MỤC LỤC
Giới thiệu nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của NHTM
Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
Qua tìm hiểu về khái niệm năng lực cạnh tranh ở trên và theo Từ điển Bách Khoa, Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội năm 1995 khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM có thể được hiểu như sau: “Năng lực cạnh tranh của NHTM là sự tổng hợp tất cả các khả năng của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu khách hàng về việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, đa dạng và phong phú, tiện ích và thuận lợi, có tính độc đáo so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường, tạo ra được lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận hàng năm của các ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế cao trên thị trường”. Theo Nguyễn Thị Quy (2005), thì “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”.
Việc đánh giá một cơ cấu tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không không những chỉ dựa vào số lượng các phòng ban chức năng, sự phân công phân cấp mà còn phụ thuộc vào sự phối hợp hiệu quả, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc (sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch) để triển khai thành công các chiến lược, chiến thuật nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh và khả năng thay đổi cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng những biến động của thị trường. Theo Rosita Suhaimi, Firdaus Abdullah, Chong Fen Nee and Nurhani Aba Ibrahim (2012), đánh giá vai trò của công nghệ thông tin đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM, theo đó xu hướng tương lai là việc đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống ngân hàng điện tử có thể giúp hoạt động của ngân hàng trở nên hiệu quả hơn và từ đó làm tăng hiệu quả lợi nhuận, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hệ thống công nghệ thông tin không làm tăng hiệu quả lợi nhuận tức thời cho ngân hàng do tính trễ của hiệu quả hoạt động này. Như vậy, qua phần tổng kết các nghiên cứu trên, cho thấy hầu hết các nghiên cứu định lựợng có sử dụng phương pháp phi tham số và mô hình phân tích nhân tố đánh giá hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của ngân hàng tập trung chủ yếu ở các các nước phát triển, theo đó ngoài các yếu tố định tính thì các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM, do đó cần phải đánh giá các yếu tố này trong mô hình đề xuất.
- Hệ thống kênh phân phối và mức độ đa dạng hoá các các dịch vụ cung cấp Ở mức độ rộng hơn, trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập” tác giả Nguyễn Thị Quy cho rằng, trong thời kỳ hợp tác quốc tế phát triển mạnh thì vị thế cạnh tranh của một ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào nguồn lực nội tại của ngân hàng đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, khả năng thâm nhập của đối thủ, các điều kiện môi trường vĩ mô,…). Thông tư 13 có hiệu lực, các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động đã luôn được Vietinbank tuân thủ một cách đầy đủ, điều này thực sự có tác động tích cực đến việc tăng uy tín của Vietinbank, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng nhất là trong giao thương quốc tế các cam kết bảo lãnh bằng L/C của Vietinbank dễ dàng được chấp nhận bởi các nhà cung cấp ở các thị trường vốn được xem là khó tính trong thanh toán quốc tế như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản.
Đây là các hệ thống ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu cho phép phát triển các ứng dụng ngân hàng có tốc độ xử lý nhanh, liên kết tự động hóa, truy cập nhanh với số lượng người sử dụng lớn, tính bảo mật cao, đồng thời được thiết kế theo hệ thống mở, có thể kết nối kỹ thuật với hệ thống khác. Trong những năm qua thì Vietinbank liên tục đưa ra những sản phẩm mới cho đối tượng khách hàng cá nhân, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đưa ra các chương trình hợp tác với các chủ đầu tư bất động sản lớn như Novaland, Vincom, Đất Xanh…cung cấp các sản phẩm nhà ở cho khách hàng cá nhân, phát triển sản phẩm cho tiểu thương tại các chợ đầu mối, triển khai các chương trình sản phẩm ưu đãi đối với chủ thẻ tín dụng VISA, MasterCard, JCB…. Đặc biệt trong năm 2013 Vietinbank đã có một sự hợp tác đột phá khi ký hợp đồng hợp tác với Câu lạc bộ nổi tiếng nhất trên thế giới là Chelsea để phát hành thẻ đồng thương hiệu Vietinbank-Chelsea đồng thời sử dụng hình ảnh của Câu lạc bộ này trong hoạt động quảng cáo thương hiệu của mình.
Vietinbank có ưu thế lớn về khai thác các nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn từ các định chế tài chính nước ngoài để hỗ trợ cho hoạt động TTTM là ngân hàng tiên phong ở Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng các cấu trúc tài chính huy động vốn quốc tế cho hoạt động TTTM, thực hiện thành công nhiều chương trình, giao dịch lớn với các định chế tài chính hàng đầu thế giới, triển khai vay vốn với lãi suất tốt, thời hạn dài thông qua chương trình tín dụng xuất khẩu (ECA) của các Chính phủ các nước OECD như chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc (Sinosure), Thụy Sỹ (SERV), Đức (Hermes), chương trình hỗ trợ đầu tư dự án trung và dài hạn JICA, JBIC (Nhật). Đặc biệt năm 2012, Vietinbank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu trên thị trường quốc tế, hiện đang niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), đầu năm 2013, Vietinbank tiếp tục thực hiện thành công giao dịch huy động 120 triệu EUR từ Ngân hàng Tái Thiết Đức (KFW) và Sumitomo Mitsui Banking Corporation trên cơ sở bảo hiểm tín dụng của Hermes. - Trong 5 nhân tố của mô hình lý thuyết gồm: nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ, vốn trí tuệ, chi phí và hạ tầng cơ sở thì 85% đại diện tham gia phỏng vấn đồng tình nên hiệu chỉnh các chỉ tiêu cho dễ hiểu hơn như sau: nên thay đổi nhãn hiệu thành uy tín thương hiệu, yếu tố dịch vụ và yếu tố sản phẩm nên cụ thể hóa là mức độ đa dạng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, yếu tố vốn trí tuệ được hiểu là năng lực nhân sự, yếu tố chi phí và hạ tầng có thể được hiểu là năng lực mạng lưới.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis) Sau khi phân tích độ tin cậy của thang đo, bước tiếp theo nhằm xác định tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu, chúng ta tiếp tục sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Trong lĩnh vực ngân hàng, các sản phẩm, dịch vụ gần như không có nhiều khác biệt thì một nhân tố cũng góp phần không kém trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là năng lực tài chính, chính năng lực tài chính và các chỉ số về năng lực tài chính tạo niềm tin cho khách hàng khi giao dịch với ngân hàng, quy mô của ngân hàng càng lớn thì càng làm cho khách hàng vững tin hơn trong giao dịch. Qua đó đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam bao gồm 7 nhân tố: (1) Uy tín thương hiệu; (2) Mức độ đa dạng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ; (3) Năng lực tài chính; (4) Năng lực về mạng lưới; (5) Năng lực về công nghệ; (6) Chất lượng của nguồn nhân lực; (7) Năng lực quản trị và điều hành.