MỤC LỤC
Tiêu chảy ở động vật do E.coli có sự liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, cùng với sự chăm sóc nuôi dưỡng kém, làm giảm sức đề kháng, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn tới rối loạn tiêu hoá, gây hiện tượng loạn khuẩn và tiêu chảy ở gia súc (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [8]). Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [18] cho biết, những bê nghé mắc bệnh tiêu chảy do E.coli ở thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị, nhưng khoảng 15 - 20% số bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp hoàn toàn, nhiễm độc huyết dẫn đến chết nếu không điều trị tích cực.
Biện pháp thường dùng nữa là căn cứ vào biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán, nhưng cần phải chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh có triệu chứng tiêu chảy để loại trừ nguyên nhân nghi ngờ và tìm ra nguyên nhân chính. Ví dụ, bê nghé sơ sinh bị nhiễm giun đũa thường phân có màu trắng, nếu bị nhiễm Salmonella thì phân có màu vàng, bê nghé nhiễm cầu trùng có thể triệu chứng lâm sàng điển hình là ỉa lỏng, phân nhày, có máu tươi (lỵ đỏ).
Cây, quả dược liệu có vị chát hoặc đắng như: cây sim, búp ổi, quả hồng xiêm, chuối, ổi, lựu và nhiều loại cây quả khác có tác dụng làm se niêm mạc ruột rất tốt, nhất là các quả này còn ở trạng thái xanh non (lượng axit tanic cao hơn nhiều khi quả chín). Để đề phòng tiêu chảy, trước hết khi mới đẻ ra bê nghé phải được uống đầy đủ sữa đầu, chuồng nuôi bê nghé phải được dọn sạch sẽ hàng ngày, không để bê nghé uống nước bẩn, nước uống cho bê nghé phải đảm bảo vệ sinh, bổ sung các loại vitamin A, D để nâng cao sức đề kháng.
Giun đũa Neoascaris vitulorum cũng như các loài giun sán khác, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, còn gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong đường tiêu hoá (E.coli, Salmonella, Proteus..) xâm nhập gây rối loạn quá trình phân tiết, viêm ruột và tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính. Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] cho biết, do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết nên mầm bệnh lưu truyền từ mùa này sang mùa khác, trứng giun đũa có phôi thai có thể tồn tại từ mùa đông này qua mùa đông năm sau, gặp đợt nghé đẻ ra chúng sẽ nhiễm vào nghé, gây bệnh tạo thành vùng "nghé ỉa cứt trắng".
Bê nghé dưới 3 tháng tuổi nuôi tại các hộ gia đình và trại chăn nuôi của 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang (thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn và huyện Hàm Yên). + Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc có tổng đàn trâu bò tương đối lớn (gần 500 nghìn con), 3 huyện, thị trên mang đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố địa hình khác nhau của tỉnh Tuyên Quang. + Ba huyện, thị trên có phương thức chăn nuôi đa dạng, vừa chăn nuôi theo quy mô tập trung, vừa có hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình.
+ Bê nghé ở các huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang, trong đó có 3 huyện, thị trên mắc tiêu chảy tương đối nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn trâu bò trong tỉnh.
Sau khi theo dừi sự phỏt triển của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum đến giai đoạn cảm nhiễm, chỳng tụi tiếp tục theo dừi thời gian tồn tại của trứng ở các lô thí nghiệm, trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí bình thường ở ngoại cảnh. Nước lọc được để yên 20-30 phút, dùng vòng thép đường kính 2mm vớt màng nổi trên bề mặt dung dịch cho lên phiến kính, đậy lá kính, soi dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. + Vitamin C 5%: tác dụng làm tăng sức đề kháng cho con vật; sử dụng thuốc dưới dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 10ml/25kg thể trọng/ngày (20mg/kg thể trọng/ngày), sử dụng thuốc trong 5 ngày.
* Số liệu về thời gian phát triển, tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum và số trứng giun tìm thấy trên bầu vú và núm vú trâu bò mẹ, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000).
Chúng tôi cho rằng, tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có thể do sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn kém phẩm chất, kéo theo sự xuất hiện và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây hiện tượng loạn khuẩn và gây tiêu chảy; đặc biệt là tác động của các loại ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá, trong đó giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò rất quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi (Phan Địch Lân và cs, 2005) [18]. Như chúng tôi đã phân tích, công tác quản lý chăm sóc, dinh dưỡng không hợp lý của người chăn nuôi, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột có thể làm cho cơ thể bê nghé luôn phải có các đáp ứng điều chỉnh với điều kiện ngoại cảnh thay đổi, làm sức đề kháng giảm sút và tăng khả năng mắc bệnh của bê nghé. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi trâu, bò mẹ Hiện nay ở Tuyên Quang, chăn nuôi trâu bò ở nông hộ đang tồn tại chủ yếu ở 2 hình thức: chăn nuôi hoàn toàn dựa vào thức ăn sẵn có trong tự nhiên và chăn nuôi bán chăn thả có bổ sung thêm thức ăn.
Từ kết quả trên chúng tôi thấy, người chăn nuôi trâu bò sinh sản hiện nay, ngoài việc tận dụng thức ăn sẵn có ở tự nhiên nên bổ sung thêm thức ăn cho trâu bò mẹ, để có đủ sữa cho bê nghé bú, góp phần tăng cường sức đề kháng, kết hợp nuôi thả với một phần nuôi nhốt tại chuồng để giảm thời gian trâu, bò mẹ và bê, nghé tiếp xúc với các loại mầm bệnh ở trên bãi chăn thả, từ đó hạn chế được bệnh cho bê nghé.
Trong đó, tỷ lệ mẫu cặn nền chuồng nhiễm trứng giun đũa là 19,86%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi nhiễm trứng giun đũa là.
Trong cả 3 đợt thí nghiệm, các mẫu phân đều để ở điều kiện tự nhiên trong phòng, trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh chỉ sống được 13,75 ngày ở nhiệt độ 29-35oC (tương ứng với điều kiện nóng bức của mùa hè), còn ở nhiệt độ từ 14,5-21oC (tương ứng với điều kiện giá lạnh của mùa đông) trứng giun sống hàng tháng mới bị chết hoàn toàn. Nếu trong thời gian này trứng giun đũa có sức gây bệnh tồn tại hàng tháng trên đồng cỏ, bãi chăn thả thì sẽ có nguy cơ nhiễm vào trâu bò, mẹ rồi truyền sang bào thai hoặc bê nghé sơ sinh trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh, do đó bê nghé bị nhiễm giun đũa nhiều. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978) [32]: trứng ở giai đoạn cảm nhiễm chứa ấu trùng có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên sự khô hạn và sức nóng làm cho trứng không phát triển được và bị phân huỷ hoàn toàn; dưới ánh nắng trực tiếp của mùa hè sau một tuần trứng bị huỷ; vào vụ đông xuân nếu để khô, trứng vẫn sống bình thường sau một tháng.
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 và 3.11, chúng tôi thấy rằng, việc đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ là rất quan trọng, định kỳ vệ sinh chuồng trại xung quanh và bãi chăn thả, thu gom phân rác ủ để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tối đa sự lây nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh cho trâu, bò mẹ và bê nghé.
Ngoài con đường lây nhiễm qua bào thai, thì bê nghé non còn bị nhiễm giun đũa trong khi bú sữa mẹ, do trong khi chăn dắt hoặc khi nằm xuống nền chuồng hoặc trên đất, trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh bám vào bầu vú, núm vú của trâu bò mẹ. Như vậy, tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum tỷ lệ thuận với tỷ lệ trâu bò mẹ mang trứng giun đũa trên bầu vú và núm vú. Điều này bước đầu cho phép chúng tôi có nhận xét rằng, tình trạng trâu bò mẹ có bầu vú và núm vú bẩn dễ nhiễm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh, điều này là một trong những nguy cơ làm cho bê nghé nhiễm giun đũa và mắc bệnh.
Vì vậy, trong chăn nuôi trâu bò sinh sản, ngoài vấn đề vệ sinh thú y đối với chuồng trại, bãi chăn, thì vấn đề rửa và lau sạch bầu vú, núm vú cho trâu bò mẹ hàng ngày là cần thiết, nhằm loại bỏ trứng giun đũa để tránh trứng giun đũa nhiễm vào cơ thể bê nghé.