MỤC LỤC
Nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ?. Trong quá trình sử dụng vốn vay, yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ?.
- Thêm một nghiên cứu khác, nghiên cứu của Hà được thực hiện năm 2001 về khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ ở khu vực Đồng bằng sông Hồng thông qua việc sử dụng mô hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, cả hai phương pháp đều cho kết quả như nhau, cụ thể: giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở mức tiếp cận với tín dụng nông thôn, do đó đề tài này có hướng phát triển tiếp theo của các đề tài trên đó là ngoài tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay thì đề tài này còn đánh giá tác động của vốn vay đến thu nhập của hộ thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ.
Vì vậy việc quyết định lãi suất cho vay phải dựa vào các thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng, mức độ rủi ro, thời hạn cho vay của từng món vay trên cơ sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng… Do đó lãi suất cho vay được Giám đốc sở giao dịch Ngân hàng và các Trưởng phòng Nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể để đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản lý món vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi nhưng không được thấp hoặc cao hơn mức lãi suất sàn do Ngân hàng Trung ương quy định. Cùng với việc phát triển các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt thì thuỷ sản cũng bắt đầu phát triển mạnh trong những năm gần đây vì dịch cúm gia cầm làm cho nhu cầu về thực phẩm tăng mạnh, để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm một phần cho người dân địa phương và một phần cung cấp cho thị trường lân cận như: Thành phố Cần Thơ, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… Nhưng đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản thì nguồn vốn là quan trọng nhất vì vậy Ngân hàng đóng vai trò to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất của người dân.
Việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm trình bày một cách tổng quát về thị trường tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam, đặc điểm của hộ, điều kiện tín dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng hồi qui với mô hình kinh tế lượng, mà cụ thể là mô hình Probit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức và mô hình Tobit dùng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.
Chính vì thế mà trong những năm gần đây Nhà nước đã lập ra hệ thống Ngân hàng ở nông thôn nhằm cung cấp vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cụ thể đó là Ngân hàng Nông. Hệ thống các tổ chức tín dụng chính thức hoạt đông theo phương thức truyền thống đó là cho vay thường có thế chấp tài sản, hệ thống này chưa phát triển lắm và thiếu sự cạnh tranh giữa các tổ chức vơi nhau.
Điều này có thể là do các Ngân hàng thương mại chỉ tập trung cho vay các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu và cho vay các hoạt động thương mại khác vì cho vay các khoản này thì Ngân hàng có thể thu được lãi cao, ít rủi ro so với cho vay nông hộ với từng món nhỏ lẻ lại thủ tục rườm rà, mất thời gian hướng dẫn thủ tục cho người nông dân với trình độ thấp. Các chương trình đặc biệt của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ Những chương trình này sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước hay của của các tổ chức phi chính phủ để thực hiện các hoạt động vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như giảm đói nghèo, tạo việc làm, tái tạo rừng, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG. VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN THỐT NỐT. MÔ TẢ MẪU SỐ LIỆU ĐIỀU TRA. Một số đặc tính của mẫu điều tra. Mô tả khái quát về mẫu số liệu điều tra. Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu thống kê từ kết quả điều tra Chỉ tiêu. Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra. Qua kết quả thống kê từ số liệu điều tra, ta thấy diện tích đất trung bình của mỗi hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu khoảng 0,7 ha. Số thành viên trung bình của mỗi hộ là 4,6 người. Con số này cho thấy, đây là lứa tuổi thể hiện kinh nghiệm cao trong sản xuất, có trách nhiệm trong gia đình, cũng như các công việc khác trong đời sống như đưa ra những quyết định quan trọng nào đó. Học vấn trung bình của chủ hộ thì tương đối thấp, trung bình các chủ hộ đã đến trường 4,4 năm. Điều này có thể cho thấy do cuộc sống trước đây có nhiều khó khăn nên những người này phải nghỉ học để kiếm tiền lo cho cuộc sống gia đình. Vì Thốt Nốt là huyện chỉ cách Thành phố Cần Thơ khoảng 50km, nên họ hoàn toàn có thể học đến những lớp cao hơn, trong khi đó theo kết quả khảo sát cho thấy họ chỉ có trình độ học vấn trung bình lớp 4 nên có thể cho rằng vì hoàn cảnh khó khăn nên họ phải nghỉ học sớm. Điều này có thể giải thích được việc hộ vay vốn chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội hơn so với việc vay vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ngân hàng thương mại. khác, vì để vay được tiền ở Ngân hàng Nông nghiệp và các Ngân hàng thương mại khác thì đòi hỏi người đi vay phải đến Ngân hàng làm các thủ tục về vay vốn, còn vay ở Ngân hàng Chính sách thì có cán bộ, chính quyền địa phương hướng dẫn cách làm hồ sơ vay và thường là vay theo nhóm. Về giá trị tài sản trung bình của mỗi hộ khoảng 650 triệu đồng, với giá trị tài sản như thế có thể nói đây là điều kiện thuận lợi để hộ có thể tiếp cận vốn tín dụng thông qua việc thế chấp hoặc cầm có các tài sản hiện có của hộ. Thu nhập trung bình hàng năm của mỗi hộ vào khoảng 58.507 nghìn đồng, trong khi đó chi tiêu trung bình của hộ khoảng 28.516 nghìn đồng. Từ kết quả này cho thấy mỗi năm hộ có thể tiết kiệm lại một phần vốn tương đối lớn để đầu tư cho những vụ mùa tiếp theo. Với khoản thu nhập và chi tiêu trung bình như trên thì hộ vẫn có vốn để sản xuất nên việc tiếp cận tín dụng ở huyện chỉ đạt tỷ lệ khoảng 61% nông hộ vay vốn theo kết quả điều tra là điều hợp lý. Mô tả thực trạng tham gia tín dụng của mẫu điều tra a) Thực trạng chung. Bảng 4.2: Thị phần tín dụng và cơ cấu tham gia tín dụng của hộ. Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra. Cũng theo kết quả điều tra cho thấy trong số 28 hộ vay thì có 17 hộ vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chiếm 60,71% tổng số hộ vay, 11 hộ vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chiếm 39,29% tổng số hộ vay, không có hộ nào vay từ các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, mặc dù ở huyện Thốt Nốt có trên 10 Ngân hàng thương mại khác đặt Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch. Điều này có thể được lý giải vì lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại khác thường cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp. Bên cạnh đó, do trình độ học vấn của chủ hộ thấp nên việc tiếp cận các thông tin về cho vay của các Ngân hàng thương mại khác còn bị hạn chế. b) Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất. Theo kết quả điều tra cho thấy, lượng vốn vay trung bình của nông hộ vay được từ các tổ chức tín dụng chính thức khoảng 8,2 triệu đồng. Với lượng vốn vay được như thế, nông hộ có thể sử dụng lượng vốn này đủ cho sản xuất kinh doanh với diện tích trung bình 0,7 ha/hộ. Tuy nhiên, để được số tiền trên, người nông dân phải bỏ ra trung bình 50.000 đồng để có được món vay 8,2 triệu đồng thì điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức này do 50.000 đồng đối với người nông dân sản xuất thì đó không phải là món tiền nhỏ. Các món vay có thời hạn trung bình là 13 tháng, lãi suất cho vay trung bình của Ngân hàng Nông nghiệp và. Chỉ tiêu NH. NH NNo & PTNT. Các TCTD và NHTM khác. Điều này có thể lý giải kết quả điều tra thể hiện trong bảng 4.2 rằng do lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội thấp hơn nên đa số hộ ở đây chọn việc vay từ Ngân hàng Chính sách nhiều hơn. c) Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn. Về tình hình sử dụng vốn vay, mặc dù người đi vay ghi trong đơn xin vay với mục đích sản xuất là chủ yếu và đây cũng là yếu tố để Ngân hàng xem xét quyết định cho vay, nhưng bởi vì các Ngân hàng không thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn của tất cả các khách hàng của mình.
Thông thường, những hộ có tham gia nhiều tổ chức kinh tế xã hội sẽ có nhiều quen biết và được nhiều người biết đến, bên cạnh đó, khi họ tham gia các tổ chức này thì họ có thể có khả năng tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức cao hơn so với những hộ không tham gia. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng chính thức như Ngân hàng ít cho vay tiêu dùng hay các mục đích khác đối với nông hộ vì vay tiêu dùng hay mục đích khác thì họ sẽ khó có khả năng trả nợ và lãi, nếu có cho vay với những mục đích khác thì giá trị món vay cũng thường nhỏ.
Tuy nhiên, những hộ có nhiều thành viên cuộc sống thường khó khăn hơn so với những hộ ít thành viên, do đó tuy họ có nhu cầu vay vốn nhưng do cuộc sống khó khăn nên họ có thể khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tín dụng chính thức. Xi là các biến độc lập tác động đến lượng vốn vay bao gồm: giá trị tài sản của hộ, thu nhập, chi tiêu của hộ, tổng diện tích đất mà hộ nắm giữ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, chủ hộ có trình độ học vấn là tiểu học, hộ có tham gia tổ chức kinh tế xã hội trong làng xã, hộ có mục đích xin vay vốn phục vụ cho sản xuất, số người trong độ tuổi phụ thuộc và hộ có bằng đỏ quyền sử dụng đất.
Theo thống kê từ kết quả điều tra thì tất cả những hộ vay tiền từ các tổ chức chính thức đều trả nợ vay đúng hạn, mặc dù đến hạn trả nợ những người này có thể không có đủ tiền để trả nợ vay, nhưng họ vẫn trả nợ đúng hạn do họ vay mượn từ bên ngoài, chơi hụi hoặc từ người thân để trả nợ và sau đó làm hồ sơ vay tiền từ các tổ chức cho vay lại để nhận tiền cho vay và sau đó trả nợ cho các khoản vay bên ngoài hay mượn từ người thân. - Hai là, người nông dân lúc đi vay muốn được vay vốn và để được vay nên họ phải làm hồ sơ vay với mục đích xin vay phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực sự họ không có đất cho sản xuất nông nghiệp hoặc khu vực dành cho chăn nuôi, mà họ vay tiền với các mục đích khác: mua xe, xây nhà, buôn bán nhỏ,.
Vì với trình độ học vấn cao hơn thì chính những người nông dân mới có thể dễ dàng tiếp cận với những phương thức sản xuất mới đồng thời tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi từ các chương trình phát triển nông thôn của Nhà nước, có như vậy mới nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ, cũng như việc thực hiện và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng nông thôn. Những điều này chỉ có thể khắc phục nếu các ban ngành cơ sở có tầm nhìn chiến lược, hướng người nông dân tiếp cận với các quy trình sản xuất tiên tiến du nhập từ các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy hay tạo động lực để mỗi người nông dân cảm thấy phải tự vươn lên thoát nghèo và tiến tới tự làm giàu cho bản thân mình cũng là làm giàu cho đất nước.