Giải pháp cải thiện dạy học toán chủ đề hình học và đo lường để phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3

MỤC LỤC

Cấu trúc luận văn

Cơ sở thực tiễn

Qua bảng 1.7, có thể thấy 62,2% giáo viên gặp khó khăn do không có sự hỗ trợ và ủng hộ cần thiết của lãnh đạo nhà trường, 75% GV gặp khó khăn do bản thân còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn về phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh và 100% GV còn gặp khó khăn khi khi khi tổ chức dạy học chủ đề hình học và đo lường góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 do cơ sở vật chất và điều kiện giảng dạy còn thiếu thốn. Thứ ba, tác giả đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học Toán góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 qua chủ đề “hình học và đo lường” bằng phiếu khảo sát trên đối tượng là 54 GV, đồng thời quan sát các hoạt động học tập của học sinh trong và ngoài lớp học kết hợp với quan sát và phóng vấn học sinh trên các lớp thuộc khối 3 tại 2 Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai và Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.

Bảng 1.3: Kết quả khảo sát về sự cần thiết của phát triển năng lực giao tiếp
Bảng 1.3: Kết quả khảo sát về sự cần thiết của phát triển năng lực giao tiếp

CHO HỌC SINH LỚP 3 Cể HIỆU QUẢ

Nguyên tắc đề xuất biện pháp 1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại Dạy học môn Toán hiện nay tuy đã có nhiều sự đổi mới, vận dụng phương pháp dạy học tích cực như dạy học dự án, bàn tay nặn bột…nhưng ngoài sự vận dụng trong một số tiết học và nội dung nhất định thì GV vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống. Tuy nhiên để phát triển năng lực giao tiếp thì việc áp dụng các phương pháp học tập hiện đại sẽ hiệu quả hơn vì chúng cho phép học sinh thực hành các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong các tình huống điển hình, nhận phản hồi, điều chỉnh hành vi của HS và tìm ra các cách thay thế để giải quyết các vấn đề giao tiếp.

Biện pháp dạy học Toán góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 qua chủ đề “hình học và đo lường”

(đó chính là đáp án của bài toán). * Trình bày lời giải. Tổ chức hoạt động rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học khi dạy chủ đề “hình học và đo lường”. a) Mục đích của biện pháp. Khi các em đã có một vốn kiến thức về ngôn ngữ toán học thì việc tổ chức cho các em được luyện tập và rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ thường xuyên là rất cần thiết. Việc rèn luyện và sử dụng ngôn ngữ toán học thường xuyên sẽ giúp các em hiểu sâu, nắm chắc và chuyển kiến thức đã lĩnh hội được thành kiến thức của bản thân. Đồng thời qua sử dụng ngôn ngữ toán học giúp HS nắm vững kiến thức toán học, góp phần phát triển tư. Thông qua các hoạt động dạy học chủ đề “hình học và đo lường”, GV sẽ tạo cơ hội cho HS rèn luyện kĩ năng chuyển đổi giữa ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ Toán học, sử dụng ngôn ngữ Toán học một cách chính xác để thể hiện các mối quan hệ toán học cũng như rèn luyện kĩ năng nói và viết, sử dụng ngôn ngữ Toán học. b) Nội dung và cách tiến hành biện pháp. Khi học tập chủ đề “Hình học và Đo lường” các em sẽ phát triển được năng lực giao tiếp toán học bởi lẽ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được thể hiện khi người học biết sử dụng từ ngữ, hình vẽ, kí hiệu để diễn đạt một cách chính xác, đồng thời người học cũng cần được tranh luận, trao đổi ý tưởng, suy nghĩ về nội dung được học một cỏch rừ ràng hơn. Khi cỏc em chủ động suy nghĩ để trình bày, để lý giải, để nói, để viết hoặc tranh luận ý kiến thì kiến thức của các em sẽ vững vàng và việc học sẽ hiệu quả hơn. Chính vì vậy, giáo viên cần tìm tòi, lựa chọn những nội dung phù hợp để thiết kế các tình huống dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh. Kết quả phát triển năng lực giao tiếp thông qua chủ đề “hình học và đo lường” của học sinh 3 không giới hạn ở việc chỉ thực hiện các bài toán về hình học và đo lường một cách độc lập, nó phụ thuộc vào ngôn ngữ HS sử dụng để học tập. Ngoài việc tính toán đơn thuần HS còn phải biết áp dụng các kĩ năng tính toán để giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống, biết suy luận, biết mô tả, diễn đạt trong bối cảnh toán học và biết sử dụng ngôn ngữ toán học khi tương tác với HS khác để hoàn thành một nhiệm vụ trong giờ học toán. Để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ toán học cho học sinh nhất là trong chủ đề “hình học và đo lường”, thì giáo viên cần hướng dẫn các em sử dụng các khái niệm, thuật ngữ toán học trong bối cảnh toán học. - Việc tích hợp đồng thời các từ vựng học thuật và cấu trúc ngữ pháp khi xây dựng các khái niệm toán học là rất cần thiết cho học sinh, vì vậy giáo viên cần nghiên cứu để tạo cơ hội cho HS được nghe, nói và viết nhiều hơn với ngôn ngữ toán. Kết hợp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, mô hình để đơn. giản hóa các kiến thức toán học trừu tượng tạo điều kiện cho các em dễ dàng tiếp thu đồng thời các phương tiện trực quan này cũng là một công cụ giao tiếp giúp các em dễ dàng diễn tả những suy nghĩ trong đầu. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần chậm rãi, sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt mạch lạc, lược bỏ những từ ngữ rườm rà không quyết định bản chất toán học. Hạn chế việc sử dụng từ ngữ khó cho cùng ý tưởng. Không nên sử dụng các từ khóa, các thuật ngữ toán học khó thường xuyên mà nên dùng ngôn ngữ đơn giản quen thuộc hằng ngày để diễn giải những cụm từ khó, ngữ điệu cần nhấn mạnh vào các khái niệm mới quan trọng. Trong quá trình dạy khái niệm phép tính cho các em học sinh lớp ba, giáo viên cần sử dụng hệ thống vốn từ vựng các em đã biết và sử dụng các câu có cấu trúc đơn giản. Khi HS nói, GV cần tập trung vào nội dung thông tin các em muốn diễn tả hơn là những kĩ năng ngữ pháp chính xác. Bên cạnh đó GV cần thiết kế các hoạt động hợp tác có ý nghĩa để tăng cường tương tác bằng lời nói giữa các HS. Sử dụng thêm ngôn ngữ cử chỉ, hành động cơ thể giúp HS hiểu được khái niệm, tính chất và kĩ thuật tính toán. - Hệ thống câu hỏi của giáo viên nên theo mức độ từ dễ đến khó phù hợp với những đối tượng HS có khả năng ngôn ngữ khác nhau. Nếu HS có. vốn từ vựng của ngôn ngữ toán học chưa nhiều thì nên đặt những câu hỏi có. câu trả lời dạng “có/không” hoặc câu hỏi đơn giản sử dụng các từ vựng đã biết. Để hỗ trợ những học sinh có khả năng ngôn ngữ yếu thì giáo viên nên viết cõu hỏi ra để cỏc em dễ dàng theo dừi. Trong quỏ trỡnh đặt cõu hỏi, GV cần dành cho HS thời gian suy nghĩ để có câu trả lời. Đồng thời GV có thể cho HS thực hành chuyển đổi dữ liệu, đối tượng của đề toán với các hình thức sau:. - Đưa ra đề toán thiếu số liệu, HS tự tìm số liệu, điền vào rồi giải:. Con ốc sên bò theo đường gấp khúc ABCD. Tính độ dài quãng đường ốc sên phải bò đến….?. - Đưa ra đề toán thiếu câu hỏi, HS tự đặt câu hỏi rồi giải:. a) Bằng một phép tính. b) Bằng hai phép tính. - Thay đổi số liệu đã cho: Dựa vào bài toán đã có, Giáo viên hướng dẫn học sinh thay đổi số liệu của bài toán mà vẫn giữ nguyên nội của bài toán đó để thiết lập đề toán mới (lưu ý số liệu bài toán cần phù hợp với thực tiễn và nằm trong chương trình chủ đề “Hình học và đo lường” lớp 3). Chỉ dùng hai cái can đó, làm thế nào lấy được một lít nước từ bể nước?. Từ bài toán trên có thể thay đổi số lít nước ở canh, số lít nước cần tìm để được một đề toán mới. Tính diện tích tấm gỗ đó. Từ bài toán trên có thể thay đổi số chiều dài, số chiều rộng của tấm gỗ để được một đề toán mới. - Thay đổi các đối tượng trong bài toán: Với cách lập đề toán mới này, chúng ta giữ nguyên mối quan hệ giữa các đối tượng, có thể thay đổi số liệu nếu cần thiết cho phù hợp với đối tượng. VD 4: Có một miếng bánh hình vuông cạnh 8 cm. Tính diện tích miếng bánh hình vuông đó. Nếu cắt đi một hình vuông có cạnh 3 cm ở góc của miếng bánh thì diện tích phần. miếng bánh còn lại là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?. GV hướng dẫn học sinh có thể thay đổi đối tượng miếng bánh thành tấm gỗ, miếng bìa hình vuông…thay đổi số liệu cạnh, số liệu cắt đi…. Thay thếc các đề toán có nội dung gần gũi với thực tế cuộc sống hằng ngày của học sinh lớp ba cho các nội dung mang tính trừu tượng, khó hiểu, không gần gũi với các em. Khi dạy các loại bài hình thành kiến thức mới cho học sinh chúng ta nên đưa những bài tập tình huống xuất phát từ thực tiễn và có chứa những vấn đề về toán học vào trong quá trình giảng dạy. Việc thiết kế bài học thành một chuỗi tình huống có vấn đề, được sắp đặt theo trình tự hợp lí giúp HS tham gia tích cực vào trao đổi thảo luận để tìm hướng giải quết vấn đề của bài học sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới và qua đó nâng cao năng lực giao tiếp của HS. Trong các tiết học, các câu hỏi, bài tập, tình huống có thể được đưa ra trong các hoạt động nghiên cứu xây dựng kiến thức mới; củng cố, vận dụng kiến thức; ôn tập; hoặc kiểm tra đánh giá. Để giúp HS phát triển ngôn ngữ toán học nên bắt đầu từ những điều HS đã biết sẽ giúp các em học tập tự tin, tham gia tích cực hơn. Những kinh nghiệm của các em có thể được bắt nguồn từ những hoạt động thực tiễn trong cuộc sống như: Việc đếm số đồ vật, những tình huống liên quan đến việc thêm, bớt hay khả năng sử dụng vốn từ, thuật ngữ toán học, những kiến thức, kĩ năng HS đã biết liên quan trực tiếp để chủ đề bài học. Để các em có thể học tập tốt môn toán thì điều đầu tiên phải hướng dẫn cho các em hiểu lệnh của các kiểu bài tập hoặc nhiệm vụ, các em phải học thuộc lòng một số quy tắc toán khó. Ngoài ra, GV cần biết và phân loại được các mức độ khó khăn của HS về thiếu vốn từ tiếng Việt; về diễn đạt; về thiếu hụt kiến thức toán để hỗ trợ kịp thời; tạo tình huống sử dụng vốn thuật ngữ HS đã biết trong phạm vi kĩ năng HS đã biết. - Đề toỏn mới được xõy dựng phải đầy đủ dữ kiện, thể hiện rừ yếu tố đó. cho và yếu tố phải tìm. - GV lưu ý dạy học phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 qua chủ đề “hình học và đo lường” cho HS sử dụng từ ngữ sao cho các câu hỏi của bài toỏn phải rừ ràng và đầy đủ ý nghĩa. - Bài toán mới không được mâu thuẫn, có nghĩa là từ các dữ kiện của bài toán, bằng các cách suy luận khác nhau phải đưa đến cùng một kết quả. - Số liệu sử dụng trong bài toán phải thực tế. Ngôn ngữ bài toán cần ngắn gọn, chính xác. Hướng dẫn học sinh phát hiện và biết khắc phục những sai lầm trong giải các bài toán trong chủ đề “hình học và đo lường”. a) Mục đích của biện pháp. Khi giải toán, HS thường mắc những sai lầm. Nhà sư phạm toán nổi tiếng G. Polya đã nói: “Con người phải biết học ở những sai lầm và những thiếu sót của mình”. A.A.Stoliar còn nhấn mạnh: “Không được tiếc thời gian để phân tích trên giờ học các sai lầm của HS”. Các sai lầm đó nếu không được sửa chữa sẽ dẫn đến việc em thiếu tự tin với khả năng giải toán của mình và có thể bị mắc sai lầm vào lần sau. Vì vậy, trong quá trình dạy học giải Toán trong chủ đề “hình học và đo lường”, GV cần giúp HS phát hiện ra các lỗi sai thường gặp để có biện pháp khắc phục. b) Nội dung và cách thức tiến hành.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Khái quát quá trình thực nghiệm 1. Mục đích thực nghiệm

Ở giáo án này, tác giả xây dựng một số bài toán chứa tình huống thực tiễn để học sinh tìm cách giải và trình bày lời giải (Biện pháp 2). Nội dung thực nghiệm tuân thủ và bám sát chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào tạo hiện hành. Không làm đảo trật tự và kế hoạch giảng dạy của nhà trường và của GV thực nghiệm. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm. Tác giả lựa chọn trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng để tiến hành dạy học thực nghiệm với sự nhất trí ủng hộ cao của Ban Giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên khối 3. Đối tượng tác giả thực nghiệm là HS khối 3, gồm 2 lớp của Trường. Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh, Quận Lê Chân, Hải Phòng. Trong đó lớp 3A2 dạy theo quy trình thực nghiệm và lấy lớp 3A1 làm lớp đối chứng và tiến hành dạy bình thường theo đúng quy trình các bước lên lớp. Tiêu chuẩn lựa chọn lớp TN và ĐC như sau: Có sự đồng đều về sĩ số, trình độ và kết quả. học tập chênh lệch không đáng kể; GV có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên và có thâm niên công tác từ 5 năm, khả năng dạy không chênh lệch nhiều. Thông tin đối tượng thực nghiệm và đối chứng. TN Sĩ số GVCN Lớp. Cả hai trường đều được tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành quá trình thực nghiệm. Quy trình tổ chức thực nghiệm. Việc tổ chức thực nghiệm theo quy trình sau:. Bước 1: Kiểm tra - đánh giá trước khi thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra - đánh giá ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng nhằm xác định kiến thức, kĩ năng nền tảng của HS đồng thời cũng so sánh đối chiếu chuẩn đầu vào của hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Bước 2: Tổ chức bồi dưỡng GV tham gia thực nghiệm. Trao đổi trực tiếp với các GV sẽ tham gia quá trình thực nghiệm về kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nhằm giúp GV hiểu về các các biện pháp dạy học Toán góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 qua chủ đề. “hình học và đo lường” đã được tác giả đề xuất và tác giả hỗ trợ GV soạn thảo nội dung các giáo án có vận dụng các biện pháp một cách hợp lý. Bước 3: Chuẩn bị các điều kiện thực nghiệm. Bao gồm: biên soạn kế hoạch thực hiện chủ đề bày dạy; chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; thiết kế đánh giá kết quả thực nghiệm; Hướng dẫn sự chuẩn bị của học sinh. Bước 4: Tiến hành thực nghiệm. Trong các giờ dạy thực nghiệm, tôi cùng các GV đi dự giờ đã quan sát kĩ tiến trình và ghi chép một cách tỉ mỉ, chính xác tất cả những diễn biến về hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong suốt tiết học. Bước 5: Phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả giữ lớp ĐC và lớp thực nghiệm. + Xử lí kết quả thực nghiệm: Toàn bộ những số liệu thống kê toán học liên quan đến thực nghiệm được xử lí bằng phần mềm Excel. + Trình bày kết quả thực nghiệm: Kết quả thực nghiệm được cụ thể hóa thông qua số liệu định lượng trên các bảng, hình và thông qua đánh giá, nhận xét định tính. Bước 6: Viết báo cáo và trình bày kết quả thực nghiệm. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm a) Về đánh giá định lượng. Để tìm hiểu sâu hơn việc vận dụng các biện pháp dạy học Toán góp phần phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh lớp 3 qua chủ đề “hình học và đo lường” được đưa ra trọng luận văn, tác giả đã có một số phỏng vấn với giáo viên trực tiếp dạy 2 lớp đối chứng và thực nghiệm, học sinh lớp thực nghiệm và ý kiến của hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Đức Cảnh.

Bảng 3.1. Thông tin đối tượng thực nghiệm và đối chứng
Bảng 3.1. Thông tin đối tượng thực nghiệm và đối chứng