Phân tích tình hình và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hà Tây

MỤC LỤC

ĐốiThấp

Tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Hà Tây trong những năm vừa qua

Các dự án đầu tư đã xuất hiện trên tất cả 14 huyện thị, tuy nhiên phân bố rất không đều do lợi thế không giống nhau giữa các địa phương, cụ thể, các huyện, thị ven hoặc gần Hà Nội, hoặc cạnh đường cao tốc, quốc lộ thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn, ví dụ: huyện Hoài Đức có số dự án cao nhất (85), huyện Ứng Hoà có số dự án thấp nhất (03)…trong số 112 dự án đã đầu tư đi vào hoạt động, nhìn chung đều đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao và đã thu hút được nhiều lao động, tuy thế nguồn nộp ngân sách của các dự án còn hạn chế vì đa số các dự án đang trong thời gian được hưởng ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế các loại và do sản phẩm mới ra đời nên chưa chiếm được thị phần cao, doanh thu thấp. Năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư của tỉnh được thể hiện qua các chỉ số thành phần như chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ốn định trong sử dụng đất… tuy đã có phần cải thiện hơn so với năm trước nhưng xét trong tương quan với các tỉnh khác thì Hà Tây vẫn đứng ở cuối bảng xếp hạng và chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển nhanh kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp - hóa hiện đại hoá, hội nhập và yêu cầu của doanh nghiệp. Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (do phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp với dự án nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam với sự tài trợ của USAID) đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh và thành phố có đối tượng nghiên cứu tương đối hẹp, chỉ là các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ nội tỉnh, một đối tượng mà hiện tại còn rất hạn chế về năng lực kinh doanh - đầu tư và khả năng mang lại các tác động tích cực lớn tới tình hình kinh tế - xã hội của địa phương so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Nhà nước, việc lấy mẫu điều tra hẹp như vậy nên kết quả điều tra dĩ nhiên không phản ánh hết được ý kiến của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, tính đại diện của cuộc điều tra là tương đối thấp, đặc biệt với đặc thù của tỉnh Hà Tây thì tính đại diện lại càng hạn hẹp và thấp vì tỉ lệ phiếu điều tra thu về tương đối thấp (dưới 20%), do vậy kết luận mà dự án VCCI thu được về chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây chỉ có một độ tin cậy nhất định.

Hiện nay chỉ số năng lực cạnh tranh gần như trở thành thương hiệu có tính phong trào, thời sự nên trong 2 năm qua các tỉnh, thành trong cả nước đã cùng nhau tham gia vào một “cuộc đua” đường trường, mà ở đây, theo quy luật cạnh tranh, những địa phương có xuất phát thấp nhưng chưa có tốc độ đột biến như tỉnh Hà Tây thì rất khó có vị trí cao trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh trong một thời gian ngắn. “cảnh giác, đề phòng” với các doanh nghiệp hoặc do chủ quan về tiềm năng, lợi thế của địa phương dẫn đến thiếu năng động sáng tạo trong vận dụng chủ trương, chính sách chung của Nhà Nước vào tình hình cụ thể của địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đây chính là nguyên nhân dẫn đến chỉ số về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh bị đánh giá thấp, đồng thời các doanh nghiệp khi đầu tư vào Hà Tây phải chịu một chi phí khá cao về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước.

Mục tiêu phương hướng của tỉnh Hà Tây trong những năm tới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong thu hút vốn đầu tư

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỈNH HÀ TÂY TRONG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ.

Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Tây

Để nâng cao khả năng tíêp cận đất đai cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động đầu tư tại tỉnh Hà Tây thì điều quan trọng là tỉnh phải nhang chóng xây dựng quy hoạch trên quy mô toàn tỉnh do đó cần khẩn trương công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến năm 2020 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trên cơ sở đó tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy hoạch khác có liên quan, trong đó đặc biệt quan trọng là quy hoạch xây dựng, quy hoạch khu, cụm, điểm công nghiệp, quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch đô thị và các điểm dân cư nông thôn…; các quy hoạch phải được xây dựng trên nguyên tắc có tính khả thi cao, phù hợp với nhu cầu phát triển của hiện tại, có xét đến nhu cầu phát triển của tương lai, đồng bộ nhất quán với nhau đồng thời phải quan tâm đến chỉ đạo thực hiện quy hoạch. Tạo ra đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề là điều cực kỳ quan trọng song quan trọng hơn thế nữa là phải xây dựng cơ chế trọng dụng nhân tài, lập tức xoá bỏ cơ chế “con ông, cháu cha” được ưu tiên làm việc trong các cơ quan hơn những người khác bất chấp sự hạn chế về năng lực, cần sử dụng đúng người đúng việc và tạo điều kiện cho những người này có điều kiện phát huy hết năng lực của bản thân, nếu không thực hiện được điều này Hà Tây tất yếu xẩy ra tình trạng chảy máu chất xám, những người lao động có năng lực tất sẽ tìm đến làm việc ở những nơi mà khả năng của họ được đánh giá đúng mức, hậu quả là địa phương bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để đào tạo nhưng kết quả thu về lại là con số không, chưa kể đến hậu quả về lâu dài là nguồn nhân lực của tỉnh sẽ ngày càng mai một và đây chắc chắn là một lực cản lớn của Hà Tây trong cố gắng thu hút vốn đầu tư. Cần quy định rừ nhiệm vụ, trỏch nhiệm của cỏc cơ quan, đơn vị cú liờn quan đến quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ dự án đầu tư trong nước,nước ngoài trên địa bàn tỉnh đồng thời các cơ quan này phải thường xuyên liên lạc và cùng kết hợp với nhau trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.Thực hiện được mục tiêu này sẽ giúp các nhà đầu tư hoàn tất các thủ tục đầu tư nhanh chóng, tạo tính hấp dẫn lớn cho môi trường nânng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư tỉnh Hà Tây bởi vì sự rườm rà và phức tạp trong việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư chính là một quan ngại của nhà đầu tư khi tiếp cận với một môi trường đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Một số kiến nghị với Nhà nước và Ban lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Tây

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế và quốc tế như hiện nay việc tận dụng được triệt để mọi nguồn lực của địa phương phục vụ cho quá trình phát triển đang là một thách thức cho mọi quốc gia và mọi địa phương, trong các nguồn lực đó thì vốn đầu tư là một trong những nguồn lực quan trọng, do vậy thu hút và quản lý hiệu quả vốn đầu tư là một vấn đề hết sức quan trọng cần được đặc biệt quan tâm. Muốn nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư của địa phương thì cần phải cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường đầu tư của địa phương đó, chất lượng môi trường đầu tư của một địa phương có thể được đánh giá thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), do vậy nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư vào địa phương cũng tương đương với việc nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương. 67 Sở Kế Hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Tây đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc cải thiện và nâng cao chất lượng của môi trường đầu tư tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư cho nên trong những năm gần đây đã hết sức nỗ lực và đã đạt được những dấu hiệu đáng mừng trong thu hút vốn đầu tư!..67 Sau quá trình học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân và thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hà Tây em đã hoàn thành chuyên đề tốt.