Thực trạng và vấn đề phát sinh trong quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam

MỤC LỤC

Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước và sự cần thiết của nó

Việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động của các ngân hàng, củng cố và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại theo hướng tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao năng lực tài chính, trình độ công nghệ, năng lực tổ chức kinh doanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới trong những năm tới. Hơn nữa, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói chung và cổ phần húa cỏc ngõn hàng thương mại nhà nước núi riờng thể hiện rừ tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế cùng song hành phát triển, giảm mức độ độc quyền sở hữu trong hoạt động ngân hàng, tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế cùng có cơ hội phát triển trên một sân chơi bình đẳng.

Một số nét đặc thù của cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước so với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Việc nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác của Việt Nam phát triển hơn nữa, tạo ra động lực để Việt Nam nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO. Khi cổ phần hóa cũng vậy, các ngân hàng thương mại nhà nước bên cạnh việc phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà còn phải chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về ngân hàng, về chứng khoán..Cho đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lí điều chỉnh trực tiếp đối với vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước là rất ít mà chủ yếu vẫn là các văn bản pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

Các ngân hàng thương mại nhà nước giữ vị trí chủ đạo trong các hoạt động tín dụng, thanh toán, huy động vốn..Cho nên, những biến động trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước luôn luôn có ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết các ngành kinh tế khác. Cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay vẫn đang là một vấn đề hết sức mới mẻ, khi thực hiện quá trình này tất yếu Nhà nước sẽ phải ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh nhằm tạo điều kiện cho quá trình này diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

Giai đoạn chuẩn bị cổ phần hóa

Các quy định về xử lí tài chính của ngân hàng trước khi cổ phần hóa

Trước khi tiến hành việc xác định giá trị của ngân hàng, công việc đầu tiên phải tiến hành là xử lí tài chính. Hoạt động này nhằm đảm bảo cho ngân hàng thương mại nhà nước ở trong tình trạng tài chính lành mạnh để tiến hành cổ phần hóa. Ngân hàng thương mại nhà nước sẽ phải thực hiện một số công việc bao gồm: kiểm kê, phân loại tài sản và xử lí những tồn tại về tài chính; Xử lí các tài sản thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, những tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi; Xử lí các khoản nợ phải thu cũng như các khoản nợ phải trả và xử lí các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi và một số nguồn tài chính khác. Trước hết, khi nhận được quyết định cổ phần hóa thì ngân hàng thương mại nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản mà ngân hàng đang quản lí sử dụng tại thời điểm xác định giá trị của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng thương mại nhà nước tiến hành kiểm kê đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi; đối chiếu tài sản là dư nợ tớn dụng kể cả dư nợ được theo dừi ngoài bảng; đối chiếu các tài sản cho thuê tài chính; phân loại các khoản nợ phải thu tồn đọng đủ điều kiện xử lí theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm toán hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định hoặc lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị ngân hàng. Sau đó, dựa trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính này, ngân hàng thương mại nhà nước sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan có liên quan để chủ động xử lí những tồn tại về tài chính thuộc thẩm quyền của mình trước khi tiến hành xác định giá trị ngân hàng. Trong trường hợp những tồn tại về tài chính không thuộc thẩm quyền xử lí của ngân hàng thì phải báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xem xét. Nếu đó bỏo cỏo mà vẫn chưa được giải quyết thỡ phải ghi rừ những tồn tại đú vào Biên bản xác định giá trị ngân hàng cổ phần hóa để tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức trở thành ngân hàng cổ phần. Việc quy định như vậy giúp cho các ngân hàng thương mại nhà nước có thể chủ động trong việc giải quyết những tồn tại về tài chính cũng như đảm bảo quá trình cổ phần hóa được diễn ra một cách minh bạch theo nguyên tắc thị trường. Thứ hai, ngân hàng thương mại nhà nước phải xử lí các tài sản thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, tài sản không cần dùng, tài sản được đầu tư bằng Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi. Đối với những tài sản mà ngân hàng thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì sẽ không được tính giá trị những tài sản đó vào giá trị của ngân hàng cổ phần hóa. Trước khi chuyển sang ngân hàng cổ phần thì ngân hàng phải thống nhất với chủ sở hữu tài sản để ngân hàng sau khi cổ phần sẽ kế thừa các hợp đồng đã kí trước đây hoặc chấm dứt các hợp đồng đó. Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, ngân hàng thương mại tiến hành cổ phần hóa có trách nhiệm xử lí theo chế độ tài chính hiện hành về thanh lí, nhượng bán. Nếu đã đến thời điểm xác định giá trị ngân hàng mà vẫn chưa xử lí được thì những tài sản đó không được tính vào giá trị ngân hàng mà phải chuyển giao cho các cơ quan liên quan để xử lí mà ở đây là công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của ngân hàng). Nếu đến thời điểm chính thức chuyển thành ngân hàng cổ phần mà vẫn còn thì xử lí theo hướng hạch toán tăng vốn nhà nước; Quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, sau khi bù đắp các tổn thất theo quy định được phép để lại nhưng phải tính vào giá khởi điểm khi phát hành cổ phần lần đầu; Quỹ dự phòng tài chính (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được sau khi đã xử lí bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra (nếu có), số còn lại được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại ngân hàng sau khi đã cổ phần hóa.

Giai đoạn tiến hành cổ phần hóa

    Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua cổ phần tại ngân hàng thương mại Việt Nam thì phải tuân thủ nguyên tắc sở hữu cổ phần là: Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan với các nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; Một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam; Một tổ chức tín dụng. Trong trường hợp hình thức cổ phần hóa là phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thì số tiền thu được từ cổ phần hóa để lại ngân hàng phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư.

    Chính sách đối với ngân hàng sau khi cổ phần hóa

    Đó là các chế độ như: Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lí và sử dụng của ngân hàng thương mại nhà nước thành sở hữu của ngân hàng cổ phần mới; Được miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh khi chuyển từ ngân hàng thương mại nhà nước thành ngân hàng cổ phần; Được kí lại các hợp đồng thuê đất, thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước với các điều khoản áp dụng tương tự cho cho ngân hàng thương mại nhà nước hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hóa để ổn định sản xuất, kinh doanh; Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Được duy trì và phát triển Quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong ngân hàng cổ phần và những tài sản đó thuộc sở hữu của tập thể người lao động trong ngân hàng cổ phần quản lí. Tập đoàn Tài chính- Ngân hàng là một chỉnh thể bao gồm nhiều thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, có các quan hệ liên kết về lợi ích kinh tế, tài chính, sản phẩm, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, được sắp xếp theo một cấu trúc tổ chức nhất định và được kiểm soát, điều hành bằng một bộ máy quản lí thống nhất.

    Thực trạng cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay

    Một số vấn đề còn tồn tại vướng mắc đối với quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

    Hiện nay, nguyên tắc lựa chọn các tổ chức tư vấn tiềm năng là: Tổ chức tư vấn tài chính độc lập, có uy tín quốc tế, có kinh nghiệm thực hiện tư vấn cổ phần hóa ngân hàng thương mại, có định chế tài chính, có đội ngũ phân tích ngành ngân hàng, có kinh nghiệm trong việc tư vấn phát hành cổ phiếu tại Châu á và các thị trường mới nổi hoặc có kinh nghiệm đối với hoạt động cổ phần hóa tại các nước thuộc khối Chủ nghĩa xã hội trước đây, có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và hoạt động của ngân hàng cổ phần hóa, sử dụng các bảng đánh giá mới nhất để đánh giá kinh nghiệm của các nhà tư vấn. Đó là do hoạt động ngân hàng có nhiều đặc thù so với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khác nên khi thực hiện đã vấp phải một số vướng mắc chưa được hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của ngân hàng.

    Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

    Kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước

    Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước là một quá trình phức tạo và có ảnh hưởng lớn tới nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế, việc đảm bảo cho các quy định pháp luật về vấn đề này được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ là yêu cầu tất yếu. Vấn đề đặt ra ở đây là phải giải quyết được những tồn tại trong quá trình cổ phần hóa và vạch ra hướng đổi mới cho ngân hàng sau cổ phần hóa để có thể phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong các chính sách tiền tệ của quốc gia và góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước.