MỤC LỤC
Kế thừa kết quả nghiên cứu trước, luận án góp phần làm phong phú và sâu sắc hơn lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay như: các khái niệm, nội dung, nguyên tắc và điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên; bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra; công cụ, phân cấp, đặc điểm, nội dung quản lý và các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN. Làm rừ thực trạng hoạt động giỏo dục, quản lý hoạt động giỏo dục VHHĐ ở một số trường Đại học thuộc ĐHQGHN, cung cấp minh chứng giúp chủ thể quản lý đánh giá đúng thực trạng; và đề xuất được các biện pháp cơ bản, khả thi để quản lý hiệu quả hơn hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay.
Cụ thể như: kết quả nghiên cứu của Eller, John and Sheila Eller (2009), Creative strategies to transform school culture, (Các chiến lược sáng tạo để chuyển đổi văn hóa học đường) đề ra chiến lược nhằm cải thiện môi trường và giáo dục văn hóa nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục VHHĐ nhằm: “Nuôi dưỡng mối quan hệ giao tiếp và cộng tác cá nhân giữa các thành viên trong nhà trường; phát triển các mối quan hệ cộng tác trong dạy và học;. Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh (2015), trong bài viết về: “Giáo dục hành vi VHHĐ cho sinh viờn Đại học Sư phạm trong xu thế toàn cầu húa, đó làm rừ vai trò của các lực lượng trong giáo dục VHHĐ cho sinh viên; và khảo sát, phõn tớch và đỏnh giỏ làm rừ thực trạng cỏc hành vi VHHĐ của sinh viờn đại học Sư phạm; từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên trong quá trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường” [80].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), trong Đại cương về quản lý, cho rằng: “Hiệu trưởng nhà trường có vai trò định hình văn hoá nhà trường trên cơ sở thực hiện các hoạt động quản lý xây dựng văn hoá nhà trường, trong đó có VHHĐ bao gồm: (1) Xây dựng được các giá trị chuẩn mực, xây dựng các kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường và quan trọng hơn là việc chia sẻ, hiện thực cỏc giỏ trị cốt lừi văn hoỏ nhà trường cho các thành viên trong nhà trường; (2) Tổ chức thực hiện chia sẻ văn hoá nhà trường tích cực đến các thành viên nhà trường (3) Xây dựng cơ chế giám sát nhằm đánh giá được các biểu hiện của văn hoá nhà trường…” [11]. Tác giả Nguyễn Phương Hồng (1997), trong nghiên cứu “Thanh niên, học sinh, sinh viên với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa” cho rằng: “ Để thực hiện mục đích xây dựng văn hoá nhà trường, cần đảm bảo một số yếu tố cơ bản gồm: Kế hoạch chiến lược phát triển; Ảnh hưởng của các cấp lãnh đạo trong nhà trường đến mọi thành viên; Các chính sách khuyến khích cho mọi hoạt động trong nhà trường; Xây dựng phương châm xử thế, bầu không khí chung cho cộng đồng; Xây dựng khung cảnh nhà trường, cách bài trí lớp học; Xác định sự đặc trưng của nhà trường thông qua logo, khẩu hiệu, bảng hiệu, biểu tượng; Xây dựng truyền thống qua đồng phục, các nghi thức, nghi lễ; Tổ chức các hoạt động văn hóa trong nhà trường, tham gia các hoạt động văn hóa, lễ hội của địa phương; Xây dựng thương hiệu nhà trường…” [43].
Đồng thời, chỉ rừ thực trạng và vai trũ quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ đối với sự phát triển của các trường đại học nói riêng, giáo dục đào tạo nói chung, coi đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường; nó giúp cho các chủ thể, đối tượng quản lý phát huy được các giá trị tốt đẹp, giúp khơi dậy, định hướng và dẫn dắt hành động của các lực lượng tham gia quản lý giáo dục VHHĐ cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Bốn là, kết quả một số công trình nghiên cứu đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh, sinh viên với nội dung đánh giá trên các mặt: Thực trạng chương trình nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và các điều kiện đảm bảo…và thực trạng kết quả giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho học sinh, sinh viên của các nhà trường ở từng bàn nghiờn cứu…chỉ rừ nguyờn nhõn ưu điểm, hạn chế, tạo cơ sở thực tiễn cho đề xuất các giải pháp, biện pháp trong thực tiễn.
Theo lý thuyết Giáo dục học, để thực hiện các hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên cần, các chủ thể giáo dục cần sử dụng các nhóm phương pháp giáo dục như: (1) Nhóm phương pháp tác động vào nhận thức của sinh viên về các nội dung giáo dục VHHĐ, gồm các phương pháp: Thuyết phục, nêu gương, đối thoại, tranh luận…(2) Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động nhằm rèn luyện hình thành thói quen, hành vi VHHĐ cho sinh viên gồm: Rèn luyện, đòi hỏi sư phạm, tạo tình huống…và (3) Nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh nhận thức và hành vi VHHĐ cho sinh viên gồm: Thi đua, khen thưởng, bắt buộc, trách phạt…. Giáo dục hành vi VHHĐ cho sinh viên cần đạt được các yêu cầu như: Có tư tưởng tiến bộ, đạo đức lối sống lành mạnh, trong sáng; Có ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường; Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, tôn trọng, dám đấu tranh bảo vệ chân lý, yêu nước và sẵn sàng cống hiến, phấn đấu vì mục tiêu chung; Có tinh thần chủ động, say mê, tự giác và tích cực học tập…Có tinh thần trách nhiệm cao trong tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, không quay cóp, gian lận khi kiểm tra, thi cử; sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện;.
Trong quản lý đổi mới phương pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên, các chủ thể quản lý cần chỉ đạo nhà giáo dục phối hợp sử dụng các phương pháp tác động vào nhận thức của sinh viên như: giảng giải, giải thích, nêu gương, đối thoại, tranh luận…cùng với các phương pháp tổ chức hoạt động nhằm hình thành thói quen, hành vi VHHĐ cho sinh viên như: rèn luyện, đòi hỏi sư phạm, tạo tình huống…và các phương pháp kích thích và điều chỉnh nhận thức và hành vi VHHĐ của sinh viên như: thi đua, khen thưởng, bắt buộc, trách phạt…Hiệu quả quản lý đổi mới phương pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên, thể hiện ở sự kết hợp khéo léo mang tính nghệ thuật các phương pháp giáo dục trên phù hợp với từng nội dung VHHĐ và từng đối tượng sinh viên (mỗi Trường, mỗi Ngành đào tạo có đặc thù văn hóa nghề nghiệp riêng), nhằm đạt tới kết quả giáo dục về nhận thức, về thái độ và hành vi VHHĐ của sinh viên phù hợp với quy định hiện hành của từng Trường trực thuộc ĐHQGHN. Căn cứ vào tình hình cụ thể về VHHĐ của sinh viên, điều kiện thực tế của nhà trường mà Ban Giám hiệu Trường và chủ thể quản lý cấp dưới xác định nội dung nào sẽ được tổ chức phối hợp, đối tượng phối hợp, cách thức huy động lực lượng, thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức..Các Trường trực thuộc ĐHQGHN, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong thực hiện hoạt động phối hợp lực lượng giáo dục VHHĐ cho sinh viên; đồng thời cần có quy định phự hợp, cụ thể, chi tiết giỳp cỏc lực lượng tham gia quản lý thấy rừ vai trò, trách nhiệm khi tham gia quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên trong quá trình đào tạo.
Kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viờn ở ĐHQGN đó làm rừ: Hoạt động giỏo dục VHHĐ cho sinh viờn ở ĐHQGHN, là những tác động có mục đích, có tổ chức của các lực lượng giáo dục đến sinh viên và tập thể sinh viên, nhằm giúp họ chuyển hóa có kết quả các nội dung, yêu cầu, chuẩn mực về VHHĐ của nhà trường và xã hội thành ý thức, thái độ, tình cảm, hành vi cá nhân để hình thành và hoàn thiện VHHĐ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách sinh viên theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. Đồng thời, khỏi quỏt và phõn tớch cỏc khỏi niệm, từ đú làm rừ đặc điểm và cỏc nội dung quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN như: Tổ chức rà soát, hoàn thiện các công cụ quản lý; phân cấp thực hiện các chương trình, nội dung giáo dục VHHĐ cho sinh viên; Chỉ đạo cải tiến, đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục VHHĐ và tổ chức phối hợp lực lượng tham gia giáo dục VHHĐ cho sinh viên; Đảm bảo các nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục VHHĐ cho sinh viờn..Nghiờn cứu làm rừ cỏc yếu tố chủ quan, khỏch quan tỏc động đến quản lý hoạt động VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN…Kết quả nghiên cứu ở chương 2 đó tạo nờn khung lý luận của đề tài luận ỏn; làm rừ cơ sở lý luận về.
B Trưởng Phòng Chính trị và công tác sinh viên của Trường Đại học Kinh tế và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQGHN; họ cho biết: các hình thức giáo dục VHHĐ trong học tập chính khóa luôn được các Trường quan tâm, triển khai kế hoạch trên thời khóa biểu năm học, bằng lồng ghép kiến thức VHHĐ vào giảng dạy các môn học, giúp sinh viên hình thành kỹ năng học tập bậc đại học, kỹ năng mềm…Các hình thức giáo dục thông qua hoạt động ngoại khóa và phong trào cũng được quan tâm; đa số sinh viên đều mong muốn tham gia nhiều hơn. Nên nhìn chung, sinh viên đều nỗ lực thực hiện, có nhiều hành động đẹp, như: tham gia tuyên truyền văn hóa Thăng Long, dạy học hè tình nguyện tại các chương trình “mùa hè xanh”, “mùa đông ấm”, “Hiến máu tình nguyện”, “đổi rác thải lấy cây xanh” bảo vệ môi trường, nhiều sinh viên đạt giải cao tại các cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh; có tinh thần học hỏi, sáng tạo, cầu thị, trách nhiệm; lễ phép, kính trọng thầy cô; và chia sẻ ước mơ, hoài bão trong học tập, nghiên cứu khoa học, lập thân lập nghiệp.
Chủ thể giáo dục VHHĐ ở một số Trường chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm, tham mưu chưa hiệu quả và ít hình thức giáo dục sáng tạo, phù hợp…Như vậy, kết quả giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở các Trường thuộc ĐHQGHN thể hiện như đánh giá trên có cả ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; trong đó nguyên nhân chủ yếu của hạn chế là khâu quản lý của chủ thể các cấp từ BGH đến các lực lượng của Trường chưa thực sự đạt hiệu quả cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên, khâu đầu tiên là bản thân chủ thể quản lý phải nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên, từ đó có thái độ, trách nhiệm cao trong thực hiện các chức năng quản lý; từ lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện nội dung, đổi mới hình thức, phương pháp, phối hợp lực lượng và quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN hiện nay.
Số liệu khảo sát trên cho thấy, sự khó khăn phức tạp trong đánh giá kết quả tổ chức phối hợp lực lượng giáo dục, nhất là kết quả đảm bảo nguồn lực phục vụ giáo dục VHHĐ so với đánh giá kết quả cải tiến đổi mới hình thức, phương pháp và phân cấp thực hiện chương trình, nội dung giáo dục VHHĐ cho sinh viên hiện nay. Do vậy, tùy mức độ ảnh hưởng khác nhau mà chủ thể quản lý các cấp có biện pháp quản lý đúng đắn, phù hợp với tính chất đặc thù của đơn vị mình để đạt hiệu quả cao trong giáo dục VHHĐ cho sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT và uy tín của ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay.
Ngoài ra, công tác tổ chức lập kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình, nội dung và chỉ đạo cải tiến, đổi mới các hình thức, phương pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên, cũng như công tác đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN đã được tiến hành khá tốt, với các nội dung và phương thức khá phong phú; và bước đầu đã đem lại hiệu quả nhất định; góp phần làm chuyển biến cho sinh viên từ nhận thức, đến thái độ và hành vi về VHHĐ, tạo nền tảng để sinh viên học tập tốt trong quá trình đào tạo cũng như trong công tác sau này. Đảm bảo tính thiết thực của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên thể hiện ở các nguồn lực chi phí thấp nhưng vẫn đạt được kết quả theo mục tiêu kế hoạch đề ra; và các biện pháp quản lý thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của nhà trường, góp phần làm cho nhà trường có sự thay đổi theo hướng tích cực, tốt hơn; xoá bỏ, ngăn chặn các tiêu cực ảnh hưởng đến VHHĐ; và phải đảm bảo sự biện chứng giữa xây và chống, giữa phát triển và ngăn chặn, tăng cường khả năng kháng thể của các chủ thể trước tác động xấu của môi trường là yếu tố quan trọng và quyết định.
Về chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp giáo dục VHHĐ phù hợp với đặc điểm sinh viên từng chuyên ngành đào tạo: Phương pháp giáo dục VHHĐ cho sinh viên rất đa dạng, gồm các phương pháp như: Nhóm tác động vào nhận thức của sinh viên như: phương pháp thuyết phục (giải thích, giảng giải..), nêu gương, đối thoại, tranh luận; Nhóm tổ chức hoạt động để hình thành hành vi, thói quen cho sinh viên như: phương pháp rèn luyện, tạo tình huống và đòi hỏi sư phạm; và nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh nhận thức, hành vi của sinh viên như: Phương pháp thi đua, khen thưởng và xử phạt..Do vậy, chủ thể giáo dục các Trường thuộc ĐHQGHN căn cứ vào mục đích, nội dung, hình thức giáo dục và đối tượng sinh viên từng chuyên ngành đào tạo để lựa chọn, sử dụng phương pháp cho phù hợp; song với quan điểm sử dụng phối hợp khéo léo các phương pháp sẽ đem lại kết quả cao trong giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Trên cơ sở phân tích lý luận, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay; luận án đề xuất 07 biện pháp quản lý bao gồm: (1) Tổ chức hoàn thiện hệ thống thiết chế, quy định và phân cấp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên phù hợp với nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị trực thuộc ĐHQGHN; (2) Chỉ đạo thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục VHHĐ trong dạy học và hoạt động giáo dục sinh viên; (3) Chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục VHHĐ phù hợp với đặc điểm sinh viên từng chuyên ngành đào tạo; (4) Quản lý hiệu quả hoạt động phối hợp lực lượng tham gia giáo dục VHHĐ cho sinh viên; (5) Chỉ đạo phát huy vai trò nêu gương của giảng viên và tự giáo dục, tự quản lý của sinh viên trong giáo dục VHHĐ; (6) Xây dựng môi trường văn hóa, điều kiện nguồn lực đảm bảo hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên; (7) Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên theo tiêu chí xác định.
ĐHQGHN trong bối cảnh hiện nay: từ tổ chức hoàn thiện công cụ và phân cấp quản lý đến thực hiện tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục VHHĐ trong dạy học và giáo dục sinh viên; thực hiện đa dạng hóa hình thức, phương pháp giáo dục và quản lý hiệu quả hoạt động phối hợp lực lượng tham gia giáo dục VHHĐ cho sinh viên, gắn với phát huy vai trò nêu gương của giảng viên và tự giáo dục, tự quản lý của sinh viên; xây dựng môi trường, đảm bảo nguồn lực giáo dục và tổ chức đánh giá kết quả hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên theo tiêu chí xác định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nề nếp, kỷ cương trường học; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm VHHĐ; Phối hợp với các Bộ, Ngành và Trung ương Đoàn giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ, tăng cường tuyên truyền pháp luật, các gương người tốt việc tốt, hướng dẫn sinh viên khai thác sử dụng internet, mạng xã hội hiệu quả.
113 Bahar Gun, Esin Caglayan (2013), “Implications from the Diagnosis of a School Culture at a Higher Education Institution”, Turkish Online Journal of Qualitative Inquiry, January 2013. (2009), “Teachers‟ workplace learning within informal contexts of school cultures in the United States and Lithuania”, Journal of Workplace Learning.