MỤC LỤC
Các bài tập phần cơ sở hóa học chung trong kì thi học sinh giỏi các tỉnh chiếm tỷ trọng lớn khoảng xấp xỉ 30%. - An Giang: Trong tổng số 4 bài có một bài về tốc độ phản ứng, một bài về cân bằng hóa học. - Nghệ An: Trong tổng số 5 bài có 2 bài phần cơ sở hóa học chung: về cấu tạo nguyên tử và cân bằng hóa học.
Không những thế việc giải các bài tập trong đề thi thường sử dụng phương pháp bảo toàn electron để giải quyết nhanh các bài trắc nghiệm. Như vậy, phần kiến thức cơ sở hóa học chung lớp 10 chiếm số lượng bài tập khá lớn trong các kì thi học sinh giỏi và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Việc dạy tốt phần kiến thức này sẽ giúp học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi quan trọng.
Tình hình thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học phần cơ sở hoá.
- Trong các kì thi có kiến thức cơ sở hóa học chung học sinh Kim Sơn thường đạt điểm không cao: thi học sinh giỏi tỉnh (các trường này thường không tham dự vòng 2 kì thi học sinh giỏi về phần cơ sở hóa học chung) đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. - Quá trình đi dự giờ các giáo viên dạy hóa học 10 trong trường THPT Kim Sơn B tôi thấy họ ít sử dụng bài tập hóa học khi dạy học phần cơ sở hóa học chung, mà đa số là thuyết trình. - Số giờ luyện tập ít, trong giờ giáo viên thường chỉ chữa được 4 hoặc 5 bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập, hầu như không thể làm các bài nâng cao.
- Giáo viên chưa tự xây dựng hệ thống bài tập cho mình mà thường ngẫu hứng (chưa cân nhắc kĩ ) chọn bài trong sách tham khảo, trong nhóm Hóa chưa thống nhất cùng nhau xây dựng hệ thống bài tập chất lượng cao mà thường mỗi người một hệ thống bài tập riêng. - Số lượng giáo viên có trình độ trên chuẩn (thạc sĩ) dùng bồi dưỡng học sinh giỏi rất ít (thậm chí không có), đa số là trình độ cử nhân và là giáo viên lâu năm (khi tri thức họ học đã lâu và trở nên lạc hậu). + Khi bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên gặp khó khăn khi không xác định được độ rộng và chiều sâu hợp lí về nội dung phần kiến thức cơ sở hóa học chung cần dạy cho học sinh trong các kì thi học sinh giỏi.
- Một số vấn đề lý luận về học sinh giỏi: vị trí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu hóa học, những phẩm chất và năng lực cần có của học sinh giỏi môn hóa học, dấu hiệu nhận biết học sinh giỏi. - Tình hình thực tế của việc dạy học phần kiến thức cơ sở hóa học chung 10 không có hiệu quả cao trong khi đề thi học sinh giỏi và đề thi tuyển sinh đại học dành phần không nhỏ cho vấn đề này vì nó là cơ sở để học tốt hóa học.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A khi điện tích hạt nhân tăng dần là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. Phân tử không phân cực là phân tử trong đó điện tích dương của các hạt nhân và điện tích âm của các hạt electron được phân bố hoàn toàn đối xứng, nên trọng tâm điện tích dương của các hạt nhân và trọng tâm điện tích âm của các electron trùng nhau. Phân tử phân cực là phân tử trong đó điện tích dương của các hạt nhân và điện tích âm của các hạt electron được phân bố không đối xứng, nên trọng tâm điện tích dương của các hạt nhân và trọng tâm điện tích âm của các electron không trùng nhau.
+ Phản ứng oxi hóa khử đơn giản: Chỉ có một chất khử và một chất oxi hóa + Phản ứng oxi hóa khử phức tạp: Có nhiều chất oxi hóa và nhiều chất khử + Phản ứng tự oxi hóa-khử: Một nguyên tố tự tăng và giảm số oxi hóa. Chương trình cơ sở hóa học chung gồm chủ yếu các học thuyết và định luật mới, các khái niệm mới, khó và trừu tượng như thuyết electron, các thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về tốc độ phản ứng, các khái niệm như obitan, lai hóa, chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử. - Đây là lý thuyết chủ đạo quyết định quá trình dạy và học hóa học, nhưng hệ thống bài tập vận dụng cơ bản và nâng cao chưa đa dạng và chất lượng chưa cao, chưa tiếp cận được các kì thi, mang nặng tính truyền thụ lý thuyết - Các vấn đề nâng cao còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, chưa thống nhất, có nhiều tranh cãi, nhiều sách tham khảo viết khác nhau, chưa chính xác.
- Chưa có lý thuyết vạn năng để giải quyết được mọi vấn đề một cách đúng đắn, dễ hiểu, vì thế học sinh gặp khó khăn khi phải lựa chọn thuyết nào làm công cụ để giải thích, để giải quyết bài toán. Vì vậy việc tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập chất lượng cao và lời giải rừ ràng từ cỏc nguồn tài liệu tin cậy với sự cõn nhắc và xem xột cẩn thận sẽ quyết định chất lượng dạy và học phần cơ sở hóa học chung này.
- Lựa chọn bài tập có thể giải bằng nhiều cách khác nhau, phân tích ưu nhược điểm từng cách. - Bài tập này có điểm gì đặc biệt, dự đoán trước khả năng phân hóa học sinh của bài tập này. Ví dụ: Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s1.
Do hiện tượng bán bão hòa hoặc bão hòa gấp phân lớp 3d để đạt cấu hình electron bền hơn của Cr và Cu. - Xây dựng hệ thống bài tập theo từng bài, từng chương, từng phần, từng lớp, theo dạng bài, xếp bài tập theo thứ tự, theo loại. - Cần lấy những bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, và một số bài tập tham khảo.
- Chọn bài tập cần có bài dễ, trung bình, khó, rất khó xen kẽ nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể thêm, bớt, thay đổi chút ít cho học sinh làm quen dần, đặc biệt với học sinh kém và trung bình.
HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI