MỤC LỤC
Đối với các nước Xã hội chủ nghĩa, khi đó nước ta còn là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) nên hoạt động xuất khẩu lao động mang tính chất hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau: Bạn cần lao động để bù đắp sự thiếu hụt lao động trong phát triển kinh tế đất nước, ta cần bạn giúp đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động. Cuối những năm 80, đầu những năm 90, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu tiếp nhận lao động ta đều xảy ra những biến động lớn, dẫn đến sự thay đổi về thể chế chính trị và cơ chế kinh tế, ở các nước Châu Phi nơi lao động và chuyên gia ta làm việc cũng xảy ra khủng hoảng về kinh tế, I rắc có chiến tranh.
Từ năm 2002 trở đi có giảm xuống so với các năm trước chỉ còn 1190 người, không ngoài lý do là lao động của ta chấp hành nội quy chưa tốt, tình trạng bỏ trốn còn tiếp diễn nhiều, làm mất uy tín một số thị trường lớn ở Đông Bắc á. Còn khu vực nông thôn tỷ lệ thất nghiệp cũng không xác định được vì không thể nhận thấy người lao động bị thất nghiệp, họ làm việc rất nhiều, làm theo thời vụ quanh năm và các công việc ở nông thôn thì được tạo ra rất nhiều, nhưng thu nhập của họ thì lại rất ít.
Nhận xét chung về thị trường có thể thấy, một số nước Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Lào hiện có số lượng lớn lao động Việt Nam đang làm việc. Theo đánh giá của Cục Quản lý Lao động nước ngoài (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), năm 2005, các thị trường lao động truyền thống của Việt Nam vẫn tiếp tục được củng cố và duy trì, đồng thời đã phát triển thêm được một số thị trường mới như Mỹ, Australia, Trung Đông và một số nước Châu Âu.
Đáng chú ý là tính từ năm 1991 (khi ta chuyển cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường) thì trong 5 năm gần đây hoạt đông xuất khẩu lao động và chuyên gia đã có những bước phát triển đột phá. Như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta là một hoạt động quan trọng trong công tác giải quyết việc làm ở nước ta, nó góp phần vào giảm thất nghiệp trong nước, làm gia tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về xuất khẩu lao động; Tạo nguồn và giới thiệu cho người lao động có ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành tốt các quy định của pháp luật để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài; Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động tuyển lao động tại địa phương; xác định trách nhiệm của gia đình người lao động để lao động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động làm việc tại nước ngoài. Các nước kinh tế phát triển có tốc độ tăng trưởng GDP cao, nhưng tốc độ tăng dân số thấp dẫn đến thiếu hụt về nguồn nhân lực, và có nhu cầu về nhập khẩu lao động, trong khi các nước chậm phát triển hoặc đang phát triển cần đầu tư mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, bổ xung nguồn thu cho ngân sách và thu nhập cho người lao động, rất cần đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
Cán bộ doanh nghiệp đi quản lý lao động ở nước ngoài phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đỏp ứng được cỏc nhiệm vụ: theo rừi, giỏm sỏt việc thực hiện hợp đồng đó ký; sử lý chanh chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động cho đến khi hoàn thành việc đưa lao động về nước. Doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản về việc cử cán bộ đi quản lý (kèm theo sơ yếu lý lịch của người được cử) cho Cục Quản lý lao động với nước ngoài và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nhận lao động và chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nhận lao động. Những vấn đề phát sinh của người lao động ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm quyền thì doanh nghiệp có trách nhiệm phải báo cáo ngay cơ quan chủ quản bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo, với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nhận lao động, Cục Quản lý lao động với nước ngoài.
Khi đã được tuyển chọn trước khi đi lao động phải tập trung lại 15 ngày và được quản lý như trong doanh trại quân đội (Để luyện tập nâng cao khả năng chịu đựng những khó khăn, rèn luyện về ý thức chấp hành kỷ luật, giờ giấc, ý thức tổ chức trong công việc, trong sinh hoạt, quan hệ ứng sử giữa chủ và thợ..). Nhưng bên cạnh đó thì quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, giải quyết chanh chấp lao động và các vấn đề pháp lý thì Indonesia cũng gặp một số hạn chế như: thiếu năng lực và tài chính trong việc bảo vệ lao động của các đại sứ quán Indonesia ở nước ngoài, thiếu thỏa thuận song phương với nước tiếp nhận lao động. -Tăng cường thông tin cho nhân dân các chính sách về xuất khẩu lao động, các điều kiện của các đại lý được làm dịch vụ việc làm hợp pháp và các tiêu chuẩn dịch vụ của các đại lý thông qua hệ thống thôn tin đại chúng nhằm nâng cao khả năng nhận thức của nhân dân đối với các hoạt động bất hợp pháp.
Phân tích thực trạng họat động xuất khẩu lao động của tỉnh Bắc Ninh
Cần tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu thuyền viên; tăng cường và khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thuyền viên trong việc đầu tư (kể cả liên doanh với nước ngoài) vào công tác đào tạo và tái đào tạo sỹ quan, thuyền viên, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá các đội tàu thương mại trên thế giới; đổi mới phương thức tuyển chọn thuyền viên tàu cá, thực hiện nghiêm túc mô hình gắn kết trách nhiệm giữa chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Mặt khác, cũng cần quan tâm đến việc bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các chính sách liên quan đến việc sau khi lao động trở về như: Tiếp nhận lao động trở lại làm việc để sử dụng tay nghề của lao động (đặc biệt đối với đối tượng là người lao động đã được tuyển chọn từ các nhà máy, xí nghiệp đang đi làm việc ở nước ngoài sau khi hoàn thành hợp đồng lao động nên được tiếp nhận trở lại làm việc để họ được phát huy khả năng tiếp thu và học hỏi về công nghệ và kinh nghiệm và tác phong công nghiệp tiên tiến trong thời gian làm việc ở nước ngoài). Cần phải xây dựng chế độ hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu lao động (đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thuộc hộ chính sách, hộ nghèo, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự và lao động thuộc hộ Nhà nước thu hồi đất có nhu cầu xuất khẩu lao động) trong tỉnh; cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục xuất nhập cảnh, khám sức khoẻ, tham gia học nghề, tham gia giáo dục định hướng và vay vốn cho lao động tham gia xuất khẩu lao động theo đúng quy định của Pháp luật.
Thông báo công khai về thị trường lao động, số lượng tiêu chuẩn tuyển chọn, các điều kiện về làm việc và sinh hoạt, quyền lợi trách nhiệm của người lao động và các khoản đóng góp, quản lý, chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện giáo dục định hướng theo đúng nội dung, chương trình, thời gian và chất lượng theo quy định, đáp ứng nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn xuất khẩu lao động; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xuất khẩu lao động theo quy định; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, một năm. Để nâng cao năng lực, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chuyên gia, đòi hỏi phải chấn chỉnh, sắp xếp lại các doanh nghiệp này đảm bảo phát triển, có hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết Trung - ơng 3 khoá IX với những mục tiêu chính đặt ra, cần thực hiện như sau: Đầu tư xây dựng một số doanh nghiệp mạnh, có đủ điều kiện phát triển thị trường, cạnh tranh, đấu thầu quốc tế; sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động điều chỉnh, sắp xếp lại, bảo đảm hoạt động có hiệu quả về xuất khẩu lao động và chuyên gia; thu gọn các đầu mối, cơ sở xuất khẩu lao động và chuyên gia; xử lý các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và thu hồi giấy phép của những doanh nghiệp có vi phạm nghiêm trọng.