MỤC LỤC
Đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo ĐMPPDH của Hiệu trưởng ở các trường THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong các trường THCS quận Hoàng Mai nói riêng, góp phần đổi mới giáo dục đào tạo nói chung.
Các số liệu điều tra được thu thập ở 4 trường THCS quận Hoàng Mai (Trường THCS Tân Định, Tân Mai, Định Công, Đại Kim).
- Chỉ đạo: Là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu đạt được các mục tiêu của tổ chức, là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức, nhân lực đã có của tổ chức vận hành theo đúng kế hoạch đã đề ra và đảm bảo các hoạt động của tổ chức diễn ra trong trật tự, kỷ cương nhằm đạt tới mục tiêu của tổ chức. ĐMPPDH không phải là thay đổi toàn bộ PPDH đã có, mà phải trên cơ sở phát huy những yếu tố tích cực của PPDH hiện nay, từng bước áp dụng những PPDH tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại nhằm thay đổi cách dạy của thầy, cách học của trò, chuyển từ học tập thụ động sang học tập tích cực, sáng tạo, từng bước chuyển dần PPDH theo hướng biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học.
(2) Điều kiện quan trọng thứ hai là HS phải dần thích ứng với PPDH mới, giác ngộ mục đích học tập, tự nguyện, tự giác trong hoạt động học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi mọi lúc, bằng mọi cách, có những kỹ năng cần thiết của các loại hình tư duy: biện chứng, logic, hình tượng, thuật toán, kỹ thuật…. Căn cứ vào các yêu cầu ĐMPPDH và tình hình thực tế hoạt động chỉ đạo phải thông qua kế hoạch với những mục tiêu, giải pháp cụ thể để thực hiện tốt các khâu tổ chức, hướng dẫn, điều hành, kiểm tra, tạo động lực quan trọng cho đội ngũ GV về các phương diện tinh thần, vật chất và điều kiện làm việc để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Các nguyện vọng đang phát triển mạnh mẽ của thiếu niên đối với tính tự lập và tính người lớn sẽ không được thỏa mãn trong những trường hợp nếu GV chủ yếu sử dụng những phương pháp áp đặt, ít phát huy tính tích cực và chủ động của người học. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có những quan tâm đầu tư ngân sách cho giáo dục, tạo điều kiện về CSVC, TBDH, thư viện, các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các phòng học bộ môn, ứng dụng CNTT, Internet…Đây là những điều kiện thuận lợi cho giáo dục, cho ĐMPPDH.
Mỗi gia đình, với truyền thống văn hóa, đạo đức có tác động mạnh mẽ đến HS, đồng thời là tác nhân thúc đẩy động cơ, thái độ, phương pháp học tập đúng đắn của HS. Bên cạnh đó, Hội Khuyến học ở các địa phương ngày một phát triển, các truyền thống của gia đình, dòng họ được lưu truyền và tôn vinh cũng là điều kiện thuận lợi thức đẩy quá trình đổi mới giáo dục, tạo động lực cho GV và HS.
Quận Hoàng Mai có nhiều làng nghề góp phần tạo nên một nét rất riêng của Hà Nội như làng nghề bánh cuốn Thanh Trì (Phường Thanh Trì), làng rượu Hoàng Mai, làng bún Tứ Kỳ, làng bún ốc Pháp Vân (Phường Hoàng Liệt), làng đậu phụ mơ (Phường Mai Động)…Ngoài ra, nhiều phường của quận Hoàng Mai còn nổi tiếng với các nghề trồng hoa, rau sạch (Phường Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam), làng cá Yên Sở (Phường Yên Sở). Trên địa bàn quận hiện có 28 trường thuộc khối trường mầm non, 17 trường thuộc khối trường tiểu học, 16 trường thuộc khối trường Trung học cơ sở (trong đó có 13 trường đã đạt chuẩn Quốc gia như Trường Mầm non Yên Sở, Trường Mầm non Thực hành Linh Đàm…).
Triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lồng ghép với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” và các phong trào thi đua của Thành phố, các nhà trường quận Hoàng Mai đã giáo dục các em lòng tự hào về truyền thống quê hương đất nước, hình thành những phẩm chất, năng lực của những con người lao động mới, xây dựng mối quan hệ thân thiện giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Qua các bảng số liệu ta thấy chất lượng giáo dục của các trường THCS Quận Hoàng Mai ngày một tăng lờn rừ rệt: Tỉ lệ HS khỏ giỏi tăng, tỉ lệ yếu kộm giảm, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi các cấp cao hơn, số giải cao ngày một nhiều thể hiện ở số lượng giải và thứ tự xếp hạng qua các kỳ thi HS giỏi.
Qua tiến hành thực nghiệm tại các trường, dự giờ báo trước một số GV, khi xem giáo án thì hầu hết các giáo án đã thể hiện ĐMPPDH từ xác định trọng tâm kiến thức, kỹ năng đến tiến hành tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trên lớp, hệ thống câu hỏi đã hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS song tỉ lệ các câu hỏi phát hiện, tái hiện kiến thức còn nhiều; một số giáo án sử dụng các phần mềm dạy học, tổ chức hoạt động trò chơi khá sáng tạo và. Trong giảng dạy còn nặng về thuyết trình, diễn giảng (vì sợ học sinh không hiểu) khiến giờ dạy nặng nề, chưa hấp dẫn lôi cuốn HS, một số GV ngại khó, chưa tổ chức cho các em làm thí nghiệm, thực hành để các em phát hiện, khám phá tri thức; việc hướng dẫn phương pháp tự học cho HS vẫn chưa được GV quan tâm đúng mức.
Các buổi họp tổ nhiều khi chưa đạt yêu cầu của nó, mang tính chất thủ tục hành chính, hay cơ bản chỉ để thống nhất tiết dạy trên phân phối chương trình chứ chưa đề xuất đi sâu vào giải quyết những vấn đề khó, vướng mắc cần giải quyết bằng các phương pháp cụ thể; chưa tập trung cao vào việc đưa ra những vấn đề thiết thực, những vấn đề mới, PPDH…Vì thế mà tổ chuyên môn chưa đóng vai trò tích cực trong ĐMPPDH. Tuy nhiên, theo đánh giá của Phòng GD & ĐT, công tác xây dựng và quản lý CSVC-TBDH trong các trường còn có một số hạn chế như: Các trang thiết bị dạy học cũng chỉ đáp ứng những yêu cầu cơ bản nhất chứ chưa thực sự tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt đối với những yêu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay.
- HT đã có những chỉ đạo thật cụ thể để tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề, tổ chức thực tập, thao giảng, rút kinh nghiệm về ĐMPPDH, bồi dưỡng các kiến thức và rèn luyện các kỹ năng dạy học theo tinh thần đổi mới cho đội ngũ GV, xây dựng các chuẩn đánh giá bao gồm các tiêu chí về ĐMPPDH của thầy và trò. Nhận thức của các HT là đúng vì không ai muốn chất lượng giáo dục của đơn vị mình lại thua kém đơn vị bạn, song trong những điều kiện CSVC & TBDH, nguồn nhân lực có khác nhau nên khó mà thực hiện đồng bộ về ĐMPPDH.
Các biện pháp đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động ĐM PPDH ở Quận Hoàng Mai và có thể thực hiện được ở các trường THCS nói chung. Ngoài các biện pháp chỉ đạo phù hợp với HT, đội ngũ cán bộ chuyên môn và GV, tính khả thi còn thể hiện ở khâu chỉ đạo tự cấp vĩ mô cho đến vi mô đều có chung một mục tiêu, nội dung và phương pháp thực hiện.
+ Ngoài những nội dung mang tính chất hành chính như phổ biến các Nghị quyết, Quyết định, Quy định của cấp trên, bình xét thi đua, bàn kế hoạch tuần, tháng…thì nội dung sinh hoạt của tổ, nhóm chuyên môn cần chú trọng tập trung thảo luận, thống nhất các yêu cầu phù hợp với đặc trưng bộ môn từ soạn giáo án, tổ chức thực hiện, phương pháp, đồ dùng, phương tiện dạy học, đến kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng…Quy định tổ, nhóm chuyên môn đưa vấn đề ĐMPPDH vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm để có sự thảo luận thường xuyên đối với từng kiểu bài, dạng bài cụ thể; phân tích làm rừ những ưu nhược điểm của cỏc phương phỏp đú khi ỏp dụng vào cỏc bài dạy khác nhau, các đối tượng HS khác nhau; tìm cách khắc phục nhược điểm và đề xuất những cải tiến mới để khai thác triệt để các ưu điểm của các phương pháp khi sử dụng chúng trong dạy học. Căn cứ vào định hướng xây dựng tiết dạy ĐMPPDH nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của HS có thể định hình hoạt động của GV trên lớp qua các yêu cầu: tổ chức cho HS học tập có hiệu quả theo yêu cầu ĐMPPDH, sử dụng thời gian phù hợp, sử dụng tốt thiết bị dạy học; về HS trong tiết dạy sẽ đánh giá về tinh thần tích cực, chủ động học tập; tiếp nhận tốt kiến thức và rèn luyện tốt kỹ năng; có phương pháp học tập tốt, biết sử dụng tốt thiết bị và vận dụng tốt kiến thức bài học vào các tình huống.
+ Phối hợp chặt chẽ với CMHS qua các cuộc họp CMHS định kỳ đầu năm, cuối học kỳ, cuối năm; chỉ đạo GVCN xây dựng kế hoạch hướng dẫn HS tự học phổ biến trong cuộc họp CMHS, thường xuyên liên lạc với CMHS qua sổ liên lạc, đảm bảo thông tin hai chiều: GV thông báo kết quả học tập, CMHS phản ánh việc học tập tại nhà và đề xuất kêu gọi biện pháp hỗ trợ giáo dục từ phía nhà trường, từ đó CMHS phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục HS. + Nhà trường chủ động tổ chức các buổi tọa đàm về phương pháp giúp HS học tốt, tìm hiểu tâm sinh lý HS hoặc tư vấn cho CMHS kiến thức cơ bản về giáo dục gia đình, giáo dục lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt về việc giáo dục HS ý thức tự học.
Chúng tôi tiến hành điều tra 27 cán bộ quản lý, 45 tổ trưởng chuyên môn và cán bộ cốt cán, 5 chuyên viên Tổ THCS của phòng GD &, 90 GV của các trường trong quận. Kết quả thu thập được từ những số liệu thống kê ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy các biện pháp chỉ đạo ĐMPPDH mà đề tài đề xuất đếu có tính cần thiết và khả thi.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng chỉ đạo ĐMPPDH của Hiệu trưởng trường THCS quận Hoàng Mai, đề tài đã đề xuất 04 nguyên tắc, từ đó đề xuất 06 biện pháp chỉ đạo ĐMPPDH phù hợp với tình hình thực tế của các trường THCS trong quận. Kết quả khảo nghiệm cho phép khẳng định bước đầu về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và sự hoàn thành mục đích, các nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả luận văn.