Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19

MỤC LỤC

Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Một là, làm tốt công tc vận động quần chúng (Dân vận)

Vận động quần chúng để thu hút quần chính là để đoàn kết mọi người, tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá. Theo Người, để phát huy đầy đủ vai trò, trí tuệ, khả năng to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước cũng như mọi cán bộ, đảng viên phải biết làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ và vận động quần chúng nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phải giúp nhân dân hiểu đầy đủ, sâu sắc về quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân đối với Đảng, với Tổ quốc và với dân tộc, từ đó họ tích cực, chủ động, tự giác phấn đấu và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Theo Hồ Chí Minh mọi phương pháp tiếp cận và vận động quần4 chúng đều phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; đồng thời phải xuất phát từ thực tế trình độ dân trí và văn hoá, theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, bao gồm cả phong tục, tập quán và cụ thể đối với từng địa phương, từng đối tượng của nhân dân.

Theo Hồ Chí Minh, để tập quần chúng nhân dân một cách có hiệu quả, cần phải tổ chức đoàn thể, tổ chức quần chúng. Đây là những tổ chức để tập hợp, giáo dục, rèn luyện quần chúng cho phù hợp từng giai cấp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi,giới tính, vùng miền. Các đoàn thể, tổ chức quần chúng có nhiệm vụ giáo dục, động viên và phát huy tính tích cực của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ của cách mạng trong từng giai đoạn.

Chính vì vậy mà trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, xây dựng và bảo vệ đất nước, các tổ chức, đoàn thể không ngừng lớn mạnh về số lượng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, làhạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân. Nhằm phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc theo Hồ Chí Minh, các đoàn thể, tổ chức quần chỳng phải hợp thành Mặt trận dõn tộc thống nhất. Phải đoàn kết tốt các Đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.

Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc”. Mặt trận dân tộc thống nhất càng rộng rãi, càng chặt chẽ,5 thống nhất bao nhiêu thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc càng mạnh mẽ, càng bền vững. Người khẳng định: “Những đoàn thể ấy là tổ chức của dân phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”6.

Như vậy, bản chất của đoàn thể nhân dân, các tổ chức quần chúng là tổ chức của dân do đó vai trò của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân là phải vận động quần chúng bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội tham gia vào các tổ chức của mình. Đối với các đoàn thể, tổ chức quần7 chúng, Hồ Chí Minh cho rằng được tập hợp và đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất, do vậy đều có sự chỉ đạo trong công tác vận động thu hút, tập hợp quần.

COVID-19 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ VIỆC ÁP DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT TRONG CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

    Ngày 29/1/2020, khi triệu chứng đầu tiên của đại dịch xuất hiện, Ban Bí thư đã phát động thông điệp quyết liệt qua công văn số 79-CV/TW, truyền đạt đến các tỉnh, thành phố và cơ quan Trung ương, nhấn mạnh rằng cuộc chiến phòng, chống dịch trở thành nhiệm vụ "trọng tâm, cấp bách." Đồng thời, tất cả nhân dân cả nước được kêu gọi đoàn kết một lòng, đồng lòng hành động để đối mặt với thách thức, với quyết tâm cao và nỗ lực to lớn. “Vào ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phát đi một lời kêu gọi rộng lớn, kêu gọi tất cả nhân dân Việt Nam hãy cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn và thách thức để đánh bại đại dịch Covid-19. Và để hỗ trợ Đảng và Nhà nước tập trung vào công tác phòng, chống dịch, đồng loạt vào ngày 17/3/2020, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động Lời kêu gọi "Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19", nhằm kêu gọi sự đồng lòng, đồng lòng của toàn bộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến này.

    Hệ thống an sinh xã hội (ASXH) tại Việt Nam, với các trụ cột cơ bản như tạo việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và giảm nghèo, đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định cuộc sống và hỗ trợ những người gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Trong năm 2021, trước những thách thức mới từ đợt bùng phát dịch thứ tư, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP và Nghị quyết số 116/NQ-CP, cung cấp thêm chính sách hỗ trợ đối với người lao động và doanh nghiệp. Nhìn chung, chính sách an sinh xã hội của Việt Nam trong thời kỳ đại dịch COVID-19 không chỉ là nguồn hỗ trợ quan trọng mà còn là minh chứng cho sự đoàn kết và quan tâm đặc biệt của chính quyền đối với toàn bộ cộng đồng.

    Nhìn chung, Việt Nam đã triển khai những biện pháp sáng tạo và linh hoạt để đối phó với đại dịch, từ việc mở rộng khả năng xét nghiệm và tiêm vaccine đến việc quản lý và hỗ trợ người dân trong bối cảnh khó khăn. Chính quyền các cấp đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh và cung cấp hỗ trợ cho người dân trong việc vượt qua khó khăn do đại dịch gây ra và đi đầu là cơ quan Y tế với các bác sĩ y tá ngày đêm âm thầm chống đại dịch. “Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân cả nước không chỉ đóng góp công sức mà còn tích cực đóng góp tiền bạc, vật chất cho công tác phòng, chống dịch.

    Trên cơ sở những thành công và kinh nghiệm thu được trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc sẽ tiếp tục được áp dụng và phát huy hiệu quả trong các cuộc chiến chống dịch và phát triển Việt Nam trong tương lai. Thông tin sai lệch và tin tưởng đối với chính phủ: Trong một số trường hợp, sự lan truyền thông tin sai lệch và tin tưởng đối với chính phủ có thể gây trở ngại cho việc áp dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Khả năng tài chính và kinh tế: Áp dụng tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống dịch cũng đòi hỏi nguồn lực tài chính và kinh tế đủ để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

    Trong bối cảnh hiện nay, tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một tư tưởng lịch sử mà còn là một nguồn lực quan trọng, góp phần quyết định đến sự thành công của Chính sách đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận về tư tưởng của Chủ tịch, chúng em cảm nhận rừ sự nhất quỏn giữa tư tưởng đại đoàn kết dõn tộc và chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam trong chính sách đoàn kết dân tộc chống đại dịch. Bản thân chúng em - sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật , chúng em cảm thấy tự hào vì được học và tìm hiểu về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cảm nhận rừ tầm quan trọng của việc duy trỡ và xõy dựng đoàn kết dõn tộc, khụng chỉ trong ngữ cảnh lịch sử mà còn trong việc đối mặt với những thách thức đương đại như đại dịch.

    Tư tưởng này khụng chỉ giỳp chỳng em hiểu rừ hơn về tầm quan trọng của sự đoàn kết trong mọi hoàn cảnh, mà còn đánh thức trong tôi trách nhiệm và lòng nhân ái, những phẩm chất quan trọng để chung tay đối mặt và vượt qua những khó khăn trong thời kỳ đại dịch.

    Hình 2.2.1: 4 làn sóng dịch ở Việt Nam
    Hình 2.2.1: 4 làn sóng dịch ở Việt Nam