MỤC LỤC
Để thích ứng với môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác lập vị thế của mình thông qua những chính sách, đường lối cũng như các công cụ quản lý. Trong ngành xây dựng, nguyên liệu, vật liệu là yếu tố sản xuất rất quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Những ưu điểm, nhược điểm, tồn tại cần khắc phục trong công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Định Bình. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu của Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng Định Bình.
Trong thời gian thực tập đã có những quan sát, phỏng vấn nhân viên của đơn vị để tìm hiểu, nắm bắt quy trình xử lý, luân chuyển chứng từ, cách hạch toán các nghiệp vụ. Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu: là phương pháp tổng hợp, phân tích những số liệu thô đã thu thập được để tiến hành khái quát vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra các nhận định, kết luận và nhận xét phù hợp.
Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thực hiện trong quá trình thực tập tại đơn vị.
+ Phế liệu và vật liệu khác: Là các loại NL,VL được thải ra, loại ra từ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phế liệu có thể sử dụng vào những công việc khác hay bán ra ngoài như phôi bào, bao bì, vải vụn, giấy vụn,…. Nợ TK 138: Phải thu khác (Tiền bồi thường của người phạm lỗi). Kế toán theo phương pháp kiểm kê định kì. a) Đặc điểm: là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị hàng hoá đã xuất kho. xuất kho tồn đầu kỳ mua trong kỳ tồn cuối kỳ. b) Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu.
Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Định Bình là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Đồng Nai, hoạt động theo luật doanh nghiệp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phòng Kế toán: Có nhiệm vụ quản lý, ghi chép phản ánh đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày vào sổ sách kế toán theo đúng chế độ qui định của Bộ Tài chớnh một cỏch chớnh xỏc, đồng thời xỏc định kết quả kinh doanh và theo dừi việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Trên cơ sở TT 200 của BTC và các văn bản quy định của Nhà nước, công ty đã xây dựng quy trình lập và luân chuyển chứng từ cho những ghi chép ban đầu phù hợp với đặc điểm tổ chức và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo tính hợp lý và dễ kiểm tra, đối chiếu giữa các bộ phận kế toán, các bộ phận lập đầy đủ và đúng mẫu theo quy định của chế độ kế toán hiện hành đảm bảo việc cung cấp các thông tin cho Ban lãnh đạo công ty.
Sổ chi tiết cho từng loại vật tư được lập theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng TK của cỏc nghiệp vụ nhập, xuất NL,VL nhằm theo dừi số lượng tồn đầu kỳ, số nhập, xuất trong kỳ và số tồn cuối kỳ của từng loại NL,VL đó và làm căn cứ để đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho cho cả năm. Định kỳ 3 đến 5 ngày, sau khi đối chiếu số tồn kho ghi trên thẻ kho với số liệu thực tế còn lại ở kho để đảm bảo sổ sách và thực tế luôn khớp nhau, đồng thời thủ kho phải chuyển toàn bộ chứng từ nhập, xuất kho về phòng kế toán để kế toán kiểm tra đối chiếu, xác nhận và ghi sổ kế toán. Tại phòng kế toán: Tại công ty CP Định Bình việc hạch toán kế toán được thực hiện trên phần mềm Misa, định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất do thủ kho chuyển đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu chứng từ nhập, xuất kho với các chứng từ có liên quan (hoá đơn mua hàng, phiếu mua hàng, hợp đồng vận chuyển,.) ghi đơn giá vào phiếu và tính thành tiền trên từng chứng từ nhập, xuất.
Sau mỗi nghiệp vụ nhập- xuất kho, máy tính sẽ tự động thực hiện quá trình tính toán vào sổ, lên báo cáo chi tiết (sổ chi tiết vật tư, bảng tổng hợp N-X-T), các báo cáo tổng hợp (Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái TK 152,…) theo yêu cầu của nhà quản lý ngay tại thời điểm đó, có thể xem và in báo cáo vào bất kỳ thời điểm nào.
Đối với công tác thu mua: Công ty luôn đặc biệt chú trọng đến vấn đề xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua vật tư với chất lượng, số lượng vật tư sao cho phù hợp với yêu cầu thực tế không làm gián đoạn quy trình sản xuất để đáp ứng đầy đủ kịp thời cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt vật tư đảm bảo kịp thời tiến độ thi công và chất lượng của công trình khi bàn giao cho khách hàng. Đối với công tác bảo quản: Công ty có một hệ thống kho được tổ chức một cách hợp lý, được xây dựng nơi thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo cho nguyên liệu, vật liệu được bảo quản tốt nhất, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, luôn có đầy đủ các trang thiết bị bảo quản vật liệu phục vụ công tác quản lý chặt chẽ và liên tục. Đối với việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu: Phòng kỹ thuật phối hợp với phòng tổ chức- hành chính đề ra kế hoạch tiêu thụ để chủ động có kế hoạch mua vật tư căn cứ vào tình hình thực tế và các yêu cầu về vật liệu của từng loại sản phẩm, từng đơn đặt.
Khi NL,VL đã nhận được hóa đơn thì hàng hóa đã mua sẽ thuộc quyền sở hữu của công ty, đồng thời phải phản ánh khoản cụng nợ phải trả người bỏn, cụng ty phải tiến hành ghi sổ kế toỏn để theo dừi đồng thời kê khai thuế GTGT trong tháng khi nhận được hóa đơn, việc này sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của chỉ tiêu trong báo cáo kế toán và kế hoạch sử dụng hoặc mua NL,VL tiếp theo. Công ty chưa thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, việc này rất quan trọng giúp đơn vị đánh giá được giá trị thực của tài sản hiện có nên khi có những biến động về giảm giá nguyên vật liệu trên thị trường thì công ty không có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra.
Sự cần thiết phải hoàn thiện và nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu,.
Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ (Phụ lục 16) khi luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban đảm bảo quy định về mặt thời gian luân chuyển chứng từ nhằm cung cấp thông tin kịp thời. Việc làm này giúp thắt chặt công tác quản lý các chứng từ của công ty, ngoài ra cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên đối với việc quản lý chứng từ nói riêng và công việc nói chung. Để tránh được những tồn thất có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán, đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của công ty khi lập báo cáo tài chính thì công ty nên tiến hành.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ là nguồn tài chính bù đắp những tổn thất có thể xảy ra do sự thay đổi giá của nguyên liệu, vật liệu nếu có sự biến động theo chiều hướng không có lợi cho công ty và đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Doanh nghiệp có thể tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nếu tại thời điểm lập BCTC những hàng hóa có giá bán trên thị trường thấp hơn giá trị trên sổ kế toán, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.