MỤC LỤC
Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn của DL và Địa lí DL để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển DL huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.
Tài liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu đề tài gồm các tài liệu sơ cấp (từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các số liệu của UBND huyện Lang Chánh, Phòng Văn hóa. thông tin, Phòng thống kê huyện Lang Chánh, chi cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa; Sở VH – TT & DL Thanh Hóa; ngoài ra còn có số liệu từ các viện nghiên cứu và từ nhiều nguồn khác). Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã lấy ý kiến tham khảo của các cán bộ quản lý nhà nước về DL, chủ doanh nghiệp DL, chính quyền địa phương, nhà nghiên cứu văn hóa, DL…Ý kiến của các chuyên gia đã giúp tác giả giải đáp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn.
Phương pháp bản đồ, công cụ GIS được sử dụng trong suốt quá trình nghiờn cứu luận văn đảm bảo cho tớnh lónh thổ được thể hiện rừ trong cỏc phân tích, tổng hợp. Các bản đồ được đưa vào luận văn bao gồm: bản đồ hành huyện Lang Chánh, bản đồ nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL huyện Lang Chánh, bản đồ thực trạng phát triển DL huyện Lang Chánh.
Có rất nhiều cách phân chia khác nhau đối với các loại hình DL; trong đó tác giả Nguyễn Minh Tuệ cho rằng có 7 tiêu chí phân loại bao gồm: phạm vi lãnh thổ, nhu cầu của khách, TNDL, đặc điểm địa lý, thời gian của cuộc hành trình (độ dài chuyến đi), phương tiện giao thông, hình thức tổ chức. Sản phẩm du lịch. Như vậy, sản phẩm DL bao gồm: dịch vụ DL và TNDL. Sản phẩm DL thường được đánh giá ở các mức độ hấp dẫn, khả năng tiếp cận và mực độ tiện nghi. Sản phẩm tốt sẽ phải đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, khai thác có hiệu quả kinh tế cũng như sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ. Phát triển du lịch. PTDL được hiểu là quá trình làm gia tăng về quy mô, cơ cấu của ngành DL theo hướng nâng cao chất lượng và đạt được sự tiến bộ cũng như hiệu quả tích cực. “PTDL là sự tăng lên về thu nhập, tổng thu DL, quy mô của ngành DL cùng với sự thay đổi chất lượng và cơ cấu ngành DL. PTDL đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội ngày càng cao và mở rộng lợi ích cho dân cư địa phương, cho nước làm DL, cho doanh nghiệp hoạt động DL và người dân” [dẫn theo 16]. Dưới góc độ địa lý học, PTDL còn bao gồm cả sự thay đổi về cả “lượng” và. “chất” của các hình thức tổ chức lãnh thổ DL như điểm, tuyến, trung tâm DL trong mối tương tác với các khía cạnh khác nhau của hoạt động DL [16]. Vị trí địa lý. Vị trí địa lí ảnh hưởng tới sự hình thành các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa và chính trị của một lãnh thổ. Vị trí tác động đến PTDL về cả nguồn cung và cầu. Ở khía cạnh cung, vị trí địa lý quy định sự đa dạng của lãnh thổ tự nhiên và phong phú trong các giá trị văn hóa, xã hội; từ đó tạo ra cơ sở tài nguyên DL dồi dào. Ở khía cạnh cầu, vị trí là thước đo khoảng cách tương đối giữa thị trường nguồn khách với điểm đến, ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận điểm DL [13]. Tài nguyên du lịch. TNDL tác động tới sự hình thành các sản phẩm DL. Sự hình thành các vùng DL chịu ảnh hưởng lớn từ đặc điểm TNDL. Sự đa dạng, đặc sắc và điển hình của sản phẩm DL phần lớn được tạo nên từ các giá trị tài nguyên mà lãnh thổ sở hữu. a) Tài nguyên du lịch tự nhiên. Đặc điểm hình thái địa hình, sự độc đáo của một số dạng địa hình đặc biệt là cơ sở để hình thành những phong cảnh ngoạn mục, hấp dẫn khách DL. Trong khai thác DL, địa hình miền núi được đánh giá là có ý nghĩa hơn so với dạng địa hình đồng bằng bởi sự phong phú của bề mặt khu vực đồi, núi. Các dạng địa hình ven biển, địa hình cácxtơ là những tài nguyên địa hình rất hấp dẫn du khách. Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tổ chức các hoạt động DL, thời gian diễn ra các hoạt động DL, sự thuận lợi hay khó khăn cho một số loại hình DL. Các chỉ tiêu sinh khí hậu, sự phân hóa theo mùa, phân hóa không gian đều ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động DL của lãnh thổ. Ở những trường hợp nhất định, sự khác biệt về điều kiện khí hậu của điểm đến so với nơi đi của khách là tài nguyên tạo nên sức hấp dẫn DL [16]. Điều kiện thời tiết nói chung của điểm đến ảnh hưởng lớn đến khả năng tổ chức các hoạt động; nhu cầu thực tế của DL đồng thời tác động đến sự ổn định và bền vững của thành phần tự nhiên cũng như các công trình CSVCKT của ngành DL. Khách DL trong chuyến đi của mình cần được đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, trong đó có nhu cầu sử dụng nước sạch. Sự dồi dào và chất lượng nước của điểm đến ảnh hưởng đến khả năng phục vụ nhu cầu thiết yếu đó của khách. Hơn nữa, các phong cảnh của lãnh thổ gắn với các dòng sông,. dòng thác, hồ…đã hình thành nên các giá trị tài nguyên có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Nước khoáng là nguồn nước ngầm có giá trị đối với khai thác thương mại cũng như hình thành các khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe quan trọng của điểm đến. Phát triển DL chăm sóc sức khỏe ở các nguồn nước khoáng rất có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách DL quốc tế [16]. Vai trò của sinh vật và hệ sinh thái đối với DL là khả năng hình thành các sản phẩm DL sinh thái, nghiên cứu khoa học, DL văn hóa cộng đồng ở các hệ sinh thái bản địa nguyên sinh, hoạt săn bắn, tham quan…Các hệ sinh thái đặc trưng của lãnh thổ, những cánh rừng nguyên sinh được bảo tồn ở các VQG, khu dự trữ sinh quyển…luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách DL. * Di sản thiên nhiên thế giới. Di sản thiên nhiên được xem là tập hợp các yếu tố tự nhiên của một khu vực nhất định tạo nên những thể tổng hợp tự nhiên nổi bật về địa chất, địa mạo hoặc sinh vật có giá trị toàn cầu về thẩm mỹ, khoa học hoặc bảo tồn. Những giá trị độc đáo đó đồng thời cũng là những TNDL tự nhiên đặc sắc, rất hấp dẫn khách DL. b) Tài nguyên DL văn hóa. Luật DL Việt Nam (2017) đó nờu rừ: “Nhà nước cú chớnh sỏch huy động mọi nguồn lực cho PTDL để bảo đảm DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”. Như vậy, hệ thống chính sách của Nhà nước có vai trò điều tiết và định hướng sự phát triển của cung và cầu DL [20]. Chính sách DL hướng sự ưu tiên đầu tư cho các hoạt động bảo vệ, tôn tạo, khai thác TNDL; lập quy hoạch; xúc tiến, xây dựng thương hiệu; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ PTDL. Hệ thống chính sách cũng thể hiện vai trò tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh DL; tạo ra sự thuận lợi đối với việc di chuyển, cư trú ở phạm vi quốc tế…Bên cạnh đó, mỗi địa phương đều có những cơ chế, chính sách riêng phù hợp với điều kiện phát triển và mục tiêu PTDL của lãnh thổ. c) Dân cư và nguồn lao động. Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất đồng thời là đối tượng tiêu dùng của mọi ngành kinh tế. Trong PTDL, các yếu tố về quy mô. dân số, quy mô lực lượng lao động, thành phần tuổi, giới tính, tỷ lệ dân sô thị, sự phân bố dân cư…đều ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành DL. Quy mô dân số đông dẫn đến lực lượng lao động dồi dào chỉ tiêu tác động trực tiếp đến kinh tế DL. Ở khía cạnh tiêu dùng, quy mô dân số đông cung cấp một thị trường khách tiềm năng lớn cho ngành DL. Ngoài ra, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của dân cư chịu ảnh hưởng lớn từ cấu trúc tuổi, thành phần giới tính, nghề nghiệp hay thói quen tiêu dùng của họ. d) Sự phát triển kinh tế. Sự phát triển của các ngành kinh tế trên lãnh thổ tác động đến DL cơ bản ở hai khía cạnh: gia tăng nhu cầu đi DL của dân cư thông qua việc cải thiện mức sống và thu nhập của người lao động. Khía cạnh thứ hai, kinh tế phát triển là tiền đề để tích lũy tái sản xuất, tăng thu ngân sách từ đó thúc đẩy đầu tư cho các ngành kinh tế, trong đó có DL. Ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, nhu cầu DL vì thế còn hạn chế; ngược lại, nhu cầu DL ở những nước phát triển là rất cao và đa dạng, tỉ lệ người dân đi DL đông. Ngoài ra, những điều kiện về CSHT và CSVCKT bị chi phối nhiều từ sự phát triển tổng hợp của nền kinh tế; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại cung góp phần đáng kể trong việc gia tăng nhu cầu và nâng cao chất lượng nguồn cung của DL. Vốn là một nguồn lực quan trọng trong PTDL. Nguồn vốn dồi dào sẽ là điều kiện để đầu tư cho các hợp phần CSHT, CSVCKT, xây dựng sản phẩm, phát triển dịch vụ DL, quảng bá, xúc tiến…Nguồn vốn cho hoạt động DL được huy động từ các nguồn cơ bản: ngân sách Nhà nước, từ doanh nghiệp tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế phát triển DL cho thấy, vốn đầu tư là tiềm lực quan trọng hình thành nên giá trị và sức hấp dẫn của tài nguyên DL [16]. f) Khoa học và công nghệ. Cách mạng công nghiệp 4.0 và những thành tựu của nó đã và đang ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Khoa học và công nghệ. đồng thời vừa là thành tố tạo nên sản phẩm DL vừa đống góp tích cực cho hoạt động quảng bá, xúc tiến DL. Ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các điểm, khu DL; khai thác tốt hơn các TNDL ở các khu vực vốn khó tiếp cận trong quá khứ; giảm chi phí và thời gian di chuyển của du khách. Đặc biệt, khoa học và công nghệ tạo ra cơ hội khai thác các sản phẩm DL còn khá mới lạ như thám hiểm đáy đại dương, chinh phục vũ trụ…Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, khoa học công nghệ còn tác động đến sự thay đổi vị trí việc làm và nhu cầu lao động trong DL. i) Một số nhân tố khác - Khả năng liên kết.
Về phát triển nguồn lực, tỉnh Thanh Hóa cũng đã phê duyệt nhiều đề phát phát triển nhân lực tỉnh đến năm 2020: Đề án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Thanh Hóa đến năm 2020; Đề án Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Đề án Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp du lịch theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2017-2020. Để đạt được kết quả đó, huyện Bá Thước đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp về quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch trên địa bàn; chú trọng xây dựng và quảng bá các sản phẩm đặc trưng; từng bước đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú; kêu gọi đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; khôi phục các lễ hội, giá trị văn hóa lịch sử của huyện…Cho đến nay, Bá Thước dần khẳng định ưu thế trong khai thác các giá trị văn hóa cộng đồng và sinh thái tự nhiên vùng núi cao để mang đến du khách nhiều trải nghiệm thú vị về một không gian còn hoang sơ và thanh bình.
Chiếc chuông ghi hẳn tên chùa vào phần vai chuông bằng 8 chữ Đại tự: “Chú tạo Miêu đỉnh thiền tự Hồng chung” (Ghi chép về việc làm chuông chùa Mèo). Chuông được đúc khá sắc nét và mang nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng. Chiếc chuông còn nguyên vẹn này mang giá trị nghệ thuật cao, hoa văn sắc nét và chính xác như một dấu ấn di sản nghệ thuật thời Lê. Bên cạnh đó, những dòng chữ khắc ghi trên 4 mảng thân chuông còn là minh chứng về dấu ấn hoạt động của Lê Lợi ở nơi đây. Thống kê di tích các xã, thị trấn của huyện Lang Chánh [24]. STT Tài nguyên DL Vị trí Giá trị nổi bật. 1 Chùa Mèo Thị trấn. Lang Chánh Lịch sử, văn hóa 2 Danh lam thắng cảnh thác. Thôn Chiềng Lằn, xã Giao Thiện. thắng cảnh 3 Đền thờ đô đốc đài lương. quận công Lê Phúc Hoạch. Thôn Chiềng Khạt. - Đồng Lương Lịch sử văn hóa. 4 Chùa Trô Làng Trô,. xã Giao An Kiến trúc 5 Di tích thờ nghĩa quân Lê Lợi Năng Cát –. Trí Nang Lịch sử văn hóa 6 Đền thờ tên Púa Xã GiaoThiện Lịch sử văn hóa 7 Đền thờ bà chúa thượng ngàn Xã Yên Thắng Văn hóa. 8 Lễ hội Chá Mùn Xã Yên Thắng Văn hóa. Trên địa bàn huyện Lang Chánh hiện có 3 lễ hội dân gian truyền thống được tổ chức thường xuyên, định kỳ, gồm lễ hội chùa Mèo, xã TT Lang Chánh; lễ hội truyền thống xã Giao Thiện và lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái. Dịp mùng 6, 7 tháng Giêng hằng năm, người dân thị trấn Lang Chánh lại tưng bừng tổ chức lễ hội chùa Mèo. Sau phần lễ khai hội, lễ dâng hương, thả đèn hoa đăng, lễ cầu quốc thái dân an là phần hội diễn ra sôi nổi với hàng chục trò chơi dân gian thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, như bắn nỏ, tung còn, đẩy gậy, kéo co.. Lễ hội Chá Mùn có từ lâu đời, là nét văn hóa truyền thống mang đặc trưng sắc thái văn hóa dân tộc Thái đen xã Yên Thắng. Lễ Chá Mùn là lễ tục cầu mùa, cầu phúc của người Thái. Qua lễ hội này, người dân sẽ gửi gắm những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên, no ấm, đồng thời là dịp để mọi người giao lưu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vun đắp nên những nét đẹp trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cũng như lối ứng xử thân thiện, mến khách, tạo nên một sắc thái văn hóa đặc sắc [31]. Huyện Lang Chánh đang thực hiện các kế hoạch phục dựng lễ hội này với quy mô lớn nhằm gia tăng sức hút khách du lịch đến với địa phương. c) Làng nghề và sản phẩm nghề. Chăn Thái cũng mang những sắc thái văn hóa tộc người, hầu như tất cả các bản mường có người Thái ở trước đây như mườngNgày, mường Nang, mường Một, mường Chếnh (Chánh), mường Đanh (Đèng).. + Nghề làm rượu cần:. Dân tộc Mường, Thái ở Lang Chánh nói riêng và ở Thanh Hóa nói chung có tục uống rượu cần. Đây cũng là đồ uống phổ biến của phần nhiều các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Hiện nay đồ uống này vẫn còn được các gia đình trong các bản làng ở Lang Chánh dùng thường xuyên. Chính vì thế, việc chế biến rượu cần nó trở thành một nghề không thể thiếu được trong đời sống đồng bào dân tộc nơi đây. Chế biến rượu cần phải tuân thủ theo một quy trình, kỹ thuật cụ thể, và nhiều khi nó còn cần cả đến những bí quyết nhất định để người ta có thể chế ra được những chĩnh rượu cần ngon và hợp khẩu vị. + Nghề làm rượu nếp cẩm: Hiện nay món ăn - đồ uống này được phổ biến rộng rãi. Nhiều gia đình ở đồng bằng hay thành phố cũng đã học được cách ngâm ủ rượu để dùng. Sự có mặt của rượu nếp cẩm trên thị trường nó đã khẳng định sự sáng tạo cũng như tri thức ẩm thức ẩm thực Mường, Thái từ lâu đã đạt đến trình độ cao. d) Các giá trị văn hóa gắn với dân tộc học. Trên địa bàn huyện Lang Chánh có các dân tộc thiếu số sinh sống lâu đời cùng với người Kinh như dân tộc Thái, Mường. Sự đa dạng trong thành phần dân tộc là điều kiện cho sự tồn tại những giá trị văn hóa bản địa giàu bản sắc và là tài nguyên hấp dẫn để phát triển DL sinh thái cộng đồng của các địa phương miền núi nói chung và huyện Lang Chánh nói riêng. Người Thái ở huyện Lang Chánh có dân số lớn nhất, tập trung chủ yếu ở các vùng Yên Khương, Yên Thắng, Lâm Phú, Trí Nang, Tam Văn. Người Thái ở Lang Chánh ngày nay vẫn còn gìn giữ nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp như các làn điệu dân ca, lễ hội, các tác phẩm văn học, chữ Thái, tục thờ cúng tổ tiên, nghệ thuật kiến trúc, trang phục…với nhiều triết lý đậm chất nhân văn. Những giá trị đó có thể trở thành tài nguyên DL văn hóa cộng đồng hấp dẫn du khách. Lang Chánh hiện nay, người Mường chủ yếu sinh sống tập trung ở Giao An, Giao Thiện, Đồng Lương, Thị trấn Lang Chánh, Tân Phúc. Người Thái chủ yếu sinh sống tập trung ở các xã Yên Thắng, Yên Khương, Lâm Phú, Trí Nang, Tam Văn, Giao Thiện, TT Lang Chánh, Tân Phúc [31]. Từ xa xưa, người Mường có truyền thống dệt vải để may váy, may vỏ chăn, vỏ gối, viền khung màn trang trí cho gia đình… Các họa tiết hoa văn bởi vậy có sự bố trí rất khoa học và tinh tế trên từng loại sản phẩm, dựa theo tính năng sử dụng riêng. Người Mường hay dùng sợi cotton tự se và sợi tơ tằm cho các sản phẩm dệt của dân tộc mình. Người Mường cùng với nghề dệt thủ công truyền thống là những giá trị độc đáo có thể thu hút sự quan tâm của du khách. Ngoài ra, người Mường ở Lang Chánh còn lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian với sự kết hợp của nhiều cây thuốc bản địa để phòng và trị một số bệnh về tiêu hóa, ngoài da, xương khớp…được nghiên cứu và chứng minh hiệu quả ở một số đề tài khoa học ngành y. Đây là vốn tri thức bản địa có thể là tiềm năng đối với du lịch chăm sóc sức khỏe. e) Tài nguyên văn hóa khác.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng khung của các điểm DL; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các công trình vật chất kỹ thuật, sản phẩm dịch vụ,..Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại các địa bàn trọng điểm, các tuyến đường thôn bản; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm DL trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận. - Đổi mới hình thức, nội dung công tác quảng bá DL; đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa điện tử, các cơ quan báo chí Trung ương và mạng xã hội; biên tập, xuất bản tờ rơi, hỏi đáp và các loại tài liệu tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng tuyên truyền, tạo hiệu ứng tích cực trong việc thu hút đầu tư vào các điểm DL, giới thiệu về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan đến với DL trong nước và quốc tế quan tâm đến Lang Chánh.