MỤC LỤC
Hội đồng quản trị và Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh, về việc sử dụng các giấy phép, giấy chứng nhận, các giấy tờ khác và con dấu của Công ty trong giao dịch, về việc góp vốn cổ phần, quản lý, sử dụng và theo dừi vốn, tài sản của Cụng ty. Về quản lý vốn tài chính: Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng mới chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần, vì vậy Công ty có quyền quản lý và sử dụng số vốn sao cho phù hợp với quy mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Hoạt động chính của Công ty là thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, đường điện và lắp đặt trạm biến áp, giao thông thủy lợi, cấp thoát nước và xử lý môi trường, tư vấn đầu tư đấu thầu, giám sát và quản lý dự án, đầu tư và xây dựng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh phát triển khu đô thị mới, hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ khách sạn du lịch, xuất khẩu vật tư thiết bị, lao động, sửa chữa thiết bị xe máy công trình, khai thác đá, gia công cơ khí, chế tạo lắp đặt thiết bị điện máy dân dụng và công nghiệp….
+Kế toán trưởng: Là người tổ chức bộ máy kế toán và chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán kế toán – tài chính của Công ty một cách hợp lý, khoa học, phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời các thông tin tài chính của Công ty, kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ về quản lý và kỷ luật lao động, việc thực hiện các kế hoạch đề ra, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cập nhật chế độ mới cho các nhân viên kế toán trong đơn vị. +Phó kế toán trưởng: Tổ chức việc ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu, ghi chép sổ cái, lập bản cân đối kế toán và các báo cáo thuộc phần việc do mình đảm nhiệm và một số báo cáo chung, tổ chức công tác thông tin trong nội bộ doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh tế, giúp kế toán trưởng dự thảo các văn bản về công tác kế toán trình Giám đốc ban hành áp dụng trong toàn doanh nghiệp. +Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ ghi chép phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn, từng công trình sản xuất kinh doanh trong Công ty, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành hợp lý, phân bổ chi phí và phương pháp tính giá thành.
Nói cách khác đây là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính cho các đối tượng quan tâm cả về bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Việc lập Báo cáo tài chính được tuân thủ theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, đảm bảo các nguyên tắc: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích,. Ngoài các báo cáo trên, công ty còn sử dụng các mẫu báo cáo khác như báo cáo gửi cho Cục thống kê Hà Nội, báo cáo của các đội gửi để báo cáo về tình hình tiến độ thi công công trình.
Do địa bàn hoạt động của Công ty khá rộng bao, trải khắp các tỉnh, các công trình thường cách xa nhau, do đó nguyên vật liệu được tổ chức thành kho riêng cho các đội và đặt ngay tại các công trường do đội trực tiếp quản lý với hai nguồn cung ứng chính là cấp từ Công ty và đội tổ chức thu mua. Trong chuyên đề này, em lấy số liệu từ quý IV năm 2007 của Công ty Cổ Phần Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Sông Hồng, cụ thể theo công trình đường Ninh Dân – Thanh Hà do đội xây dựng số 5 đảm nhận thi công để minh họa cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty. Phòng kế hoạch-kỹ thuật căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạch về tiến độ thi công của từng công trình để lập kế hoạch cung cấp vật tư, bàn giao nhiệm vụ sản xuất thi công cho từng đội xây dựng.
Kế toán đội hàng ngày tập hợp các chứng từ gốc cuối tháng nộp các chứng từ gốc đó lên phòng kế toán – tài chính của Công ty làm căn cứ ghi sổ kế toán và lên các báo cáo định kỳ theo quy định. Kế toán tại phòng Kế toán – tài chính của Công ty kiểm tra tính hợp lý và hợp lệ của các chứng từ gốc do các đội gửi lên, kế toán lập “Bảng phân bổ NVL,CCDC” cho các công trình, hạng mục công trình (Biểu số 04). Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản phụ cấp tiền lương phụ, các khoản trích theo lương…có tính chất ổn định thực tế phải trả cho nhân công xây lắp, nó chiếm khoảng 10% đến 15% giá thành sản phẩm.
Do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trình thường ở xa, lại không tập trung một chỗ nên ngoài lực lượng công nhân của Công ty thì Công ty sử dụng nguồn lao động tại chỗ nhằm giảm chi phí như chi phí làm lán trại, chỗ ăn. Để tiến hành trả lương cho công nhân thì hàng tháng kế toán tại các đội căn cứ vào Bảng chấm công (Biếu số 08), Bảng xác định khối lượng công việc hoàn thành, quy chế lương,…Sau đó, các đội xây dựng sẽ gửi các chứng từ này lên phòng kế toán – tài chính của Công ty. Cuối tháng, căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán khối lượng giao khoán, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” cho các nghiệp vụ phát sinh chi phí nhân công trực tiếp (Biểu số 12) và lên “Sổ cái TK 622” (Biểu số 14).
Do chi phí sản xuất chung liên quan đến việc tổ chức điều hành sản xuất và nó bao gồm nhiều yếu tố chi phí nên việc phản ánh chính xác, hợp lý và giám sát chặt chẽ quá trình phát sinh các khoản chi phí là một yêu cầu cần thiết không thể thiếu trong quá trình quản lý cũng như hạch toán. Công ty cổ phần xây dựng HTKT Sông Hồng những năm gần đây đã trang bị được cho mình nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và thi công được thuận lợi, giảm lao động trực tiếp, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm công trình. Chi phí khấu hao máy thi công: khoản chi phí này bao gồm chi phí khấu hao trang thiết bị (những tài sản, trang thiết bị không đủ điều kiện để hạch toán là TSCĐ như đầm dùi,…) được phân bổ từ TK 142, thực hiện phân bổ dần, mức phân bổ căn cứ vào thời gian dự định sử dụng, và phân bổ khấu hao TSCĐ sử dụng cho từng công trình phụ thuộc theo giờ máy hoạt động.
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc về chi phí máy thi công, bảng phân bổ tiền lương,…sẽ lập chứng từ ghi sổ cho các nghiệp vụ phát sinh chi phí máy thi công (Biểu số 26). -Đối với những công trình hoàn thành nghiệm thu và bàn giao trong quý thì thời điểm để kế toán tập hợp chi phí là thời điểm kế toán tiến hành tập hợp bàn giao. Cuối kỳ, căn cứ vào các Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các chứng từ ghi sổ… kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho từng công trình, hạng mục công trình.
Để tính toán được giá thành thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ, tức là khối lượng công việc chưa hoàn thành và do đó chưa được nghiệm thu. Bước 1: Nghiệm thu nội bộ: Phòng kế hoạch-kỹ thuật của Công ty, chỉ huy công trường, đội xây dựng tổ chức nghiệm thu khối lượng thực tế đã hoàn thành làm cơ sở để thanh toán tiền công cho đội xây dựng và lập báo cáo nghiệm thu. Bước 2: Nghiệm thu cơ sở do cán bộ giám sát kỹ thuật của Ban quản lý dự án nghiệm thu với Công ty hoặc Công ty tạm chấp nhận khối lượng hoàn thành 80% bước 1 để lập báo cáo.
Cuối mỗi quý, đại diện phòng kỹ thuật của Công ty kết hợp cùng chỉ huy công trường, kế toán Công ty tiến hành kiểm kê và lập Bảng xác nhận khối lượng xây lắp dở dang cho từng công trình theo dự toán. Kỳ tính giá thành tại Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng kỹ thuật Sông Hồng theo kỳ sản xuất khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao thanh toán. Phù hợp với đặc điểm của đối tựng tính giá thành tương ứng với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, Công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Sau khi tính được giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành trong quý của mỗi công trình theo công thức trên, kế toán Công ty lập thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp-chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình (Biểu số 32).