MỤC LỤC
Qua đó đánh giá những ưu điểm cũng như tồn tại và hạn chế của doanh nghiệp để đưa ra những kiến nghị giải pháp để tăng cường quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu có tính thực tiễn và khả năng ứng dụng cao. - Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu sản phẩm thực phẩm chức năng từ thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH thương mại XNK quốc tế Anpha France trong thời gian tới.
Sau khi chọn lọc để lấy thông tin cần thiết, những dữ liệu này được tổng hợp, phân loại, sắp xếp cho phù hợp với các phần nghiên cứu khác nhau. - Phương pháp so sánh: Lập bảng biểu thống kê từ đó chỉ ra sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm, so sánh kết quả đạt được với các chỉ tiêu đã đề ra để đưa ra những mặt đạt được, chưa được và hướng giải quyết của vấn đề nghiên cứu.
Sau khi đã tổng hợp thì đối chiếu và so sánh phân tích để có kết luận chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi đã thu thập số liệu, tiến hành phân tích và xử lý số liệu.
- Lập kế hoạch là nội dung cơ bản của quá trình thực hiện hợp đồng và có chức năng chỉ đạo mọi hoạt động trong quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp; nó phân tích, dự đoán các cơ hội, thách thức, khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng và chủ động giải quyết, nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro. Giám sát là một hệ thống báo động sớm, cảnh tỉnh về những công việc mà mỗi bên phải thực hiện để từ đó đảm bảo cả hai bên sẽ không chậm trễ và kịp thời phát hiện ra các sai sót để từ đó có thể đề ra các phương án giải quyết.
Doanh nghiệp nhập khẩu có thể lựa chọn các phương thức thuê tàu sau: thuê tàu thị trường (thuê một phần tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác) và thuê tàu du lịch (thuê toàn bộ tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác). hàng hóa giữa hai cảng trở lên và thu phí thuê tàu theo thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê tàu). Nội dung của điều hành hợp đồng bao gồm tất cả các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng như: thuê phương tiện vận tải, bảo hiểm cho hàng hóa, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, điều chỉnh giá, các điều khoản thanh toán, giải quyết các khiếu nại và một số nội dung khác như bảo hành, bất khả kháng, bảolãnh…để thực hiện tối ưu các hợp đồng đã ký kết, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
Nội dung giám sát của người mua bao gồm: giám sát việc thuê phương tiện vận tải (nếu hợp đồng quy định), mua bảo hiểm, làm thủ tục hải quan, khiếu nại, giải quyết tranh chấp, nhận hàng ở cảng, chỉ định giám định, thanh toán. Mọi việc thanh toán và tính giá trong kinh doanh nhập khẩu đều sử dụng đến ngoại tệ và tỷ giá hối đoái là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hóa trong nước và hàng hóa thế giới, đồng thời phục vụ cho sự lưu thông tiền tệ và hàng hóa của các quốc gia. - Biện pháp hỗ trợ bảo vệ thương mại: Chính sách của nhà nước có thể áp dụng biện pháp bảo vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế chống cấp để bảo vệ sản phẩm lớn trong nước, ảnh hưởng giá cả và cạnh tranh trên thị trường.
Tình hình lao động tại công ty có xu hướng thay đổi qua các năm, năm 2022 tăng 84 nhân viên so với năm 2021 do quy mô kinh doanh mở rộng, cần thúc đẩy hiệu quả làm việc ở các phòng ban như Marketing, Kinh doanh, Kỹ thuật, Sản xuất nên cần tăng số lượng nhân viên các phòng ban này cũng cần mở rộng. Về cơ cấu nguồn nhân lực, phân theo giới tính, số người lao động là nam chiếm tỉ trọng so với số người lao động nữ xấp xỉ nhau do đặc điểm của công ty là hoạt động sản xuất, phân phối các sản phẩm tới tay người tiêu dùng và nhân viên kho hàng nên cũng không quá cần đến sức nên tỉ lệ lao động nam và nữ xấp xỉ nhau là hoàn toàn hợp lý. Phân theo trình độ học vấn, tỷ trọng người có trình độ học vấn ở trình độ sơ cấp (phổ thông, nghề) tỉ trọng cao hơn trong lực luợng lao động của công ty, họ đa phần đều là các công nhân của các xuởng sản xuất.
Ngoài ra, các nhà máy sản xuất còn được trang bị thêm các máy móc, thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình sản xuất, đóng gói và bao bì, khẳng định uy tín và chất lượng của doanh nghiệp.
Mặt hàng nhập khẩu chủ lực của công ty là thực phẩm chức năng có công dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe, đặc biệt phải kể đến Bổ Phổi KOBAYASHi, Bột bổ xương khớp Glucosamine Orihiro, Bột canxi cá tuyết Fine Japan, Fucoidan Extract Minami, tất cả đều được nhập khẩu với số lượng lớn qua các năm và có xu hướng gia tăng cả ở tương lai. Nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu sẽ tiến hành thu thập thông tin như: quy định hải quan của Việt Nam khi nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm chức năng, quy định của ngân hàng Vietcombank - ngân hàng mở LC, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện hợp đồng nhập khẩu như các yếu tố biến động của thị trường logistics, giá cước biển để có các giải pháp, hướng xử lý phù hợp. Theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: “Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định.” Điều này quy định chính là phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi lô hàng về.
Ngoài ra, phòng kinh doanh lập hợp đồng thương mại, nhưng phòng tài chính kế toán là phòng trực tiếp làm việc với ngân hàng, do vậy trong một số trường hợp họ đã chủ quan hoặc thiếu tập trung với nghiệp vụ của mình dẫn đến không tránh khỏi một số lầm lẫn, thiếu sót khi hợp đồng có những thay đổi so với thông thường, như thời hạn thanh toán thay đổi. - Về vấn đề kiểm tra hàng nhập khẩu: Nguồn nhân lực thực hiện công việc này còn ít, một số trường hợp không kiểm tra hàng hóa nhập khẩu sát sao do tâm lý chủ quan của nhân viên đối với các đổi tác làm ăn lâu dài với công ty tại các thị trường và với các đổi tác giao nhận mà công ty thuê dẫn đến việc sai sót trong khâu kiểm tra và gặp phải tình trạng khiểu nại từ khách hàng trong nước.
Thực phẩm chức năng là mặt hàng nhập khẩu chính, quyết định đên doanh thu và lợi nhuận của công ty do đó cần chú trọng hoạt động quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng này. Trong những năm tới, công ty vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản và một số quốc gia khác như Đức, Mỹ,..do đây là thị trường có chút lợi thế cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, thời gian và chi phí vận chuyển. Cùng với đó cần nghiên cứu thêm một số sản phẩm tiềm năng khác cũng như tìm thêm các nhà cung cấp tiềm năng mới để mở rộng danh mục sản phẩm và mở rộng nguồn cung đầu vào nếu như có rủi ro với các nhà cung cấp khác.
Cơ quan nhà nước cần hoàn hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý hoạt động nhập khẩu để phù hợp với thực tế hiện tại cũng như tuân theo các cam kết quốc tế, nờn cú những quy định rừ ràng hơn về biểu thuế nhập khẩu, cập nhật những sản phẩm mới, chỉ rừ những mặt hàng được tăng, giảm thuế. Nhà nước cần đầu tư và phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, thường xuyên tổ chức các diễn đàn thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp để trao đổi về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, những biến động của thị trường cũng như những dự đoán trong tương lai để các doanh nghiệp nhập khẩu có kế hoạch đối phó phù hợp. Cục Xúc tiến thương mại cần hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực thông qua việc cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, tư vấn chính sách tham gia thị trường thế giới qua các chương trình giao ban xúc tiến thương với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng.