MỤC LỤC
Phân loại theo phạm vi hoạt động
Điều kiện tham gia và rút khỏi thị trường là dễ dàng, các doanh nghiệp, người bán có thể tự do di chuyển dễ dàng từ ngành này sang ngành khác để tìm kiếm con đường làm ăn có lợi nhất. Độc quyền cũng có những ưu điểm nhất định như tập trung được vốn đầu tư lớn, phát triển sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật và cải tiến công nghệ.
Điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền bí quyết, kỹ thuật công nghệ. Thị trường này không cạnh tranh về giá bán mà người bán hoàn toàn quyết định giá, nhà sản xuất độc quyền tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận.
Thông qua thị trường tiêu thụ sản phầm mà có tác động đến việc hướng dẫn quá trình sản xuất kinh doanh luôn căn cứ vào cung, cầu và giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa những rủi ro tác động của thị trường gây ra. Thị trường còn phản ánh quan hệ xã hội, hành vi của con người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, phản ánh việc đào tạo, bồi dưỡng nhà quản lý kinh doanh và những người sản xuất đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
- Giá cả trên thị trường nội địa còn thấp hơn trên thị trương thế giới vì mặt bằng giá trong nước thấp , do một số yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp còn được nhà nước hỗ trợ , do giá lao động trong nước thấp , do điều kiện tự nhiên nước ta co nhiều ưu đãi hơn. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải coi trọng phát triển thị trường trong nước làm cho sức mua của thị trường trong nước tăng lên , để chúng ta không qua phụ thuộc vào thị trường ngoài nước , để hạn ché những thua thiệt về giá đối với người sản xuất do tác động của thị trường ngoài nước.
+ Quá trình lưu thông sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng trải qua nhiều lần chuyển quyền sở hữu và mỗi lần chuyển lại có một giá cả mới cho phù hợp. Và ở đó cũng hình thành các cấp thị trường cụ thể như từ người sản xuất sang bán buôn hinh thành thị trường nông trại và giá bán nông trại.
Những tiềm năng v tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam
Năng suất điều Việt nam hiện tại đạt 1,1 tấn/ha- mức năng suất đó là tương đối cao nhưng tỷ trọng diện tích năng suất thấp (55-600 kg/ha) còn nhiều. Sự thay đổi tập quán canh tác của người trồng điều sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần củng cố cung nội địa cho các nhà máy chế biến.
Giai đoạn tiếp theo từ 1999-2002 giá điều sụt giảm một phần do tác động của việc tăng vọt về sản lượng của điều Việt Nam, hay nói đúng hơn là người dân Việt Nam trồng điều từ những năm giá cao(1996- 1998) đã đến lúc thu hoạch đã đẩy sản lượng điều lên cao khiến giá thị trường quốc tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên với mức tăng nhanh về cầu sản phẩm hạt điều tại các nước tiêu thụ điều lớn như Mỹ , các nước liên minh châu Âu đã khiến cho giá điều giữ vững và tăng lên trong giai đoạn 2002-2005, đồng thời khuyến khích người dân Việt Nạm tiếp tục mở rộng diện tích canh tác điều.
Theo dự đoán, trong những năm tới, khả năng duy trì vị thế này là hoàn toàn có thể thực hiện được khi ta đã xây dựng được một chiến lược hợp lý cho ngành điều đến năm 2010, theo đó Việt Nam sẽ đạt 500.000 tấn hạt điều sản xuất trong nước, và nhập khẩu ddie120.000 tấn hạt điều về chế biến, tạo ra 145.000 tấn nhân điều, chiếm gần 50% khối lượng nhân hạt điều buôn bán trên thị trường thế giới, đây cũng là lợi thế quan trọng trong việc chi phối thị trường điều thế giới khi mà thị trường thế giới cung vẫn chưa đủ để đáp ứng cầu. Tuy vậy, sức cạnh tranh cảu ngành điều Việt Nam đang còn bị hạn chế bởi các yếu tố : mức độ đầu tư thâm canh thấp, giống chưa được chọn lọc, những giống tốt chưa đủ cung cấp cho sản xuất, diện tích đã được mở rộng tương đối lớn ( hiện khoảng 500.000 ha) nhưng tỷ lệ diện tích cho năng suất thực sự cao còn ít ( còn khoảng 305.000 ha vườn trồng kiểu cũ- bằng hạt và không bón lót- cần được cải tạo)(Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006), thiếu vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến và ứng dụng công nghệ mới, do nhiều yếu tố tác động đến sản xuất mà người dân chưa phấn khởi, yên tâm đầu tư sản xuất điều. Hiện nay hệ thống chế biến phát triển khá nhanh, có thể nói là chưa thật sự cân đối, chưa gắn với vùng nguyên liệu (nguyên liệu sản xuất trong nước thiếu so với công suất chế biến, nơi có nhà máy chế biến thì thiếu nguyên liệu và ngược lại nơi có nhiều diện tích điều thì chuwa xây dựng đủ nhà máy), chưa tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới để đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ điều.
Điều này là một hạn chế cho các doanh nghiệp, cơ sở chế biến vừa và nhỏ.Qua tình hình thực tế cũng như các phân tích kinh tế , có thể nói rằng các doanh nghiệp chế biến có quy mô lớn mới có khả năng tham gia thị trường thế giới với các tiêu chuẩn chát lượng đáp ứng các nhu cầu khắt khe của thị trường các nước phát triển (ISO, HACCP, GMP,IMO..).
Chúng ta phải chuyển đổi cơ cấu caay trồng trong nền kinh tế hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, sẽ khuyến khích các hộ nông dân và các cơ sởchế biến ,ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chế biến vì sản phẩm sản xuất ra trên thị trường đòi hỏi khắt khe về: mẫu mã chất lượng, giá cả cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của các địa phương khác hoặc các nước khác. Việc mở rộng thị trường sẽ rut ngắn thời gian sản phẩm nằm trong quá trình lưu thông, do đó tăng nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm còn cho phép doanh nghiệp có diều kiện tăng nhanh tốc độ khấu hao máy móc thiết bị, giảm bớt hao mòn vô hình và có điều kiện hơn trong quá trình đổi mới kĩ thuật, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào trong quá trình sản xuất.
Xây dựng các nhà máy liên doanh liên kết để có thể sản xuất ra nhiều sản.
Trước hết phải xử lý mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai, tiến tới thừa nhận ruộng đát như là loại hàng hóa đặc biệt, là loại hàng hóa bất đọng sản có giá trị cao, trên cơ sở xúc tiến việc hình thành thị trường đất đai. Khẩn trương hoàn thành quy hoạch tổng thể về sử dụng đất theo những hướng và mục đích khác nhau,để tạo tiền đề cho việc thực hiện các mục tiêu của Nông nghiệp trong quy hoạch có thể định hướng cho một sốvùng với mục đích sử dụng đất được khống chế chặt chẽ.
Trong những năm tới, trên cơ sở thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh, ngành nông nghiệp cần phối hợp với các ngành, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, có kế hoạch từng bước nâng cao chất lượng giống cây điều, triển khai chuyển giao kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất như kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến. Thực tế, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào ngành điều khá lớn, nên một điều hiển nhiên ngành điều sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được tạo điều kiện thuận lợi từ phía các chính sách ban hành của nhà nước.Nhà nước cần đẩy nhanh việc xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương, khuyến khích phát triển nghiệp vụ cho thuê tài chính và áp dụng biện pháp cho vay không có đảm bảo bằng tài sản thế chấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án khả thi, có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư và kinh doanh.