MỤC LỤC
Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành NHNo & PTNT Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) theo quyết định số 280/QĐNH ngày 15 tháng 10 năm 1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNo & PTNT Việt Nam có trụ sở chính tại số 04 Trang Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội, và có chi nhánh đặt ở mỗi tỉnh, thành phố. NHNo & PTNT Việt Nam có chức năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ và các lĩnh vực khác. AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. AGRIBANK hiện có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp trên toàn quốc với gần 30.000 cán bộ nhân viên. 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNO & PTNT TỈNH SểC TRĂNG 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng. NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 1992 cùng với ngày thành lập tỉnh Sóc Trăng. Tính riêng khu vực tỉnh Sóc Trăng, chi nhánh NHNo & PTNT có 4 đơn vị trực tiếp giao dịch: Hội sở tỉnh – NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng, chi nhánh thành phố Sóc Trăng, chi nhánh Ba Xuyên và phòng giao dịch Khánh Hưng. Các chi nhánh điều thuộc sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ngân hàng Hội sở. Từ khi thành lập đến nay, chữ “tín” được xem là chỉ tiêu của mọi hoạt động tại Ngân hàng và xác định “Nông thôn là thị trường cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư” đã vận dụng sáng tạo các định hướng đó vào trong mọi hoạt động một cách linh hoạt. Từ đó, đề ra động lực phát triển dựa vào hoạt động của Ngân hàng từng bước hoà nhập vào xu thế phát triển của cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh. Sơ đồ 5: Mạng lưới hoạt động NHNo & PTNT Sóc Trăng. Giải thích CN: Chi nhánh CLDung: Cù Lao Dung. PGD K-Hưng: Phòng giao dịch Khánh Hưng. CN Vĩnh Châu CN Mỹ. CN CLDung NHNo & PTNT tỉnh. CN Trần Đề. CN Mỹ Xuyên CN. CN Ngã Năm. CN Thị Xã CN Ba. Thạnh Phú CN. Thạnh Trị CN Long. Là một trong những Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có mạng lưới mở rộng với hàng loạt các chi nhánh đặt ở các xã góp phần lớn vào việc phát triển kinh tế nông thôn và giúp người dân cải thiện cuộc sống. Cũng có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng là làm tốt công tác tổ chức cán bộ. Cơ cấu tổ chức nhân sự của NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng gồm ban Giám Đốc, trong đó có một Giám Đốc, ba Phó Giám Đốc, và hệ thống các phòng ban. Đồng thời mở thêm các chi nhánh trực thuộc ở các huyện, xã để tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và quan hệ với khách hàng. Các phòng ban và các chi nhánh được điều hành một cách trôi trãi và hợp lý. Trong quá trình điều hành luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong công tác nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành. Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức Giải thích. NVTH: Nguồn vốn tổng hợp KTNB: Kiểm tra nội bộ TCCB: Tổ chức cán bộ. Ban Giám Đốc. Phòng Kế Hoạch & NVTH. Phòng Tín Dụng. Phòng Kế Toán Ngân Quỹ. Phòng Thanh Toán Quốc Tế. Phòng TCCB – Đào Tạo Phòng. Thẩm Định Phòng Kế Toán. Phòng Hành Chính. - Giám đốc: Trực tiếp điều hành mọi công việc của chi nhánh theo qui chế qui định chung của toàn hệ thống. - Các phó Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc điều hành một số mặt công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao. - Phòng thẩm định: Thu thập quản lý cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định, tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của chi nhánh, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo qui định, thẩm định khoản vay. - Phòng tín dụng: Trực thuộc phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, tham mưu cho Giám đốc nghiên cứu ban hành qui chế, hướng dẫn các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động tín dụng, trực tiếp xây dựng chương trình thẩm định, tái thẩm định các dự án tín dụng. Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Phòng kế hoạch và nguồn vốn tổng hợp: Huy động vốn, điều chuyển vốn, tuyên truyền tiếp thị, phát triển thị trường…tổng hợp các nguồn vốn. - Phòng vi tính: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ về tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. - Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo qui định của NHNo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương. Quản lý và sử dụng quỹ, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Phòng thanh toán quốc tế: Khai thác, huy động nguồn vốn ngoại tệ, tiếp nhận ủy thác đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, tín dụng, thực hiện nghiệp vụ ngoại hối. - Phòng kiểm toán kiểm tra nội bộ: Kiểm tra kiểm soát việc chấp hành qui trình nghiệp vụ kinh doanh. Giữ gìn kỷ cương, kỷ luật nội bộ nhằm bảo toàn và. phát triển vốn, tài sản và các nguồn nhân lực khác, chấp hành đúng pháp luật, các qui chế quản lý của ngành và nội qui, qui định của cơ quan, hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đảm bảo tính trung thực và tin cậy của số liệu hạch toán, bảo vệ quyền lợi của người lao động và của khách hàng. - Phòng hành chính: Có chức năng xây dựng và đôn đốc thực hiện chương trình công tác đã được Giám đốc phê duỵêt. Lưu giữ các văn bản pháp luật có liên quan đến NHNo và văn bản định chế của NHNo. Giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Quản lý con dấu, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của NHNo. Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan. - Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo: Trực thuộc sự điều hành trực tiếp của Giám đốc, thực hiện công tác qui hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên. Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, thực hiện chế độ quản lý đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ qui định. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận. ĐVT: triệu đồng Nguồn: Phòng Kế toán NHNo & PTNT Sóc Trăng ). (Nguồn: Phòng nguồn vốn NHNo & PTNT Sóc Trăng). Trong thời gian từ 2005 đến 2007, tỷ giá VND/USD có chiều hướng tăng nhưng vẫn ở mức khá ổn định, chưa có biến động mạnh. Sự biến động đó chưa gây tác động mạnh đến DN. Các công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều sức ép khác trong kinh doanh mà tạm thời bỏ qua tác động của tỷ giá. Hơn nữa, USD là ngoại tệ được giao dịch chủ yếu trên thị trường Việt Nam nhưng tỷ giá USD/VND lại được Ngân hàng Nhà nước bảo đảm, chỉ biến động trong biên độ là +/- 0,25%.Đến nay, khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, sự tác động của tỷ giá đã có ảnh hưởng không nhỏ đến DN và NH. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước đã nới lỏng biên độ dao động tỷ giá USD/VND lên 0,5%, ngày càng phản ánh tỷ giá thực tế trên thị trường. Thêm vào đó, tình hình thế giới biến động mạnh mẽ và liên tục đảo chiều khiến cả NH và DN quan tâm hơn đến việc sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tác động từ biến động của tỷ giá. Đối với NH, để phòng ngừa rủi ro này trong hoạt động tài trợ xuất khẩu thì cần quan tâm đến các biện pháp sau:. - Duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối giữa tài sản Có và tài sản Nợ:. Thứ nhất, đối với các khoản cho vay bằng ngoại tệ USD nên sử dụng một nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đó. Khi số dư tiền gửi ngoại tệ tại NH tăng lên do khách hàng gửi nhiều ngoại tệ vào NH, NH chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vay ngoại tệ, mở rộng cho vay ngoại tệ hoặc mua các giấy tờ có giá phát hành bằng ngoại tệ tương ứng với phần tiền gửi ngoại tệ tăng thêm tại NH. Ngược lại, khi khách hàng rút tiền gửi bằng ngoại tệ ra nhiều làm giảm số dư tiền gửi ngoại tệ, NH nên hạn chế cho vay, tích cực thu hồi các khoản vay quá hạn. Thứ hai, NH nên tham gia các giao dịch về ngoại tệ sao cho tổng các giá trị hợp đồng mua vào một ngoại tệ nào đó bằng tổng giá trị các hợp đồng bán ra của ngoại tệ đó. Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng các khoản mục trong Bảng cân đối tài sản một cách tuyệt đối là hết sức khó khăn và chi nhánh không thể chủ động được vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu vay, gửi của khách hàng. Thứ ba, NH không nên duy trì trạng thái mở của một đồng tiền ở mức độ lớn để tránh những tổn thất lớn khi tỷ giá biến động. vốn tự có).