MỤC LỤC
Nghiên cứu lí luận về quản lí sự phối hợp, xác định thực trạng công tác quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS ở các trường THPT ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp của GVCN và CMHS.
Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long 6. Khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp của HT quản lí hoạt động phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với việc khảo sát thực trạng, đề tài phát hiện những mâu thuẫn, những yếu tố làm trở ngại việc quản lí hoạt động PHGD học sinh của GVCN và CMHS, tìm ra nguyên nhân thực trạng để đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện thực trạng, nâng cao hiệu quả PHGD học sinh giữa GVCN và CMHS, đáp ứng các mục tiêu giáo dục của nhà trường. Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng hợp lí thuyết, các tài liệu, giáo trình, bài báo, tạp chí chuyên ngành khoa học giáo dục, văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu cú liờn quan đến sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS để hiểu rừ bản chất vấn đề nghiên cứu, nhằm xác lập cơ sở lí luận vững chắc và giả thuyết khoa học cho đề tài nghiên cứu.
+ Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng hoạt động phối hợp và công tác quản lí hoạt động phối hợp giữa GVCN và CMHS, khảo sát tính cần thiết và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất. + Mục đích phương pháp: Phương pháp này được sử dụng để trao đổi, xin ý kiến CBQL, GVCN, CMHS và HS để thu thập thêm thông tin nhằm khẳng định tính chính xác của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
+ Cách thực hiện: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn cho CBQL, hỏi trực tiếp GVCN, HS và CMHS, ghi biên bản buổi phỏng vấn từng nội dung cụ thể và phù hợp từng đối tượng phỏng vấn. Kết quả tính toán thống kê, đã cho những số liệu để từ đó người nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác, có giá trị thực tiễn.
+ Công cụ khảo sát: Tác giả sử dụng phiếu hỏi khảo sát ý kiến cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh. Để xử lí số liệu điều tra thực trạng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS tính tỉ lệ phần trăm, tính trung bình và độ lệch chuẩn.
Nhà giáo dục người Liên Xô E.A.A-rơ-kin cho rằng: “Không ai có quyền đòi hỏi người mẹ phải khước từ, dù là một phần nhỏ bé, tình yêu nồng nàn và sự âu yếm của mình đối với con cái. Nền giáo dục Liên Xô cũ có rất nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như N.C.Krupxkai (1869-1939), nhà giáo dục-viện sĩ hàn lâm V.A.Xukhomlinxky (1918-1970) đã nêu lên ý nghĩa vô cùng to lớn của sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện mục đích giáo dục HS, những người công dân trong tương lai đối với đất nước, sự hợp tác giữa cha mẹ và thầy cô không những nhằm mục đích định hướng giáo dục mà còn là động lực giúp các em có niềm tin trong quá trình học tập và rèn luyện.
Trong bức thư Bác viết ngày 31 tháng 5 năm 1955 sau khi căn dặn thầy giáo, học sinh, cán bộ thanh niên và các cháu nhi đồng, Bác Hồ nói: “Tôi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp đỡ nhà trường giáo dục và khuyến khích các em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân”. Với mong muốn tìm biện pháp quản lí sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục, thời gian qua một số luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục tiến hành nghiên cứu, như đề tài: “Quản lí công tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh các trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa” (Dương Văn Thạnh, 2007); đề tài: “Quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các trường THPT huyện Hòa Thạnh, tỉnh Tây Ninh” (Trịnh Thị Hồng Hạnh, 2015).
Frederich Wiliam Taylor và các cộng sự của ông đã đưa ra bốn nguyên tắc quản lí cơ bản là: quản lí là phải lựa chọn nhân viên một cách khoa học, cho học hành để họ phát triển hết khả năng của mình; nhà quản lí phải am hiểu khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, để đảm bảo bố trí lao động một cách khoa học; nhà quản lí phải cộng tác với nhân viên theo nguyờn tắc khoa học; trỏch nhiệm và cụng việc được phõn chia rừ ràng giữa nhà quản lí và nhân viên, nhà quản lí phải chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của mình. Theo các tác giả Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư: “Quản lí giáo dục chính là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan quản lí chịu trách nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà nước.” (Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư, 2012).
Ban đại diện CMHS có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của đảng và pháp luật nhà nước cho CMHS hiểu rừ vai trũ, nhiệm vụ và quyền hạn của mỡnh trong cụng tỏc giỏo dục, trong quan hệ với nhà trường; thực hiện có trách nhiệm việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục đạo đức, giáo dục văn hóa; hỗ trợ nhà trường trong giáo dục ngoài giờ lên lớp; có ý thức đúng đắng với hội, tham gia các hoạt động của hội, thực hiện đầy đủ các nghị quyết của hội. Mục tiêu giáo dục giữa GVCN và CMHS cũng là mục tiêu chung của nền giáo dục Việt Nam, theo Điều 2 của Luật giáo dục năm 2005, thì mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật giáo dục, 2005).
HT quản lí việc GVCN đến nhà và trao đổi với gia đình HS về học tập, rèn luyện đạo đức, học tập sinh hoạt của HS tại trường hoặc nắm bắt tình hình nề nếp sinh hoạt của các em tại gia đình…Tuy nhiên rong quá trình học tập tại nhà trường có những HS rất tiến bộ trong học tập, thực hiện tốt nề nếp học tập, nội quy nhà trường, tuy nhiên vấn còn nhiều HS có ý thức học tập chưa tốt, thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp, chưa tiến bộ trong học tập… cần có sự phối hợp giáo dục giữa GVCN và CMHS các em. Nhằm để nắm bắt được tình hình học tập và nề nếp sinh hoạt của HS ở tại gia đình các em ra sau, HT cần kịp thời phân công GVCN đến nhà thăm HS tại gia đình các em tìm hiểu tình hình nề nếp học tập của HS tại nhà, đặc biệt là gia đình các em HS có hoàn cảnh khó khăn, những HS học tập chưa tiến bộ trong học tập, những HS thường xuyên vi phạm nề nếp … qua đó GVCN có điều kiện tiếp xúc với gia đình các em HS, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình các em đang sống từ đó GVCN có kế hoạch phối hợp với gia đình các em tìm ra những biện pháp giáo dục thích hợp nhất để giáo dục các em.
Bên cạnh việc GVCN tổ chức phối hợp với CMHS thì vai trò và nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS cũng góp phần quan trọng cho HĐPH, từ việc hỗ trợ GVCN trong công tác giáo dục HS, CMHS còn hỗ trợ nguồn kinh phí để Ban đại diện CMHS hoạt động. HT chỉ đạo chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch phối hợp, nội dung phối hợp, tổ chức chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện kế hoạch phối hợp, đặc biệt là GVCN là lực lượng quan trọng thay mặt HT phối hợp chặt chẽ với CMHS.
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH.
+ 1,0 điểm cho không quan trọng/chưa quan tâm/chưa thực hiện/yếu + 2,0 điểm cho ít quan trọng/ít quan tâm/ít khi/trung bình. Điểm trung bình Mức độ Mức độ Mức độ Kết quả quan trọng quan tâm thực hiện thực hiện Từ 1,0 đến cận 1,75 Không Không Chưa thực.
Qua trao đổi với em NTTV học sinh lớp 12 trường THCS&THPT Mỹ Thuận về mong muốn những người thân nào trong gia đình tiếp xúc với GVCN thì được các em V trả lời: “Mẹ em rất quan tâm đến việc học tập của em, nhưng em rất muốn cha em dự họp phụ huynh học sinh cho em cũng như trao đổi việc học tập trực tiếp với GVCN lớp, vì cha em cũng rất quan tâm đến kết quả học tập của em, cha em thường xuyên tư vấn và trao đổi việc học tập với em hơn là mẹ, mặc dù mẹ em rất quan tâm lo lắng việc học của em, đặc biệt là tư vấn lựa chọn nghề nghiệp cho em”. Trò chuyện với cô TTTL giáo viên chủ nhiệm lớp 10 trường THCS&THPT Mỹ Thuận, được cô L chia sẽ: “CMHS đa số rất quan tâm đến việc học tập của các em, công tác phối hợp với GVCN cũng tương đối thuận lợi tuy nhiên những em học sinh có điều kiện gia đình kinh tế khó khăn thì công tác phối hợp với GVCN còn chưa được quan tâm, GVCN nhiều lần mời CMHS đến trường để trao đổi việc học tập nhưng rất ít khi được CMHS đến trường dự họp, với nhiều lí do khác nhau đa phần CMHS bận đi làm thuê hoặc các em sống với ông, bà lớn tuổi nên ít khi quan tâm đến việc học tập của các em, những gia đình các em có điều kiện khá giả thì ngược lại”.
Cô NTL là GVCN lớp 12 trường THPT Tân Qưới khi được hỏi về việc nhà trưởng quản lí các hình thức phối hợp với CMHS theo các nội dung được nêu ở Bảng 2.21 như thế nào, thì được cô L trả lời như sau: “Hiệu trưởng nhà trường rất quan tâm chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS với nhiều hình thức khác nhau như họp CMHS định kỳ đầu năm học, được hiệu trưởng quản lí rất chặt chẽ về nội dung và kế hoạch phối hợp cũng như trước khi cuộc họp CMHS diễn ra, GVCN được hiệu trưởng mời họp để thống nhất nội dung trong cuộc họp và định hướng những nội dung cho GVCN tổ chức họp CMHS, nội dung mà hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo nhất là chọn Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Đánh giá nội dung HT quản lí GVCN phối hợp với CMHS qua hình thức GVCN trao đổi với CMHS thông qua Ban đại diện CMHS, Thầy Nguyễn Văn C GVCN lớp 10 trường THPT Tân Lược thì cho rằng: “Hiệu trưởng rất ít khi chỉ đạo GVCN trao đổi với CMHS thông qua ban đại diện CMHS của lớp, vì vai trò của Ban đại diện CMHS ít được quan tâm, khi có học sinh vi phạm cần phải kỹ luật thì hiệu trưởng mới chỉ đạo GVCN phối hợp với CMHS thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp”.
+ Nguồn lực con người là đội ngũ GVCN có trình độ chuyên môn, có ý thức tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động phối hợp với CMHS, đây là thuận lợi lớn nhất của nhà trường trong công tác phối hợp với CMHS, đa số GVCN là giáo viên trẻ, rất năng động và nhiệt tình trong công tác PHGD học sinh, bên cạnh đó cũng có nhiều GVCN dù lớn tuổi nhưng rất có tâm huyết với công tác chủ nhiệm và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động phối hợp với CMHS. + Khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp là nhà trường quản lí hoạt động phối hợp còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao có thể nói đây là khó khăn lớn nhất của nhà trường, công tác quản lí còn nhiều bất cập chỉ chú trọng vào hình thức chưa đi sâu vào nội dung và các biện pháp phối hợp nên hiệu quả hoạt động phối hợp chưa cao, nội dung này có điểm trung bình 2.50.
+ HT các trường thực hiện tương đối tốt việc xây dựng kế hoạch phối hợp dựa trên kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường, trong kế hoạch phối hợp HT có đưa ra mục tiêu phối hợp, nội dung phối hợp và phương pháp phối hợp để chỉ đạo GVCN thực hiện, các tổ chức đoàn thể và các bộ phận có liên. - Đa số GVCN có ý thức trách nhiệm rất cao trong hoạt động phối hợp, tuy nhiên vẫn còn một số GVCN chưa quan tâm đến hoạt động phối hợp với - Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đa số rất quan tâm đến công tác phối hợp với CMHS, tuy nhiên vẫn còn một số chưa thật sự quan tâm hỗ trợ GVCN tổ chức phối hợp với CMHS.
HT chủ động trao đổi trực tiếp với GVCN, CBQL, GVBM, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, với trưởng ban đại diện CMHS của trường, với CMHS của các em ở lớp, với những người thân trong gia đình học sinh, các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường..bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng cũng như những ý kiến đóng góp quý báu về hoạt động phối hợp của nhà trường với CMHS, từ đó HT xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền hoạt động phối hợp với các lực lượng trên đạt hiệu quả cao nhất. Qua việc khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng đa số nhà trường có kế hoạch phối hợp và quy chế phối hợp hoạt động giữa nhà trường với CMHS nhưng còn mang tính hình thức, trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp còn chưa được thu hút CMHS tham gia đầy đủ, thường chỉ dừng lại ở việc tổ chức họp CMHS đầu năm học, gởi sổ liên lạc về gia đình học sinh, điện thoại cho CMHS hay mời CMHS những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp đến nhà trường là chủ yếu, mà ít khi nhà trường scó những hoạt động phối hợp mang tính thu hút, hấp dẫn được CMHS quan tâm tham gia đầy đủ.
Để phát huy hiệu quả của các biện pháp này thì đòi hỏi phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, của lãnh đạo nhà trường, của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường, CMHS và đặc biệt là sự nhiệt tình và tâm huyết của quý thầy, cô GVCN nhằm phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của từng lực lượng phối hợp làm cho hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình học sinh đạt hiệu quả cao, đồng thời phải biết kết hợp các biện pháp để có thể hỗ trợ lẫn nhau, phát huy hiệu quả tối đa hiệu quả của mỗi biện pháp. Đề đạt mục tiêu quản lí việc GVCN phối hợp với CMHS thật sự hiệu quả, kết hợp việc nghiên cứu lí luân về hoạt động này, tác giả để xuất 8 giải pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sự PHGD học sinh của GVCN với CMHS; củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lí, xây dựng quy chế về công tác phối hợp, cơ chế điều hành.
Chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục qua đề tài: “Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”. Chúng tôi đang nghiên cứu về quản lí giáo dục qua đề tài “Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long”.