Một số nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bình Định

MỤC LỤC

Quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương 1. Khái niệm quản lý chi NSNN

Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Nói cách khác, chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc quản lý chi NSNN. Ngân sách nhà nước là công cụ kinh tế của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trong khi đó thu ngân sách nhà nước thường là hạn chế. Vì vậy, mục tiêu quản lý chi NSNN là đạt được hiệu quả cao nhất trong nguồn thu hạn chế, do đó cần tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý chi NSNN sau:. Nguyên tắc trong dự toán: Các khoản chi ngân sách nhà nước phải trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ theo chế độ, định mức quy định. Nguyên tắc phân bổ hiệu quả: Kế hoạch chi ngân sách nhà nước phải phù hợp với những ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm phân bổ có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước. Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi có sự đánh giá việc sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước xem tính hiệu quả đạt. được đến đâu. Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các khoản chi ngân sách nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả của những khoản chi này. Nội dung quản lý chi NSNN ở địa phương. Chi NSĐP là quá trình phân bổ sử dụng quỹ ngân sách địa phương nhằm duy trì các hoạt động của chính quyền địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chi NSĐP bao gồm:. a) Chi đầu tư phát triển. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương;. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội ở địa phương theo quy định của pháp luật;. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;. Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;. Trợ giá theo chính sách của nhà nước;. Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. c) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư, quy định chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp Tỉnh. d) Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. Phân chia ra các nhóm chi này giúp ta phân tích được cơ cấu và tỷ trọng các khoản chi trong tổng chi NSĐP từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp trong quản lý, giúp cho các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn trực thuộc cú định hướng rừ ràng trong thực hiện quản lý và kiểm soỏt chi theo đúng quy định. Chi NSĐP gắn với nhiệm vụ của bộ máy hành pháp tại địa phương và đảm bảo ổn định xã hội tại địa bàn, là những khoản chi không gắn với hoàn trả trực tiếp, đặc biệt là các khoản chi cho các hoạt động văn hóa xã hội an ninh quốc phòng, thực hiện các chính sách xã hội….Chi NSĐP ảnh hưởng rất lớn đến sự vận động của các luồng tiền tệ, có tác động của tổng cung, tổng cầu tiền tệ và sự ổn định của kinh tế xã hội của từng địa phương. Chi NSĐP luôn gắn với quyền lực nhà nước và luôn gắn với tất cả các hoạt động của nhà nước và địa phương trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Hiệu quả của chi NSNN và chi NSĐP khác với hiệu quả chi từ doanh nghiệp; hiệu quả chi NSĐP được xem xét ở tầm vĩ mô và gắn với kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Hiệu quả chi vốn từ doanh nghiệp thường gắn với kinh tế là chủ yếu. Quản lý chi NSNN thường quản lý theo chu trình ngân sách, bao gồm các nội dung cơ bản sau:. - Quản lý dự toán chi ngân sách. - Quản lý việc chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách. - Quản lý quyết toán chi ngân sách. Trong quản lý chi ngân sách phải đảm bảo được các nội dung cơ bản như vấn đề về kỷ luật tài khóa; vấn đề kết nối giữa kế hoạch, chính sách và ngân sách; vấn đề điều tiết hoạt động; vấn đề hệ thống thông tin quản lý tài chính; vấn đề giám sát đảm bảo tính tuân thủ và tính hiệu quả của chi ngân sách. Các phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương a) Quản lý chi ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống. Quản lý hành chính là phương thức quản lý NSNN truyền thống. Quản lý NSNN hành chính còn được gọi là quản lý NSNN theo hạng mục. Phương thức này bắt nguồn từ cơ sở thực hiện phân bổ nguồn lực công là phân chia chiếc bánh ngân sách cho từng đầu vào cụ thể nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, điển hình là chi lương, chi nguyên vật liệu đầu vào, chi quản lý khác… hàng năm. Mục đích của quản lý hành chính là đảm bảo rằng ngân sách được sử dụng đúng cho từng hạng mục đã được phân bổ. Việc sử các khoản ngân sách này tạo ra kết quả như thế nào không được quan tâm đúng mức. Nói cách khác, trong phương thức quản lý hành chính, các cơ quan, tổ chức, các cá nhân có lien quan được xem như một cỗ máy, sử dụng ngân sách theo các cách thức đã được ấn định, không có quyền chủ động trong lựa chọn phương. án sử dụng ngân sách. Do đó, không chịu trách nhiệm về kết quả sử dụng ngân sách. Quản lý ngân sách truyền thống dựa chủ yếu trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách. Theo đó, các chế độ quản lý, các định mức chi tiêu, mục lục ngân sách,…. được thiết lập để kiểm soát theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt. Phương thức quản lý hành chính, truyền thống, từng năm một, dựa theo nguồn lực đầu vào để phân bổ cho các cơ quan, đơn vị vừa không hiệu quả trong việc theo đuổi các mục đích đặt ra - đảm bảo các khoản ngân sách phân bổ được sử dụng đúng mục đích, vừa gắn với các kết quả quản lý không cao - phân bổ nguồn lực ngân sách diễn ra dàn trải, tùy tiện; hiệu quả kinh tế trong sử dụng ngân sách thấp. b) Quản lý chi ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn gắn với kết quả đầu ra.

Sơ đồ 1.2: So sánh phương pháp ngân sách theo kết quả đầu ra với các phương pháp ngân sách công khác
Sơ đồ 1.2: So sánh phương pháp ngân sách theo kết quả đầu ra với các phương pháp ngân sách công khác

Kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia về quản lý chi NSNN ở địa phương

Với những nhận thức về ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, nội dung chi ngân sách nhà nước ở địa phương, những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương sẽ giúp chúng ta có được tư duy và cách nhìn một cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở địa phương trong những năm gần đây, từ đó đưa ra các điều kiện cần sửa đổi, cải cách để áp dụng. Đánh giá hiệu quả chi ngân sách là tiến hành đo lường hiệu quả kinh tế - xã hội đã giành được trong hoạt động chi NSĐP cao hay thấp, nhằm mục đích tăng cường kiểm soát vĩ mô và quản lý vi mô của chi ngân sách, thúc đẩy phân phối và sử dụng hợp lý vốn ngân sách.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Những đặc điểm chung và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định 1. Đặc điểm tự nhiên

Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngừ hướng biển của cỏc nước trong Tiểu khu vực Mờ Kụng mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thế mạnh về tiềm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư, giao lưu thông thương với các tỉnh trong nước và quốc tế, hòa nhịp với xu thế phát triển chung của cả nước để Bình Định trở thành một trong những tỉnh phát triển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bình Định

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ chi NSNN cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ chi và mức bổ xung Ngân sách cho cấp dưới; lập phương án điều chỉnh dự toán chi Ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách cấp mình, trình HĐND cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp Nghị quyết của HĐND cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ chi Ngân sách cấp trên giao. Cơ quan Tài chính thẩm tra việc phân bổ dự toán Ngân sách cho các đơn vị sử dụng Ngân sách; bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng Ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ Ngân sách thì cơ quan Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để đảm bảo nguồn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng Ngân sách các cơ quan, đơn vị sử dụng Ngân sách.

Bảng 2.1: Tình hình chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định  giai đoạn 2005 - 2010
Bảng 2.1: Tình hình chi NSNN trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2005 - 2010

Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bình Định

Hơn nữa, lập dự toán ngân sách tỉnh Bình Định cũng chưa căn cứ vào kết quả đầu ra, mà đặc biệt là căn cứ vào hiệu quả của chi NSĐP, và vẫn mang tính ngắn hạn dẫn đến tình trạng chi thường xuyên chiếm tỷ trọng khá lớn (bình quân hơn 60% trong tổng chi NSĐP) và cao hơn so với các địa phương khác (biểu đồ 2.4) trong khi đó chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt chi đầu tư XDCB thì lại thấp, nhu cầu chính đáng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội lại thiếu nghiêm trọng, chưa lên kế hoạch cho các mục tiêu ưu tiên để chi tiêu theo đầu ra và các hoạt động. Vì vậy, cần giải quyết các vấn đề trên để tăng cường quản lý chi NSĐP trong thời gian tới. Về chấp hành NSĐP. Việc lập dự toán chi NSĐP ở các đơn vị chưa được coi trọng nên còn phải điều chỉnh, bổ sung khá nhiều trong năm, chưa tạo điều kiện cho KBNN kiểm soát chi ngân sách cũng như chủ động điều hành quản lý của các đơn vị. Cơ chế về quản lý, thanh toán vốn đầu tư XDCB luôn thay đổi thường xuyên, nhưng các Bộ, ngành không kịp thời hướng dẫn, bên cạnh đó một số Chủ đầu tư chưa thích ứng kịp thời với sự thay đổi nên lúng túng trong quản lý, thanh. Bình Định Phú Yên Tỉnh. So sánh cơ cấu chi NSNN ở địa phương. Chi khác Nộp vào NSTW Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên các cơ quan kiểm soát chưa đồng đều và còn hạn chế nên việc thực hiện kiểm soát chi ngân sách Tỉnh chưa hiệu quả. Vẫn còn tình trạng thất thoát, chi sai quy định. Về quyết toán NSĐP. Quyết toán ngân sách tỉnh Bình Định đã được Sở tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng quy định. Mục đích của quyết toán ngân sách là tổng kết, đánh giá lại quá trình thu chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý điều hành chi ngân sách cho các năm tiếp theo. Tuy nhiên, quyết toán NSĐP hàng năm hiện nay tại tỉnh Bình Định nói riêng và các địa phương khác ở Việt Nam nói chung lại không mang ý nghĩa nhiều cho đánh giá quá trình thu chi ngân sách mà nó có ý nghĩa nhiều hơn cho lập dự toán của năm sau, do đó dẫn đến tình trạng lập dự toán chi NSĐP năm sau cứng nhắc theo cơ cấu chi của năm trước mà không căn cứ nhiều vào tình hình phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn của Tỉnh. b) Nguyên nhân của hạn chế. Cơ chế, chính sách tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế nhưng chậm được sửa đổi kịp thời, trong khi đó thu nhập trong ngành chưa đủ để khuyến khích sinh viên giỏi bổ sung vào ngành; năng lực, trình độ của một số bộ phận còn hạn chế dẫn đến việc khả năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ còn lúng túng, bị động; ý thức sự trau dồi kiến thức, nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ không cao, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm nên hiệu quả lao động thấp.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NSNN Ở

    Nhiệm vụ xây dựng dự toán Ngân sách nhà nước năm 2011 - 2015 Dự toán chi ngân sách nhà nước Tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2015 được xây dựng căn cứ vào các tiêu chí và định mức phân bổ ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ quyết định; các quy định pháp luật về chính sách, chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành và yêu cầu kinh phí thực hiện các chương trình, nhiệm vụ dự án quan trọng, bảo đảm triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán. Vì vậy, để Hội đồng nhân dân và nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực chi NSNN trên địa bàn Tỉnh có được tầm nhìn trung hạn về nguồn lực tài chính từ đó đảm bảo yêu cầu kỹ luật tài khóa tổng thể (kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công); đảm bảo hiệu quả phõn bổ: xỏc định rừ ưu tiờn, trỏnh đầu tư dàn trải, đảm bảo nguồn lực dành cho cỏc chớnh sỏch then chốt hàng năm; giỳp làm rừ phạm vi lựa chọn và chỉ ra cái gì có thể đảm bảo nguồn lực chắc chắn gắn với ưu tiên chiến lược cái gì không.

    Bảng 3.2: Tình hình dân số và số giường bệnh theo Huyện, thành phố  năm 2010
    Bảng 3.2: Tình hình dân số và số giường bệnh theo Huyện, thành phố năm 2010