MỤC LỤC
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển lớn mạnh của mình, ngành công nghiệp dệt may ngày càng đa dạng hóa những quy trình xử lý và bành trướng mạng lưới sản xuất của mình [1], nó đồng thời cũng là ngành công nghiệp có mức độ gây ô nhiễm đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau ngành công nghiệp dầu mỏ [2]. Bên cạnh đó, những tác động của ngành công nghiệp dệt may đến xã hội cũng đang là một vấn đề được quan tâm song song với vấn đề ô nhiễm môi trường do nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà nó tạo ra như: điều kiện làm việc kém, nợ lương và bóc lột người lao động, đặc biệt là tại những quốc gia có chi phí nhân.
Tính bền vững về môi trường có thể được định nghĩa một cách đơn giản là “khả năng duy trì những thứ hoặc phẩm chất có giá trị trong môi trường vật chất”, trong đó môi trường vật chất bao gồm môi trường tự nhiên và sinh học. • Đầu tư vào các nguyền tài nguyên thay thế một cách thích hợp và trong phạm vi cho phép khi khai thác các nguồn tài nguyên không thể tái tạo (nhất thiết phải bao gồm duy trì đa dạng sinh học, ổn định khí quyển và các chức năng khác của hệ sinh thái thường không được xếp vào loại tài nguyên kinh tế) [6].
Bền vững về kinh tế
Bền vững về xã hội
Li, Diabat và Lu [13] đã tiến hành nghiên cứu tại một công ty dệt may ở Trung Quốc, họ đề xuất một mô hình bao gồm các tiêu chí mang tính truyền thống như: Chi phí và giá cả, chất lượng, vận tải, kho bãi, thời gian,… đồng thời áp dụng phương pháp ra quyết định dựa trên thực nghiệm và đánh giá (DEMATEL) để xếp hạng các tiêu chí này dựa trên việc xem xét lựa chọn nhà cung cấp với hai quan điểm chiến lược khác nhau, bao gồm tinh gọn và linh hoạt. Kannan [19] đưa ra phương pháp tiếp cận hệ thống TBL và lý thuyết yếu tố thành công quan trọng (CSF), kết hợp với việc áp dụng nhiều phương pháp tích hợp khác nhau như Delphi mờ, mô hình cấu trúc diễn giải (ISM), ANP và phương pháp đánh giá theo tỷ lệ phức hợp các phương án có quan hệ xám COPRAS-G nhằm cung cấp một hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho vấn đề lựa chọn nhà cung cấp bền vững trong ngành dệt may thực tế ở nền kinh tế mới nổi của Ấn Độ.
Roy và cộng sự [21] đề xuất một mô hình để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bền vững để tối ưu hóa chi phí trong việc quyết định chuỗi cung ứng hiện đại, bằng cách sử dụng quy trình phân tích phân cấp mờ (FAHP) và phương pháp tổ chức xếp hạng ưu tiên để đánh giá (PROMETHEE). Nghiên cứu đã đề xuất một bộ gồm các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp, gồm chất lượng dịch vụ (độ tin cậy, tính linh hoạt,…), sản phẩm (giá cả, chất lượng, giao hàng đúng hạn,…), các yếu tố rủi ro (trễ đơn hàng, khiếu nại từ khách hàng,…) và các đặc tính của nhà cung cấp (danh tiếng, tình hình tài chính).
Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn trong ngành Dệt may, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài “XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA NHÀ CUNG CẤP THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG DỆT MAY” để đưa ra được bộ các tiêu chí đáp ứng được tính bền vững theo cả ba khía cạnh của khung TBL là hết sức cần thiết. Luận văn thạc sĩ này được dựa trên tình hình của các nghiên cứu trước đó để tổng hợp các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong ngành dệt may, đồng thời thông qua các ý kiến đánh giá của những bộ phận liên quan tại công ty Dệt May Thành Công để đưa ra được một mô hình xác định bao gồm các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp theo định hướng bền vững mà phù hợp với quá trình lựa chọn nhà cung cấp tại công ty.
Ngoài ra, thông qua việc tham khảo các tài liệu nhằm phục vụ cho luận văn, một điều có thể nhận ra được là trong những năm gần đây, số lượng các nghiên cứu đặt việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp theo định hướng bền vững tăng cao. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu trên thế giới cho đây là một vấn đề nóng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh doanh và sản xuất của các công ty, nhà bán lẻ trong lĩnh vực dệt may.
Có thể kể đến một số sản phẩm chủ đạo của công ty như: Polyester tái chế từ rác thải nhựa trên biển, Polyester có khả năng phân hủy nhanh, các loại xơ, sợi có nguồn gốc tự nhiên (Cotton màu, viscose,…) hoặc những loại sợi được nhuộm bằng phẩm màu chiết xuất từ các loài thực vật,….Và trong những năm gần đây, Thành Công đặc biệt đẩy mạnh phát triển sản phẩm sử dụng nguyên liệu là xơ Polyester tái chế, điều đó thể hiện thông qua lượng xơ Polyester tái chế mua vào hàng tháng luôn ở mức ổn định nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển không bị gián đoạn. Trước tình trạng môi trường biển đang xấu đi, Tập đoàn Benma thông qua việc tổ chức các triển lãm nghệ thuật bãi biển, hành lang công khai biển và đồng thương hiệu các thương hiệu tiêu dùng thời trang nhanh cho buổi trình diễn thời trang vật liệu xanh hàng năm, vận động người tiêu dùng thực hiện các hành động tái chế chai nhựa đại dương, và đã đạt được mức sử dụng hàng năm là 200.000 tấn chai nhựa thải (khoảng 10 tỷ) và mức giảm tích lũy lượng khí thải carbon là 400.000 tấn trong suốt cả năm [71].
Quy tắc Pareto 80/20
Cơ sở lý thuyết quá trình phân tích thứ bậc (AHP)
Phương pháp luận
Các tiêu chí đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
Toàn thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều hệ lụy và những vấn đề nghiêm trọng như môi trường ô nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm, các bệnh dịch mới, sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên cũng như quá trình nóng lên của trái đất gây ra những thiên tai, bão lũ…Để hạn chế và giải quyết các vấn đề trên, cần phải có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ và đồng lòng của tất cả người dân và doanh nghiệp cũng như có sự hỗ trợ của các cơ quan lãnh đạo ban ngành. Người lao động: Là nguồn lực được công ty nhận định là quan trọng và quý giá nhất đóng góp vào sự phát triển bền vững và lâu dài của công ty, ban lãnh đạo công ty vẫn luôn không ngừng nghiên cứu và cải tiến các chính sách nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, công bằng cho người lao động, đồng thời cũng có những chính sách và đãi ngộ nhằm đảm bảo sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người lao động.
Tính “xanh” của sản phẩm: Công ty ưu tiên lựa chọn những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên và thân thiện với môi trường, hoặc những nguyên liệu tái sinh, có khả năng phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên, nhằm đảm bảo không gây ra những tác động tiêu cực đến những nguồn tài nguyên thiên nhiên hay môi trường, nơi hầu hết các sản phẩm dệt may cuối được thải ra. Vì vậy, việc xây dựng một mô hình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu xơ, sợi là một vấn đề cần thiết để giúp công ty Dệt may Thành Công đạt được bền vững trên cả ba khía cạnh Kinh tế, Môi trường và Xã hội không chỉ trong hoạt động sản xuất của công ty, mà còn đạt được bền vững trong nguồn nguyên liệu đầu vào, tức trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp.
Với sự chấp nhận rộng rãi và hỗ trợ các nguyên tắc quản lý và hoạt động của công ty bởi các bên liên quan, Toray đã đạt được doanh thu thuần hợp nhất khoảng 2 nghìn tỷ yên, thu nhập hoạt động hợp nhất khoảng 150 tỷ yên và thu nhập ròng hợp nhất khoảng 100 tỷ yên trong năm tài chính 2016. Với suy nghĩ này, Toray đang nỗ lực để đạt được triết lý của công ty là “Đóng góp cho xã hội thông qua việc tạo ra giá trị mới bằng những ý tưởng, công nghệ và sản phẩm sáng tạo” để có thể giữ vững vị trí vững chắc của mình là công ty hàng đầu thế giới về vật liệu tiên tiến [70].
Các chuyên gia tham gia khảo sát được yêu cầu so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí theo từng cặp dựa trên thang đo từ 1 đến 9, ứng với các mức độ từ ‘Đều nhau’ đến ‘Cực kỳ mạnh’ (Bảng 2.1). Một ví dụ khi chuyên gia tham gia khảo sát được yêu cầu so sánh độ quan trọng giữa tiêu chí Kinh tế và tiêu chí Môi trường như khung khảo sát bên dưới.
Như kết quả xếp hạng được thể hiện trong Bảng 4.4, tiêu chí ‘Giá cả’ không phải là tiêu chí đóng vai trò quan trọng nhất đối với trường hợp của công ty Dệt may Thành Công, mà thay vào đó lần lượt là các tiêu chí ‘Chất lượng’, ‘Năng lực công nghệ’ và ‘Hiệu quả của dịch vụ’. Trong khi đó, đối với khía cạnh Môi trường, đánh giá tổng hợp của các trưởng bộ phận lại cho thấy rằng khi lựa chọn một nhà cung cấp, việc xem xét liệu nhà cung cấp đó có các chứng nhận về môi trường hay không là một yêu cầu quan trọng nhất, theo sau đó là về lượng khí thải và nước thải trong quá trình sản xuất.
Như vậy, trong 5 trưởng bộ phận tham gia khảo sát, có đến 4 trưởng bộ phận đánh giá Toray là nhà cung cấp tốt nhất, theo sau là Unifi và Benma, duy chỉ có trưởng bộ phận cung ứng lại đánh giá Unifi tốt nhất và theo sau là Toray và Benma. Tuy vậy, dựa trên kết quả trọng số tổng quát theo nhóm được tính toán và thể hiện trong Bảng 4.8, thì Toray được đánh giá là nhà cung cấp tốt nhất, kế đến là Unifi và cuối cùng là Benma.