MỤC LỤC
Đây là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng, vài ngày trong năm dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng….Do phần lớn không có tài sản đảm bảo nên chỉ sử dụng với các khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn. Như vậy vai trò của tín dụng NH mà cụ thể là cho vay đối với các DNNQD là vô cùng quan trọng, nó cung cấp vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả sử dụng vốn và mở rộng, tạo các mối quan hệ và hợp tác quốc tế, giúp các DNNQD ngày càng đứng vững trên thị trường và góp phần quan trọng trong sự phát triển chung nền kinh tế.
- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nam Hà Nội:theo quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam ký ngày 31/10/2005, chi nhánh cấp 2 Ngân hàng ĐT&PT Thanh Trì được nâng cấp lên Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội (chi nhánh cấp 1).Cơ sở vật chất đã được nâng cấp áp dụng công nghệ mới cùng sự mở rộng về nhân lực.Từ đó đến nay chi nhánh luôn giữ vững tăng trưởng nhanh, phát triển thực sự. Hà Nội tập trung số lượng lớn các tổ chức tín dụng như: ngân hàng quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, công ty tài chính…Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng mạng lưới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng đã đang và sẽ là áp lực cạnh tranh gay gắt đối với ngành NH nói chung và đối với chi nhánh BIDV Nam Hà Nội nói riêng. Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng gần đây tuy nền kinh tế có nhiều biến động, lạm phát cao, giá cả tăng làm cho chi phí tăng cùng với sự ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng NH BIDV Nam Hà Nội vẫn đang hoạt động kinh doanh khá phát triển.
Theo mục tiêu của NH ĐT&PT Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động NH, nâng cao một bước tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập toàn ngành, chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ NH, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp.
Phần lớn doanh số này tăng ở đối tượng DNNNQ, tỷ trọng cho vay đối với DNNQD ngày càng tăng do chính sách của Chi nhánh tập trung nhiều vào đối tượng này, năm 2006 doanh số cho vay đối với DNNQD chỉ chiêm 50.9% nhưng năm 2008 con số này đã là 71.6% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân cũng do năm 2008 số lượng DNNQD vay vốn tại chi nhánh đã tăng lên đáng kể, không những chỉ có các DNNQD tại địa bàn mà còn có cả các DNNQD ngoài địa bàn, ở các tỉnh lân cận như Hà Nam, Nam Định…Hầu hết những là những hợp đồng tín dụng với quy mô khá lớn như Công ty thức ăn chăn nuôi gia súc ở Phủ Lý, Hà Nam, tổng công ty giao thông 10….Điều này đã thúc đẩy doanh số cho vay DNNQD của chi nhánh lên tới 71.6% tổng doanh số cho vay trong năm 2008. Thị trường bất động sản dù đang chững lại nhưng vẫn đang dần “ấm” lên, dẫn đến nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản tăng, đây cũng là lĩnh vực nằm trong định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới; tuy nhiên tốc độ tăng còn khá chậm, tỷ trọng vẫn ở mức thấp so với các ngành khác.
Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNNQD là 5% thì đến năm 2008 chỉ còn là 2%, mặc dù đây là một năm đầy khó khăn đối với tất cả các DN, đặc biệt là các DNNQD do lạm phát kéo dài và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng bằng nhiều biện pháp tích cực trong việc quản lý nợ quá hạn, nợ xấu, và nhất là trong công tác quản lý và thẩm định tín dụng tốt, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm đáng kể, chỉ còn 2% toàn chi nhánh, và là 1,98% đối với DNNQD.
Hệ thống này đã giúp BIDV cũng như BIDV Nam Hà Nội có thể kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp từ nền kinh tế nói chung trong mối quan hệ với khách hàng. Việc thực hiện những quy định mới đã tạo ra sự minh bạch và nâng cao hiệu quả tín dụng cho các NHTM nói chung và tại chi nhánh nói riêng BIDV là NH đầu tiên ban hành chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 QĐ 493 từ quý IV/2006 trong khi các NHTM khác mới chỉ áp dụng điều 6, bởi vậy kết quả thu được phản ánh chính xác chất lượng của các khoản nợ và của khách hàng vay. Tùy theo mức xếp hạng của khách hàng, chi nhánh sẽ áp dụng những chính sách khác nhau phù hợp với từng đối tượng: chính sách tiếp thị, chính sách về cấp tín dụng, chính sách về lãi suất cho vay, chính sách đảm bảo tiền vay, về dịch vụ… Với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ sẽ giúp chi nhánh trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất.
Sự hạn chế về vốn này đã thu hẹp khả năng cho vay của NH đối với dự án tín dụng trung và dài hạn, vì đối với các dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lý hoá sản xuất, khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án tối thiểu bằng 10% tổng vốn đầu tư; còn đối với dự án đầu tư xây.
- Tư vấn tái cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ, tăng năng lực tài chính đối với các DNNQD đang gặp khó khăn, đảm bảo hiệu quả cao nhất với mục đích duy trì hoạt động và tạo nền tảng phát triển sau khi các DN vượt qua khó khăn. - Lĩnh vực ưu tiên cung ứng tín dụng: chi nhánh ưu tiên cấp tín dụng cho các DN hoạt động trong các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao, ưu tiên cấp tín dụng cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất sản phẩm thiết yếu, sản xuất các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, các DN hoạt động trong lĩnh vực khai thác chế biến tài nguyên khoáng sản, đầu tư thủy điện…. - Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của bên thứ 3, tài sản hình thành sau vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng, quyền đòi nợ… kết hợp với cho vay không có đảm bảo trên cơ sở hiệu quả của dự án đầu tư, phương án kinh doanh và kết quả xếp hạng của DN, để tạo điều kiện vay vốn cho các DNNQD.
- Đối với các DNNQD đang gặp khó khăn, chi nhánh sẽ tư vấn cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ nhằm tăng năng lực tài chính đối với các DN, đảm bảo hiệu quả cao nhất với mục đích duy trì hoạt động và tạo nền tảng phát triển cho các DN.
- Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát đối với từng NH, nhằm phát hiện ra các sai sót, tiêu cực trong hoạt động NH đồng thời có những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế rủi ro cho các NH từ đó nâng cao năng lực kinh doanh cho các DNNQD. - Thu hút hơn nữa những dự án, chương trình của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB…hỗ trợ cho ngành NH Việt Nam về đào tạo và nâng cao trình độ quản lý, điều hành hoạt động NH theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ NH. Ngân hàng BIDV là cơ quan chủ quản của Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội do đó nên có những biện pháp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh BIDV Nam Hà Nội trong việc khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt mạnh góp phần phát triển nền kinh tế.
- Huy động các nguồn vốn để đầu tư dự án hiện đại hoá công nghệ và thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh; đồng thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới vào khai thác để phát triển đa dạng các dịch vụ tín dụng, thanh toán và tiện ích NH, làm tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.