dục bổ sung trực tiếp vào quá trình thực hiện chương trình giáo dục nhà đường.
Kế hoạch hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, dạy học thực tế do Ban chuyên môn nhà trường xây dựng: trong kế hoạch này thực hiện phối hợp với UBND Xã, Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân trong xã hội để thực hiện biện pháp phối hợp giáo dục học sinh, đánh giá học sinh qua nắm bắt tình hình tại địa phương, thực hiện cho học sinh học tập trải nghiệm tại các địa chỉ đỏ có liên quan đến nội dung môn học và hoạt động giáo dục cần sự quản lí của cha mẹ họ sinh, cần sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân khi bài học cần thăm quan trải nghiệm tại một cơ sở sản xuất tại địa phương. Kế hoạch giỏo dục năm học do Ban chuyờn mụn xõy dựng: thể hiện rừ vai trò của các lực lượng xã hội trong việc phối hợp để thực hiện chương trình GDPT 2018, trong từng năm học, Ban chuyên môn nhà trường chỉ đạo tập thể giáo viên nghiên cứu và chọn lựa sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục chọn và thực hiện sau đó báo cáo Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa cấp tỉnh, bộ sách giáo khoa được UBND tỉnh phê duyệt sẽ được đưa vào cơ sở giáo dục thực hiện.
Môi trường xã hội cũng tác động đến hoạt động XHHGD, đời sống xã hội phong phú và lành mạnh sẽ thúc đẩy GD phát triển, môi trường xã hội có văn hóa tạo nhiều cơ hội để con người tự nguyện tham gia nghiên cứu, học tập đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống và họ sẵn sàng tham gia vào công tác XHHGD, góp sức người sức của vào phục vụ mục đích chung của xã hội là nâng cao chất lượng GD, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu CBQL người xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch XHHGD có những nhận thức đúng đắn về vai trò, nội dung của hoạt động XHHGD sẽ có những quyết sách đúng đắn trong công tác chỉ đạo, phát huy vai trò trong việc lập kế hoạch, thực hiện tốt công tác tham mưu cho các cấp để triển khai tốt các hoạt động, phong trào XHHGD, có trách nhiệm trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động XHHGD từ đó mang lại hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu đề ra.
Nhiều doanh nghiệp, các làng nghề đã và đang đầu tư phát triển, chế biến vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; Năm 2022, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn đạt 1.610,0 tỷ đồng, tăng 383 tỷ đồng so với năm 2018 [33]; Toàn huyện hiện có 95 hợp tác xã, 132 tổ hợp tác chỉ đạo sản xuất và 117 nhóm sở thích về phát triển trồng trọt và chăn nuôi, Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp được đẩy mạnh; 20 doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhiều công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng. Công tác XHHGD trên địa bàn huyện Vị Xuyên được đẩy mạnh với tổng số tiền các tổ chức và cá nhân ủng hộ năm sau cao hơn năm trước, do công tác tuyên truyền và tổ chức xã hội hoá đúng đối tượng mục tiêu nên ngành GD&ĐT huyện được nhiều tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm giúp đỡ, hỗ trợ nguồn lực tài chính để bổ sung xây dựng trường lớp, mua sắm thêm thiết bị dạy học và ủng hộ nhà trường trong các phong trào giáo dục. Số lượng thống kê học sinh THPT hàng năm vẫn có sự thay đổi do vẫn còn một lượng không nhỏ học sinh THPT bỏ học vì nhiều lý do như hoàn cảnh khó khăn, học tập kém, đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn, mặc dù được động viên, thăm hỏi từ phía nhà trường và các giáo viên, được địa phương hỗ trợ về tài chính và tình thần đối với một số hoàn cảnh khó khăn nhưng tỷ lệ bỏ học vẫn còn nhiều.
Về công tác XHHGD khối THPT: Công tác XHHGD được quan tâm, nhận thức rừ ràng vấn đề giỏo dục là của toàn xó hội, cỏc trường THPT trờn địa bàn huyện đã xây dựng các kế hoạch xã hội hoá hàng năm trong nhà trường để huy động các nguồn lực đóng góp trong nhân dân, vận dụng các chính sách hỗ trợ giáo dục, tổ chức các phong trào khuyến học để tăng cường nguồn lực xây dựng CSVC, thiết bị giảng dạy thực hiện đáp ứng chương trình GDPT 2018. Thống kế từ Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang và các trường THPT huyện Vị Xuyên, trong 5 năm vừa qua, nhờ làm tốt công tác XHHGD mà các trường THPT đã kiến cố hóa thêm các phòng học đến nay 100% phòng học đã được bê tông hóa và có đủ bàn ghế, thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn, mua sắm thêm máy móc hiện đại phục vụ giảng dạy và đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên; xây dựng thêm các phòng học đa năng giúp học sinh được tiếp cận với tin học và tiếng anh theo phương pháp giáo dục tiên tiến [34].
XHHGD góp phần xây dựng môi trường cộng đồng trách nhiệm trong và ngoài trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình GDPT 2018.