MỤC LỤC
Để có thể tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hình thành nên các yếu tố của báo cáo tài chính phục vụ cho các đối tượng sử dụng thì sau khi thu thập, kế toán viên phải xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng, giảm đến yếu tố nào trên báo các tài chính rồi mới lưu trữ bằng cách ghi chép vào các tài khoản. Theo hình thức hai bên của tài khoản, số tăng được ghi một bên, số giảm được ghi bên còn lại thì nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm tài sản sẽ được ghi bên phải _ ghi Có, và nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm nguồn vốn sẽ được ghi bên trái - Ghi Nợ.
Đến năm 1970, do yêu cầu cải tiến tổ chức quản lý xí nghiệp phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế, sau chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, được sự trợ giúp của các chuyên gia Liên Xô cùng lớp cán bộ trẻ được đào tạo ở nước ngoài về, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất trong thời kỳ kinh tế bao cấp lần đầu tiên được ban hành theo quyết định số 425 TC – CĐKT ngày 01/12/1970 và được áp dụng thống nhất trong tất cả các xí nghiệp, cơ sở kinh tế ở miền Bắc. Mặt khác, tuy chưa đầy đủ, nhưng hệ thống tài khoản kế toán của thời kỳ này đã bổ sung thêm các tài khoản để lưu trữ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh về hoạt động liên doanh liên kết, chênh lệch tỷ giá, thuế vốn, thuế nhà đất, thuế thu nhập… đồng thời bỏ những nội dung không còn thích hợp với tình hình mới như: khoản ngân sách cấp bù lỗ, chênh lệch giá được ngân sách cấp bù, thay các khoản thu quốc doanh bằng thuế, tiền gửi ngân hàng không bắt buộc phải hạch toán riêng biệt như trước… Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển hẳn sang cơ chế thị trường và ngày càng phát triển thì hệ thống tài khoản kế toán trong giai đoạn này lại bộc lộ những tồn tại. (Xem chi tiết bổ sung ở bảng hệ thống tài khoản kế toán theo phụ lục 2.2) Để khuyến khích mọi hình thức sỡ hữu, mọi loại hình doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, trình độ quản lý, quy mô của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với hệ thống tài khoản theo quyết định 1141 , Bộ tài chính đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 áp dụng từ 01/01/1997cho các công ty cổ phần (trừ công ty cổ phần niêm yết chứng khoán), công ty trách nhiệm hữu hạn , doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân, các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh cá thể.
Hiện nay ở nước ta có các thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; các tổ chức kinh doanh bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã. Tên gọi và số hiệu của các tài khoản cấp 1 và cấp 2 cũng thống nhất theo chế độ kế toán hiện hành, số hiệu tài khoản của công ty được ký hiệu gồm 7 chữ số trong đó 3 chữ số đầu là 3 chữ số của tài khoản cấp 1 , 4 chữ số đầu là số hiệu của tài khoản cấp 2 theo chế độ kế toán hiện hành , còn 3 chữ số cuối cùng được sử dụng nhằm chi tiết hoá theo đối tượng hoặc lĩnh vực hoạt động. Những năm đầu khi mới thành lập cộng ty đã tự thiết kế hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị mình, những năm gần đây, nhất là từ khi Luật kế toán Việt Nam được ban hành thì công ty đã đăng ký và áp dụng hệ thống tài khoản Việt Nam theo quyết định 1141 có sửa đổi bổ sung theo thông tư 55- hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều này đã được chứng minh trong quá trình sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản kế toán, như: thuê tài chính tài sản cố định, doanh thu được trợ cấp, trợ giá , trái phiếu phát hành, thương phiếu , đầu tư vào công ty liên kết … Bằng việc sử dụng hệ thống tài khoản được ký hiệu bằng 3 chữ số trở lên, sự phân loại, phân nhóm tài khoản được thực hiện theo cơ chế thoáng nên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành có khả năng thích ứng với sự thay đổi của các khái niệm, các quá trình kinh tế, hoạt động kinh doanh mới trong tương lai. Chẳng hạn, theo quyết định 1141 thì “Chế độ kế toán áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế”, còn tại quyết định 144 lại cho rằng, kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ này áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tính dụng nhân dân. Còn theo nghị định 90CP/2001 ngày 23/11/2001 định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vố đăng ký không vượt quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hằng năm không vượt quá 300 người, bao gồm các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước; các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã và các hộ kinh doanh cá thể.
Có như vậy, tài khoản kế toán nói riêng và hạch toán kế toán nói chung mới thực hiện được chức năng thông tin và kiểm tra của mình đồng thời tạo điều kiện dễ dàng cho việc vận dụng vào công tác kế toán hàng ngày của doanh nghiệp, thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng, cũng như việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cán bộ, giáo vieân, sinh vieân…. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất phải thật linh hoạt, phù hợp với tính đa dạng của các loại hình doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu quản lý kinh tề tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp cũng như yêu cầu chỉ đạo điều hành của các ngành, các tổng công ty và yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý của bản thân doanh nghiệp. Kế toán – trong đó có tài khoản kế toán – là một trong những công cụ hữu ích phục vụ cho quản lý , do vậy cũng phải thích ứng với cơ chế quản lý trong từng thời kỳ; cần phải bảo đảm tính linh hoạt và hoàn thiện của hệ thống tài khoản kế toán đồng thời cũng phải tính đến tính phù hợp của nó với thực trạng phát triển kinh tế cũng như khả năng và trình độ cán bộ quản lý.
_ Số hiệu gồm 3 chữ số đối với tài khoản tổng hợp (tài khoản cấp 1): chữ số đầu tiên chỉ loại tài khoản, chữ số thứ hai chỉ nhóm tài khoảnvà chữ số thứ ba thể hiện thứ tự của tài khoản đó trong nhóm. _ Việc sắp xếp trật tự các tài khoản theo tính chất ngắn hạn đến dài hạn hoặc theo trình tự tính thanh khoản giảm dần…. Ngoài các tài khoản trong hệ thống kế toán hiện hành, tác giả đã bỏ bớt, sửa đổi hoặc bổ sung thêm một số tài khoản tổng hợp.
Hiện nay, ngoài Luật kế toán, một số nghị định hướng dẫn, một số chuẩn mực kế toán cùng các thông tư quyết định còn một số chuẩn mực kế toán (chẳng hạn, chuẩn mực về khoản dự phòng, về khoản nợ phải trả ngoài dự kiến và tài sản ngoài dự kiến, về giảm giá trị tài sản, về ngừng các hoạt động kinh doanh …) cần tiếp tục soạn thảo và công bố đầy đủ trên cơ sở nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) – nay gọi là các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) nhằm giải quyết những xung đột pháp lý giữa các văn bản, hướng dẫn kế toán. Để phục vụ công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế, nhà nước chỉ nên tăng cường quản lý các doanh nghiệp thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô như: tài chính, tiền tệ tín dụng, thuế, gía cả… không cần can thiệp quá cứng nhắc vào công tác kế toán của doanh nghiệp bằng những qui định thống nhất về tên gọi, số hiệu và số lượng của các tài khoản cấp1, cấp 2 lẫn cấp 3 mà chỉ cần quy định thống nhất các tài khoản cấp 1 còn các tài khoản cấp 2, 3, … để cho các doanh nghiệp tự thiết kế xây dựng các tài khoản này. Đồng thời, để thuận tiện cho việc lập và nộp báo cáo tài chính định kỳ kịp thời và chính xác cần thiết phải sắp xếp lại trật tự các tài khoản trong từng nhóm từng loại trên cơ sở nhu cầu thu thập thông tin cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính(một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường xuyên chậm trễ trong việc lập, nộp báo cáo tài chính) cùng với việc thay đổi số hiệu tài khoản tương ứng cho phù hợp với cách thức tư duy.