MỤC LỤC
- Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh Bất động sản Hà Nội - Công ty TNHH đầu tư Thương mại Tràng Tiền. - Công ty Cổ phần Đầu tư và hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) - Công ty Cổ phần Hapro - Dabaco Bắc Ninh.
- 28 siêu thị lớn HaproMart rải rác khắp các tỉnh và thành phố Phía Bắc ( trong đó có 19 siêu thị tại các quận thuộc địa bàn Hà Nội và 9 siêu thị tại các tỉnh, thành phố khác như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Cạn, Hưng Yên, Thanh Hoá, Ninh Bình, Sơn La…). HaproTravel là đơn vị kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp, chuyên khai thác và tổ chức các chương trình nghỉ mát, lễ hội hàng năm cho mọi đối tượng, giúp khách có những ngày nghỉ thư giãn và cơ hội thưởng thức nhiều cảnh đẹp tuyệt vời của non sông đất nước Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam hoàn toàn tin cậy và đánh giá cao các chương trình du lịch ra nước ngoài do HaproTravel tổ chức để mở rộng tầm nhìn, tìm hiểu thế giới; hoặc các chương trình tham gia hội chợ, hội thảo, xúc tiến thương mại tại nước ngoài dành cho các doanh nhân và doanh nghiệp.
Khách quốc tế khi đến với HaproTravel sẽ hài lòng với các chương trình du lịch văn hoá, sinh thái, tham quan làng nghề truyền thống, v.v.; những doanh nhân nước ngoài muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam sẽ được cung cấp những chương trình khảo sát thị trường hiệu quả nhất. Với cơ sở hạ tầng đồng bộ, dịch vụ đầy đủ, giá cả phải chăng, thủ tục nhanh gọn, đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, Xí nghiệp dịch vụ kho hàng trực thuộc Tổng Công ty luôn là địa chỉ uy tín và chất lượng của các doanh nghiệp. Tại đây trên diện tích 64 hecta, một hệ thống gồm các công ty, xí nghiệp trực thuộc và công ty thành viên chuyên chế biến hàng nông sản, thực phẩm và đồ uống các loại đã được hình thành theo tiêu chuẩn HACCP, cung cấp sản phẩm cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
- Sau hơn 2 năm, kể từ ngày Tổng công ty chính thức công bố nhận diện thương hiệu và khai trương chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích Hapro Mart, đến nay hệ thống chuỗi đã có uy tín và tạo được sự tin cậy của người tiêu dùng; hình thành mô hình liên kết giữa các Công ty bán lẻ lớn trong cả nước. HCM, Trung tâm Kinh doanh hàng Miễn thuế, Công ty Unimex Hà Nội, Công ty cổ phần XNK Nam Hà Nội (Simex), Công ty Th- ương mại Dịch vụ Thời trang Hà Nội, Công ty Servico Hà Nội, Công ty cổ phần Thuỷ Tạ. • Điều động luân chuyển 131 cán bộ trong nội bộ Tổng công ty, bổ nhiệm 78 lượt cán bộ, cử 36 cán bộ có kinh nghiệm quản lý làm đại diện vốn Nhà nước tại các Công ty Con, Công ty liên kết.
• Bổ nhiệm 52 lượt cán bộ lãnh đạo các cấp do Tổng công ty quản lý, cử 54 lượt cán bộ có kinh nghiệm quản lý làm đại diện vốn Nhà nước tại các công ty con, Công ty liên kết, Công ty cổ phần. - Tổ chức thành công các Hội nghị lớn của Tổng công ty: Hội nghị Đối ngoại, Hội nghị tham tán Việt Nam, Hội nghị giao lưu với lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. - Thành lập mới 07 Công ty cổ phần, (trong đó có cơ cấu lại 03 đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Mẹ để thành lập Công ty cổ phần) như : Công ty cổ phần Chợ Bưởi, Công ty cổ phần SXKD Gia súc Gia cầm, Công ty cổ phần Rượu Hapro, Công ty cổ phần Du lịch Hapro, Công ty cổ phần Phát triển siêu thị Hapro Thái Bình.
HĐQT TCT đã có Nghị quyết về phương án mạng lưới khi CPH 4 Công ty ( Công ty TNHH NN một thành viên XNK và ĐT Hà Nội, Công ty TNHH NN một thành viên thực phẩm Hà Nội, Công ty TMDV Thời trang Hà Nội, Công ty TMDV Tràng Thi ). Đã tiếp nhận và cơ cấu lại tổ chức 02 bến xe và 02 chợ đầu mối Bắc Thăng Long, chợ đầu mối phía Nam thành TTKD Chợ đầu mối Bắc Thăng Long và TTKD Chợ đầu mối phía Nam, đảm bảo duy trì, ổn định kinh oanh của 02 chợ và 02 bến xe.
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, Kế hoạch và giải pháp thực hiện năm 2009 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội).
- Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố, ngay từ thời điểm mưa lụt, Tổng công ty đã khẩn cấp chỉ đạp các Đơn vị tổ chức triển khai các biện pháp nhằm huy động nguồn hàng, đảm bảo cung ứng các loại hàng hoá, đặc biệt là 4 loại mặt hàng thiết yếu là rau, gạo, thực phẩm chế biến, thịt gia súc gia cầm tại 22 địa điểm phân phối trong hệ thống HaproMart, HaproFood nhằm chống tình trạng khan hiếm hàng hoá do mưa ngập. - Công đoàn TCT đã tiếp tục chỉ đạo các CĐCS triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phối hợp với Đoàn Thanh niên TCT tổ chức Hội thi “ Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp Tổng công ty và cử thí sinh đạt giải cao dự thi cấp Thành phố do Thành ủy tổ chức. - Xuất khẩu củaViệt Nam năm 2009 vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông lâm, thuỷ hải sản, các mặt hàng công nghiệp chế biến chủ yếu vẫn mang tính chất gia công, các mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, phong phú, xuất khẩu chủ yếu dựa trên lợi thế so sánh sẵn có mà chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh.
- Việc tiếp cận nguồn vốn vay bằng VNĐ cho SXKD vẫn còn nhiều bất cập, nhất là đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, trong khi đó lãi suất cho vay mặc dù có giảm nhưng vẫn ở mức cao làm chi phí tăng cao, ảnh hưởng chung tới khả năng cạnh tranh trong XK. - Cùng với việc mở cửa thị trường bán lẻ từ 01/01/2009, sức ép cạnh tranh năm 2009 sẽ gay gắt hơn rất nhiều năm 2008, không chỉ riêng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài mà có cả áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. - Cùng với sự suy giảm kinh tế thế giới và thị trường xuất nhập khẩu bị thu hẹp, đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 có khả năng giảm mạnh, đầu tư gián tiếp và lượng kiều hối chuyển về nước ít hơn, có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu thị trường trong nước.
- Tiếp tục tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống bán lẻ của Tổng công ty ( bao gồm các trung tâm thương mai, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart, chuỗi thực phẩm an toàn Hapro Food, chuỗi cửa hàng ăn uống dịch vụ- du lịch, chuỗi cửa hàng chuyên doanh thời trang, điện máy…) theo hướng đầu tư chiều sâu, tập trung, chuyên môn hoá, tạo sự khác biệt nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.( Các chỉ tiêu, số lượng cụ thể sẽ được thể hiện trong Nghị quyết của HĐQT TCT năm 2009 về phát triển thị trường bán lẻ). - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong quản lí sử dụng vốn kinh doanh các chi phí trực tiếp và gián tiếp như: quản lí sử dụng điện, điện thoại, nước, internet, văn phòng phẩm; quản lí, sử dụng lao động và thời gian lao động; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm, quản lí, sử dụng tài sản cố định, trang thiết bị làm việc; trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong việc tổ chức hội nghị, tiếp khách…. - Đa dạng hoá hình thức và phương pháp đào tạo, đẩy mạnh các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, cử cán bộ đi đào tạo… Tăng cường hợp tác với các trường đại học, các Vụ, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm tiếp cận với các kiến thức và công nghệ hiện đại.
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế Thủ đô. Báo cáo trên của em có thể chưa phản ánh được đầy đủ những nố lực và thành tựu trong suốt một thời gian dài của Tổng công ty nhưng nó đã phần nào mang lại một bức tranh khá xác thực về mô hình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của Hapro trong 2 năm gần đây nhất. Về căn bản có thể nói hoạt động xuất nhập khẩu là xương sống của Hapro, đẩy mạnh hoạt động này sẽ tạo được bàn đạp để thúc đẩy các hoạt động khác, duy trì mục tiêu phát triển bền vững của Tổng công ty trong thời buổi khó khăn hiện nay.