Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2006 - 2013

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về khái niệm, các hoạt động kinh doanh của NHTM, hiệu quả hoạt động và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM nói chung. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ACB, từ kết quả phân tích đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ACB trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn 2006-2013 đưa ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của ACB.

Nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Kết cấu luận văn: gồm 3 chương

Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu

Năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc hệ thống kênh phân phối, xây dựng mô hình chi nhánh theo định hướng bán hàng. Trong năm 2012, ACB thành lập mới 16 chi nhánh và phòng giao dịch, nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước lên thành 345 đơn vị.

Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu

•Năm 2011: ACB xây dựng chương trình chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành trong Định hướng chiến lược và tầm nhìn giai đoạn 2011-2020. • Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu từ năm 2006-2013

    Cùng với sự giảm sút lợi nhuận của ACB, nhiều ngân hàng có quy mô lớn hàng đầu lợi nhuận cũng giảm không đạt chỉ tiêu đề ra như TCB công bố lợi nhuận hợp nhất trước thuế năm 2013 là 878 tỷ đồng giảm 13,7% so với năm 2012, một trong những nguyên nhân sụt giảm này là từ hoạt động tín dụng, trích lập dự phòng tăng trong khi các chi nhánh thực hiện chính sách cho vay thận trọng; tiếp đến là Eximbank, Lợi nhuận trước thuế của Eximbank chỉ đạt 827 tỷ đồng, giảm mạnh, chỉ bằng 1/3 so với lợi nhuận năm 2012, nguyên nhân là do thu nhập từ cho vay, nhận tiền gửi của Eximbank giảm tới 45% so với năm 2012, kinh doanh ngoại hối vốn là thế mạnh của ngân hàng cũng lỗ tới 113 tỷ đồng những nguyên nhân này đã làm lợi nhuận của Eximbank…cũng giống như ACB đây là một vài ngân hàng có lợi nhuận giảm trong năm 2013 và trong toàn hệ thống ngân hàng lợi nhuận của các ngân hàng cũng giảm, lợi nhuận trước thuế năm 2013 của 33 ngân hàng đã giảm 4,55% so với năm 2012 xuống còn 34.670 tỷ đồng. Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ: với phương châm ngay những ngày đầu hoạt động, ACB đã đặt ra định hướng mục tiêu phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu nên các hoạt động dịch vụ rất phát triển như dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán internet banking, dịch vụ thẻ, thanh toán tiền qua thẻ…và ACB được đánh giá là một trong những ngân hàng hoạt động tốt đã đạt nhiều thành tích và được các tổ chức tạp chí tài chính ngân hàng uy tín quốc tế bình chọn như “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” và được Tạp chí The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010”…Điều này phần nào đã tác động đến lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ tại ACB tương đối cao đạt tỷ lệ từ 9%- 18% so với tổng thu nhập và đạt tỷ lệ từ 15%-93% so với lợi nhuận sau thuế, đặc biệt trong năm 2012 lãi từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao đạt 90% so với lợi nhuận sau thuế và năm 2013 là 93% so với lợi nhuận sau thuế.

    Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của ACB
    Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của ACB

    Phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu theo phương pháp dupont

    Qua số liệu bảng 2.13, tỷ lệ ROE của ACB phụ thuộc vào tỷ lệ sinh lời hoạt động, tỷ lệ hiệu quả sử dụng tài sản và cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, trong đó, tỷ lệ sinh lời hoạt động trong giai đoạn năm 2006-2011 đạt tỷ lệ cao, tuy nhiên có xu hướng giảm dần từ năm 2007, điều này phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ của ACB và ACB đã kiểm soát tốt các nguồn thu và giảm chi phí hoạt động, chi phí dự phòng, tuy nhiên giảm mạnh ở những năm 2012 và năm 2013, nguyên nhân là do những năm này ACB kiểm soát chưa tốt chi phí trong khi thu nhập lại giảm, chi phí hoạt động tăng, chi phí dự phòng cũng tăng. Như vậy, để tăng tỷ lệ ROE thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra, ngân hàng cần phải xem xét các nhân tố phối hợp tăng, ngân hàng cần tăng thu nhập, giảm chi phí, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ để tăng lợi nhuận của ngân hàng; tác động đến cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, điều chỉnh tỷ lệ nợ vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu để phù hợp với năng lực hoạt động, nếu tăng đòn bẩy tài chính thì rủi ro phá sản cao; đồng thời phải quản lý tốt danh mục đầu tư để đem lại hiệu quả trong việc sử dụng tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về thu nhập thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

    Bảng 2.13 Tỷ lệ ROE của ACB- mơ hình phân chia thu nhập trên VCSH
    Bảng 2.13 Tỷ lệ ROE của ACB- mơ hình phân chia thu nhập trên VCSH

    Kết quả phân tích định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu

    Như vậy, hiệu quả quản lý tài sản (thu nhập lãi/tổng tài sản) trong mô hình có hệ số Beta chuẩn hóa đạt giá trị cao nhất tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (0,846 đến ROA và 0,783 đến ROE) và tác động này là tác động dương, đúng với kỳ vọng mong đợi, điều này một lần nữa khẳng định khi tỷ lệ này càng cao nghĩa là hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng càng cao, ngân hàng tiết kiệm chi phí quản lý và sử dựng tài sản một cách có hiệu quả. Biến cho vay trên tài sản có sinh lời trong mô hình có hệ số beta chuẩn hóa có giá trị -0.294 đến ROA và -0.162 đến ROE, có nghĩa là tỷ lệ cho vay trên tài sản có sinh lời đã tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu, và tác động này là tác động âm, điều này cho thấy khi tỷ lệ này tăng lên sẽ làm giảm khả năng sinh lời, giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu vì khi cho vay tăng cao hơn so với các tài sản có sinh lời sẽ làm tăng rủi ro tín dụng làm giảm chất lượng tín dụng chi phí dự phòng cao nên làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu.

    Bảng 2.15: ANOVAb kiểm định độ phù hợp của mơ hìnhBảng 2.14: Thơng số của mơ hình hồi quy
    Bảng 2.15: ANOVAb kiểm định độ phù hợp của mơ hìnhBảng 2.14: Thơng số của mơ hình hồi quy

    Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt kinh doanh tại NHTMCP Á Châu .1 Kết quả đạt được

    • Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế .1 Nguyên nhân khách quan

      Tác động của khủng hoảng tài chính trên thế giới phần nào đã tác động đến nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, trong đó phải kể đến ngành ngân hàng Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn do bất ổn vể lạm phát, tỷ giá, … nợ xấu trong hệ thống ngân hàng liên tục tăng, thị trường bất động sản bị đóng băng khó xử lý tài sản để thu hồi, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm làm doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, hàng tồn kho tăng, chi phí tăng cao nên thua lỗ dẫn đến phá sản ngày càng nhiều. Công tác phân tích, đánh giá, dự báo trong tương lai về diễn biến thị trường, đưa ra các kịch bản chính sách mà NHNN, Chính phủ ban hành để xác định các kế hoạch kinh doanh phù hợp của ACB chưa tốt nên khi NHNN có chính sách cấm thực hiện hoạt động mua bán vàng tài khoản đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh này, lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh.

      GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

      Tầm nhìn và chiến lược hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu

      Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược: ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức thẻ quốc tế (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v. Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công.

      Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối với NHTMCP Á Châu

        Theo kết quả phân tích theo mô hình dupont và phân tích lượng hồi quy tuyến tính, hiệu quả quản lý tài sản tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, ACB cần tăng cường thu lãi từ hoạt động, phân bổ các khoản mục cho vay, đầu tư trong tài sản hợp lý tối đa lợi nhuận hoặc giảm thiểu chi phí, đối với những khoản cấp tín dụng, ACB cần phải kiểm tra trước và trong quá trình cho vay thật chặt chẽ, đánh giá phương án vay vốn khả thi mới cấp tín dụng, phõn định rừ trỏch nhiệm giữa cỏc khõu thẩm định để trỏnh lợi ớch cỏ nhõn, nhằm đảm bảo những khoản cấp tín dụng sẽ mang lại hiệu quả cho ngân hàng, khách hàng sẽ có nguồn vốn hoạt động kinh doanh, có khả năng trả nợ, tăng chất lượng tín dụng, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Bất kỳ các hoạt động kinh doanh nào cũng đều gặp rủi ro, rủi ro kinh doanh, rủi ro thị trường, rủi ro phá sản…đặc biệt, ngành ngân hàng càng nhạy cảm hơn bất kỳ ngành nào khác trong nền kinh tế, khi có một biến động xảy ra các hoạt động kinh doanh của ngõn hàng bị ảnh hưởng nặng nề, rừ nhất là biến cố thỏng 8/2012 của ACB không những ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng mà càng ảnh hưởng đến các ngân hàng khác trên thị trường tài chính, thị trường chứng khoán giảm giá bất thường, do đó ACB cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro hơn nữa, phải thực hiện đúng các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo đúng quy định của NHNN, cần xây dựng hoàn thiện các quy định về các loại rủi ro, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro quản trị…để hạn chế tổn thất khi có biến cố xảy ra.

        Kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước

          Để đảm bảo công tác quản trị rủi ro tốt, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thực hiện đúng, đủ những quy trình phê duyệt của lãnh đạo, của NHNN chưa nhằm ngăn ngừa những hậu quả ảnh hưởng đến mục tiêu của ngân hàng, hiệu quả của ngân hàng. Toàn bộ nội dung chương 3 đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu, đó là ACB cần chú trọng ưu tiên giải quyết các vấn đề sau: Nâng cao năng lực tài chính; Nâng cao năng lực quản trị điều hành; Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu; Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản, cơ cấu tài sản; Nâng cao hiệu quả huy động vốn; Tăng cường hoạt động Marketing; Tối thiểu các chi phí và cần nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro, chương trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện tốt những điều này sẽ giúp ngân hàng tăng tính cạnh tranh, nâng cao sức mạnh tài chính, củng cố niềm tin và uy tín trên thị trường… Để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng từ chính bản thân NHTM mà còn có sự tác động của các nhân tố bên ngoài từ chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN, Chính phủ và NHNN cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ ngành để thực hiện không bị chệch hướng như các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ như chính sách quản lý nợ , chính sách thu hút đầu tư , chính sỏch ngoại hối , chớnh sỏch thương mại.