MỤC LỤC
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương Đà Năng Chi nhánh Ngân hàng Công Thương (NHCT) Đà Nẵng được tách ra từ Chi nhánh NHCT Tỉnh QNĐN, chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 14/ NHCT -QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, trên cơ sở chia tách địa giới hành chính của Nhà nước thành 2 đơn vị là Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Quá trình hoạt động kinh doanh cho đến nay đã phát triển lớn mạnh về nhiều mặt, số lượng khách hàng giao dịch ngày càng tăng, doanh số huy động, cho vay càng lớn, chất lượng hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng lên và đã mở ra nhiều hình thức huy động, cho vay phong phú, đa dạng các dịch vụ Ngân hàng để đáp ứng phục vụ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh.
- Phần vốn vay ngân hàng nếu đảm bảo bằng tài sản thì tối đa là 70% giá trị tài sản thế chấp, nếu đảm bảo bằng cầm cố chứng từ có giá thì số tiền cho vay phụ thuộc vào giá trị của chứng từ cầm cố trên nguyên tắc: giá trị tài sản cầm cố vào thời điểm nợ vay đến hạn ( kể cả trường hợp rút trước hạn ) đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác ( nếu có). + mức cho vay tối đa là 20 triệu đồng đối với : cán bộ công nhân viên làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí; hoặc cán bộ công nhân viên trong biên chế, hợp đồng lao động có thời hạn 5 năm trở lên, hợp đồng không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể, doanh nghiệp khác. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng trong năm qua là ngân hàng đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn vay của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, đẩy mạnh cho vay đối với thành phần kinh tế dân doanh, khai thác các dự án tiềm năng, chủ động tìm kiếm khách hàng mới để cho vay bên cạnh việc lưu giữ những khách hàng truyền thống và mở rộng mạng lưới cho vay trên địa bàn.
Đối tượng vay không có tài sản đảm bảo trừ một số ít những cán bộ, công chức công tác trong các đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan hành chính sự nghiệp như : giáo dục, y tế..còn lại hầu hết là công nhân viên, người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước, ý thức trả nợ kém hơn và ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc thu hồi nợ khi xảy ra rủi ro vì không có tài sản đảm bảo. Nợ quá hạn hai năm qua phần lớn thuộc về các khách hàng vay từ những ngày đầu ngân hàng cho vay cán bộ công nhân viên nên nguyên nhân chủ quan gây ra nợ quá hạn từ phía ngân hàng chủ yếu là do ngân hàng còn sơ suất trong quá trình thẩm định người vay do cán bộ tín dụng chưa có nhiều kinh nghiệm, do sự mở rộng ồ ạt và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng làm cho ngân hàng dễ dàng hơn về điều kiện cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị người vay vốn cụng tỏc để quản lý, theo dừi người vay nờn cú trường hợp cán bộ, nhân viên chuyển nơi công tác, làm việc ở cơ quan khác không thông báo cho ngân hàng; xin xác nhận bảng lương để đi vay ở nhiều nơi hoặc khi cho vay có tài sản đảm bảo ngân hàng chú trọng vào giá trị của tài sản đảm bảo mà chưa xem xét kĩ năng lực trả nợ của người vay.
Trong hai năm qua, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được những kết quả đáng khích lệ nhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải phấn đấu nhiều hơn để tăng lợi nhuận cao hơn nữa góp phần vào sự ổn định và lớn mạnh của toàn hệ thống qua đó tạo lập vị thế của ngân hàng và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên ngân hàng. Để đánh giá kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng ta đi tính lợi nhuận thu từ hoạt động này.
Do kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng không có hạch toán riêng rẽ đối với từng khoản vay theo mục đích hay kì hạn nên để tính thu nhập và chi phí của cho vay tiêu dùng ta phân phối các khoản này theo mức dư nợ bình quân.
Hoạt động cho vay này có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều hơn nếu ngân hàng có những biện pháp giảm chi phí huy động vốn vay trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh, thu hút được thêm nhiều khách hàng, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
- Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời của chính phủ : như ban hành các văn bản pháp lí, chỉ đạo các ban ngành, các cấp chính quyền có liên quan tăng cường phối hợp, tạo điều kiện cho ngân hàng trong quá trình hoạt động, cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng Công Thương theo lộ trình cơ cấu lại các ngân hàng thương mại đã được duyệt giúp nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng có thể thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, treo băng-rôn với mẫu biểu thống nhất trước trụ sở các điểm giao dịch của ngân hàng, đặt áp phích tại những khu vực trung tâm, phân phát các tờ rơi, ..Đồng thời được tập trung vào các thời điểm nhất định, như : ngày lễ, ngày tết, dịp kỉ niệm; vào các dịp ngân hàng tung ra các sản phẩm, dịch vụ mới hay một chiến dịch mới về huy động vốn phát hành kì phiếu hay trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi trung dài hạn. Ngoài ra, do quan hệ vay trả nợ xảy ra giữa ngân hàng và người vay nên trong một số trường hợp người vay chưa trả hết nợ vay đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng và phải gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn nhưng vẫn được thủ trưởng đơn vị xác nhận để vay tiếp tại tổ chức tổ chức tín dụng khác vì đơn vị chỉ kí văn bản xác nhận tư cách của người vay mà chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để quản lí người vay vốn.
- Trên cơ sở phân tích nguyên nhân nợ quá hạn có biện pháp thu hồi nợ thích hợp: đối với trường hợp mà người vay bị tai nạn, chết hay gia đình họ đang gặp khó khăn thì ngân hàng nên thực hiện gia hạn nợ, miễn giảm lãi vay; đối với trường hợp mà người vay có tài sản đảm bảo thì ngân hàng tiến hành xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; nếu cố tình lừa đảo hoặc dây dưa không chịu trả nợ thì Ngân hàng phải nhanh chóng khởi kiện ra toà nhờ sự giúp đỡ can thiệp của pháp luật. Để nâng cao ý thức trả nợ cho người vay, khi cho cán bộ công nhân viên vay mua xe, sửa chữa, xây dựng nhà ở ..ngoài những điều kiện về việc làm và thu nhập ngân hàng nên yêu cầu khách hàng gửi tại ngân hàng giấy tờ tài sản có giá trị ( thẻ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, giấy đăng kí xe máy,..) với một cam kết ngân hàng sẽ được quyền phát mãi các tài sản trên nếu khách hàng vay không trả nợ hoặc trả nợ không đúng kì hạn. - Kiến nghị UBND thành phố tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy nhanh hoạt động phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan trong quá trình xử lí nợ theo hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khâu thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản: thủ tục phát mãi, công chứng.., đồng thời có văn bản chỉ đạo cơ quan, đơn vị chủ quản có trách nhiệm kết hợp xử lí các khoản nợ của cán bộ, nhân viên đơn vị mình với ngân hàng cũng như chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin cung cấp cho cán bộ tín dụng về cán bộ, nhân viên đơn vị mình.