MỤC LỤC
Các mô hình học thuyết Darwin mới (moore;1984) cho rằng sự xuất hiện tính kháng là kết quả của sự tích luỹ nhiều đột biến, mỗi đột biến đóng góp một hiệu quả nhỏ đối với tổng số.Nếu như vậy tính kháng TTS sẽ do đa gen có tác động cộng gộp. Với đối tượng ruồi đục lá bước đầu tác giả Mai Thị Thuỷ (2006)bằng phương pháp nghiên cứu tương tự như trên cũng khẳng định là sự di truyền tính kháng với hoạt chất Cypermethrin của ấu trùng ruồi đục lá là do gen lặn không hoàn toàn nằm trên NST thường quy định. Khi quần thể côn trùng tiếp xúc với thuốc thường xuyên, trong các thế hệ nối tiếp sẽ có những biến đổi trong quần thể, tỷ lệ kiểu gen kháng thuốc tăng dần, ở những thế hệ đầu phần lớn các kiểu gen kháng thuốc ở trạng thái dị hợp, qua nhiều thế hệ kiểu gen kháng thuốc ở trạng thái đồng hợp ngày một tăng.
Nếu tính kháng là lặn thì việc áp dụng TTS với một liều lượng phù hợp (Taylor và Georghiou.1979), khi đó tiếp tục sử dụng TTS thì tất cả các cơ thể đồng hợp mẫn (SS) và dị hợp (RS) sẽ bị loại khỏi quần thể côn trùng gây hại, chỉ còn rất ít cá thể RR. Đây cũng có thể là cơ sở để giải thích sự hình thành tính kháng trong bọ chét của gia súc ở Nam Phi xuất hiện đầu tiên ở các loài kí chủ đơn và sau đó mới xuất hiện ở các loài bọ chét tấn công trên 2 hoặc 3 vật chủ (Whitehead và Baker, 1961; Whaton và Roulston, 1970)[19]. Năm 1993, khi tiến hành định lượng hàm lượng Est tổng số ở hai dòng muỗi Culex quinquefasciatus (dòng kháng và dòng mẫn cảm với TTS Malathion), một số tác giả đã nhận thấy rằng, hàm lượng enzym này ở dòng kháng cao gấp 8,5 lần so với dòng mẫn[1].
Bọ xít xanh, Schinaphis graminum là một loại sâu hại lúa miến và cũng thể hiện sự phát triển tính kháng với TTS OP như ở rệp (Ono 1994) đã có sự xác nhận rằng các gen esterase E4/FE4 được khuếch đại của M.persicae giống với gen mã hóa kiểu I ở S.graminum tới 73% trình tự các axitamin dự đoán của Ono (1999) nên có thể các gen này là cùng tổ tiên dẫn.
Kết quả giá trị LC50, LC95 của dòng chọn tạo với 5 loại TTS so với QT Song Phương. - Giá trị LC50 của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 3.1 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC50 có sự gối lợp chứng tỏ tính mẫn cảm với TTS Sherpa 25EC của ấu trùng ruồi đục lá ở hai QT này là không khác nhau. - Giá trị LC50 của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 2.64 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC50 không có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Success 120SC là khác nhau.
Giá trị LC50 của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 2.86 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC50 không có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Abamectin 1.8EC là khác nhau. Giá trị LC50 của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 1.21 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC50 có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Forfox 400EC là không khác nhau. Giá trị LC50 của dòng kháng lớn hơn của QT Song Phương 5.25 lần, nhưng về mặt xác suất thống kê thì giá trị giới hạn 95% của LC50 không có sự gối lợp chứng tỏ hai dòng ruồi này có tính mẫn cảm với loại TTS Trigard 75WP là khác nhau.
- Độ mẫn cảm giữa dòng kháng và QT Song Phương đối với 3 loại TTS Success 120SC, Abamectin 1.8.EC và Trigard 75Wp là khác nhau. - Đối với TTS Forfox 400EC thì độ mẫn cảm giữa hai dòng này là như nhau. Điều này cho ta thấy dòng kháng Cypermethrin không ảnh hưởng gì đến mức độ kháng với thuốc Forfox 400EC.
- Ấu trùng ruồi đục là của dòng kháng vẫn thể hiện tính mẫn cảm cao đối với 4 loại thuốc Success 120SC, Abamectin 1.8EC, Forfox 400EC và Trigard 75W, tuy nhiên so với QT Song Phương, tính mẫn cảm của dòng kháng có giảm nhưng chưa biểu hiện tính kháng.Điều này có thể được giả thích bởi lí do sau: Do tính kháng chéo gây nên, hoặc do các alen kháng với các TTS khác không có tác nhân chọn lọc, nên vẫn còn duy trì trong QT gốc.
- Số lượng các thuốc trừ sâu thuộc các nhóm hoạt chất khác nhau được nông dân ở các địa điểm nghiên cứu là khác nhau, cụ thể là nông dân ở Song Phương sử dụng tới 12 hoatj chất, nông dân thuộc Đình Tổ sử dụng 7 hoạt chất và nông dân ở AN Bình sử dụng 5 hoạt chất. Kết quả này cho thấy áp lực của TTS lên sâu hại nói chung và ruồi đục lá nói riêng là khác nhau ở các địa phương khác nhau, điều này được thể hiện thông qua việc đánh giá tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá đuợc chúng tôi trinh bày ở phần trên. Như vậy, liên tục cùng một lúc nhiều loại chất độc tác động đến côn trùng gây hại nói chung và loài ruồi đục lá nói riêng gây lên một áp lực chọn lọc lớn, điều này có thể tác động đến sự xuất hiện tính kháng, tính kháng chéo và tính đa kháng ở sâu hại và loài ruồi đục lá này.
- Tại Song Phương người nông dân tạo áp lực TTS với sâu hại nói chung và loại ruồi đục lá nói riêng là lớn nhất sau đó đến Đình Tổ và nông dân ở An Bình tạo áp lực TTS với sâu hại là thấp nhất. - Nhóm TTS gây áp lực lớn nhất với sâu hại mà được nông dân sử dụng ở các địa phương là khác nhau, cụ thể ở Song Phương nhóm thuốc gây áp lực lớn nhất với sâu hại là Pyrithroid, ở Đình Tổ và An Bình nhóm TTS gây áp lực lớn nhất đều là IRG. Các kết quả thí nghiệm đánh giá tính mẫn cảm ở các QT nghiên cứu, chúng tôi dựa trên cơ sở những hiểu biết về di truyền tính kháng thuốc của côn trùng gây hại và dựa trên kết quả của việc điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ nông dân tại các địa điểm nghiên cứu.
+ Kết quả điều tra tình hình sử dụng TTS tại ba địa điểm nghiên cứu cho chúng tôi thấy, nông dân ở cả ba vùng đều sử dụng kết hợp nhiều loài TTS cho một lần phun với những kiểu tác động giống hoặc khác nhau, như ở Song Phương tỉ lệ các hộ dân sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc cho một lần phun là 85.6%, Đình Tổ số hộ dùng theo kiểu này là 65.33% và An Bình là 55.7%, điều này giải thích được một phần nào tính mẫn cảm của 3 QT với Sherpa là tương đương nhau. Từ những cơ sở trên, chúng tôi thấy rằng ở các QT nghiên cứu mức chịu áp lực với TTS Pyr ở ba QT là khác nhau vào thời điểm nghiên cứu, nhưng mức độ mẫn cảm với loại thuốc này vẫn không khác nhau. Sự khác nhau này theo ý kiến chủ quan của chúng tôi là có thể do sự sai khác vệ tần suất sử dụng TTS giữa các địa phương nghiên cứu, dẫn đến sự sai khác tính mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá tại các QT nghiên cứu.
* Dựa vào kết quả so sánh tỉ số LC95/LKC ở 3 QT nghiên cứu với thuốc có hoạt chất Cypermethrin, chúng tôi nhận thấy QT Song Phương đã kháng cao với thuốc Sherpa có hoạt chất Cypermethrin, QT Đình Tổ và QT An Bình vẫn mẫn cảm cao với loai TTS này. Áp lực chọn lọc tăng lên bằng cách nâng dần nồng độ thuốc qua mỗi thế hệ chọn lọc, cứ liên tục như vậy làm cho tần số alen kháng thuốc trong QT tăng dẫn đến tính kháng Cypermethrin đã phát triển mạnh trong dòng ruồi này và mạnh hơn cả các QT tự nhiên. Nguyên nhân gây lên sự sai khác về tốc độ chọn lọc tính kháng của ấu trùng ruồi đục lá dòng chọn tạo của chúng tôi so với Mai Thị Thủy có thể là do ở địa phương này vẫn sử dụng các loại TTS có chứa hoạt chất Cypermethrin, nên đã làm tăng khả năng chống chịu với loại thuốc này, dẫn đến tốc độ chọn tạo dòng kháng thuốc có hoạt chất này lớn hơn với những năm trước.