Quản lý nhà trường THCS nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

MỤC LỤC

Tổ chức hoạt động quản lý

Trong công tác QLNT nhất thiết phải quan tâm đến việc nắm vững, xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả các thành tố bên trong sự thống nhất và tương ứng giữa chúng; đặc biệt là những điều kiện, các nguồn lực để cho quá trình sư phạm được tồn tại và vận hành, tạo nên chất lượng, hiệu quả GD và QL. Trong tình hình kinh tế hiện nay, đòi hỏi quá trình sư phạm của trường THCS phải mang tính chất xã hội rộng rãi với sự tham gia tích cực, đầy đủ của các lực lượng trong xã hội, để hình thành nên một quá trình XHHGD rộng khắp.

Những nhân tố ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh THCS Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến học sinh và gây ra hiện tượng bỏ học,

Quá trình sư phạm có các nhân tố: mục đích- động cơ, nội dung, phương pháp- phương tiện tổ chức và kiểm tra đánh giá. Trong công tác QLNT nhất thiết phải quan tâm đến việc nắm vững, xây dựng, bồi dưỡng, sử dụng có hiệu quả các thành tố bên trong sự thống nhất và tương ứng giữa chúng; đặc biệt là những điều kiện, các nguồn lực để cho quá trình sư phạm được tồn tại và vận hành, tạo nên chất lượng, hiệu quả GD và QL. Trong tình hình kinh tế hiện nay, đòi hỏi quá trình sư phạm của trường THCS phải mang tính chất xã hội rộng rãi với sự tham gia tích cực, đầy đủ của các lực lượng trong xã hội, để hình thành nên một quá trình XHHGD rộng khắp. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc bỏ học của học sinh THCS. Mất niềm tin đã dẫn các em đến con đường ham chơi, hư hỏng, và đây chính là ngưỡng cửa của bỏ học. Hơn nữa, sự tham gia của cộng đồng và các đoàn thể xã hội trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn còn chưa thường xuyên và rộng khắp do nguồn kinh phí hạn hẹp và không ổn định, cho nên vẫn còn những học sinh phải bỏ học vì nghèo. - Nhà trường: nhà trường được xem là vầng trán của cộng đổng, là nơi mang ánh sáng tri thức đến cho cộng đồng, là nơi có nhiệm vụ cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, quá trình đào tạo của nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng đang gặp nhiều thách thức như sau:. Trừ những trường hợp do có sự đầu tư tốt và ở vào các vùng thuận lợi đạt chuẩn về cơ sở vật chất- sư phạm, số còn lại vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn về cơ sở vật chất sư phạm, môi trường thiếu tính thẩm mỹ so với cơ sở vật chất tiên tiến của cộng đồng nên không có sức hấp dẫn và gây ấn tượng với học sinh. Bên cạnh đó, sự tồn tại của một "nhà trường thứ hai" qua phương tiện thông tin đại chúng dồn dập đưa các tri thức không hệ thống đến học sinh. Nhà trường truyền thống có những mặt lạc hậu so với nhà trường thứ hai này, không đủ sức kế hoạch hoá, điều phối tri thức thiết yếu tới học sinh, một số giáo viên vẫn dùng lối sư phạm quyền uy để thực hiện tiến trình đào tạo, và một bộ phận giáo viên chưa đủ năng lực và phẩm chất,… đã làm phát sinh mâu thuẫn trong quan hệ thầy trò, làm xói mòn truyền thống tôn sư trọng đạo, làm mất đi hình ảnh cao đẹp của người thầy trong niềm tin của học sinh. Đời sống giáo viên mặc dù đã được cải thiện, song vẫn còn nhiều khó khăn, chính điều này đã đẻ ra việc dạy thêm, học thêm tràn lan, cộng thêm chương trình học ngày càng khó và càng quá tải đã tạo cơ hội cho một số giáo viên thiếu phẩm chất biến việc dạy thêm thành việc cải thiện thu nhập, trục lợi bằng cách ép buộc học sinh đi học thêm. Dạy thêm, học thêm bị tác động bởi. cơ chế thị trường đã trở thành một vấn nạn làm xói mòn quan hệ thiêng liêng của tình thầy trò. Tất cả những tiêu cực trên đã tác động trực tiếp đến học sinh và hậu quả là các em bỏ học vì chán trường. Tình trạng bỏ học đang ở mức báo động;. nhưng một số trường vẫn xem đó là chuyện nhỏ, bởi vì số học sinh bỏ học thường không quá 10% so với số học sinh của nhà trường; còn đối với một số giáo viên chủ nhiệm và một số người trong các bộ phận đoàn thể của trường thì việc bỏ học của học sinh là làm giảm đi gánh nặng cho trường cho lớp, vì họ cho rằng đa số các em bỏ học là vì quá nghèo, quá yếu và quá ngỗ nghịch. Nghiêm trọng hơn là việc chạy theo chất lượng PC GD THCS, một số trường đã "biến" các em trở thành những kẻ đã theo gia đình đi làm ăn xa, biến các em thành những bóng ma dốt nát ngay bên cạnh môi trường giáo dục và ngay ở chính quê hương mình. - Gia đình: gia đình là tế bào của xã hội, là xã hội thu nhỏ, là môi trường gần gũi của học sinh, những nhân tố tích cực, tiêu cực hàng ngày hàng giờ tác động đến học sinh. Nhận thức hạn hẹp về mục đích học tập, trình độ giáo dục thấp, phương pháp giáo dục của cha mẹ không phù hợp với tâm lý của con cái, hoàn cảnh sống, nề nếp gia đình… gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của các em. Bên cạnh đó còn phải kể đến những tác động của xã hội đến gia đình và thông qua gia đình tác động đến học sinh, về mặt này có thể kể đến tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường gây phân hoá xã hội mạnh mẽ làm thay đổi sâu sắc định hướng giá trị của cha mẹ học sinh về việc học của con mình. Gia đình là chủ thể đầu tiên trong việc thực hiện chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phỏp lệnh nhà nước quy định rừ: cha mẹ phải làm đầy đủ nghĩa vụ của mình là chăm sóc, giáo dục các con phát triển toàn diện, nhưng ở nhiều gia đình khó khăn thì "lực bất tòng tâm", cho dù rất hiểu lợi ích của việc học tập, cho dù nhà nước quy định phổ cập bắt buộc và miễn phí, trên thực tế, chi phí cho một đứa con đi học là quá tốn kém. Hơn nữa, những gia đình khó khăn thường ít chú ý, chăm sóc và tạo điều kiện học tập cho con cái, bởi những lo. toan kiếm sống trước mắt còn quan trọng hơn nhiều so với việc đầu tư cho con em học tập. Chỉ cần biết đọc biết viết để xoá mù, rồi làm việc giúp đỡ cha mẹ hoặc ra thành phố tìm cơ hội kiếm sống. Trong điều kiện kinh tế và việc làm hiện nay dưới con mắt của nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì tương lai đầu ra của việc học tập không mấy lạc quan: học mấy rồi cũng quay về kiếm việc làm và sinh sống. Chính vì quan niệm như vậy, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thường ít học và bỏ học giữa chừng. Nằm trong xu thế toàn cầu hoá, quy mô gia đình ngày càng thu nhỏ, gia đình một con ngày càng nhiều; chính vì có một con nên gia đình dành cho các em tất cả sự nuông chiều, và mặt trái của việc này là các em trở nên ích kỷ, kém ý chí, thiếu sự quyết đoán và thiếu lòng tin. Hậu quả của việc này là các em trở thành những kẻ khó giáo dục, dễ sa ngã vào cạm bẫy và tệ nạn, ham chơi, đua đòi… và cuối cùng là bỏ học. - Bản thân HS: về phía học sinh, học sinh với tư cách là thực thể của xã hội cũng chịu tác động của xã hội, là thành viên của gia đình cũng bị ảnh hưởng của gia đình, là khách thể của quản lý trường học nên cũng bị tác động bởi trường học. Xét cho cùng, học sinh là đối tượng bị nhiều áp lực nhất, áp lực từ môi trường, từ thầy cô, gia đình và bè bạn, những áp lực này đã ảnh hưởng đến sự định hướng giá trị vấn đề học tập của học sinh. Đối với những em sinh ra trong những gia đình khó khăn bắt buộc phải bỏ học sớm, nhưng cũng có em từng bỏ học để đi làm với hy vọng “đổi đời”, với những em sinh ra trong gia đình khá giả, nhưng cha mẹ mải mê làm ăn, quản lý con lỏng lẻo, dẫn đến việc các em dễ sa vào việc ham chơi, chán học. Bên cạnh đó, cũng có những học sinh bỏ học vì chán phương pháp dạy cứng, khô khan và chán ngắt của một số giáo viên; cũng như bất mãn, thất vọng về phẩm chất của một số thành viên đứng lớp, cũng có em không đủ sức kham nổi chương trình nặng nề, quá tải. Tóm lại, học sinh bỏ học là do tác động của nhiều nhân tố, cho nên người hiệu trưởng phải hiểu rừ tõm sinh lý của học sinh THCS, nắm được nguyên nhân tác động làm cho học sinh THCS phải bỏ học, qua đó kết hợp. được các lực lượng giáo dục, tổ chức được các hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Công tác quản lý của hiệu trưởng trường THCS trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. a) Hoạt động QL của HT nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học Hiệu trưởng là thủ trưởng trường học, có thẩm quyền cao nhất về hành chính chuyên môn. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, HT phải có kế hoạch tác nghiệp (cho quý, tháng, tuần,.) cụ thể hoá các hoạt động để đạt được các mục tiêu đề ra. Đặc biệt là đối với kế hoạch phòng chống tình trạng học sinh bỏ học phải cập nhật thường xuyên, phải sơ kết hàng tháng theo báo cáo của GVCN, giáo viên bộ môn và các bộ phận đoàn thể trong trường, để kịp thời ngăn chặn, đối với những trường hợp đặc biệt phải đề xuất, tham mưu với chính quyền địa phương xem xét, hỗ trợ giúp học sinh được tiếp tục đi học. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học là chỉ đạo quan trọng góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, bao gồm:. + Chỉ đạo hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên; nâng cao nhận thức của tập thể về mối quan hệ đúng đắn giữa dạy và học, bản chất của phương pháp dạy học: lấy người học làm trung tâm, thay đổi cách nhìn về vị trí của người dạy và người học. Quá trình giảng dạy, giáo dục ở nhà trường được thực hiện tốt là nhờ hoạt động tự giác hướng đích của giáo viên. Chính vì thế, trong quá trình chỉ đạo, người HT phải làm sao cho đội ngũ đạt được bốn yêu cầu: đủ về số lượng; mạnh về chất lượng; đồng bộ về cơ cấu; đồng thời về lý tưởng hành động. Chỉ có sự đồng thuận trong tập thể sư phạm nhà trường mới thúc đẩy được nhà trường tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc;. mỗi giáo viên mới xứng đáng là tấm gương sáng về đạo đức tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo, mới có thể cung cấp cho học sinh một học vấn sâu rộng, một tình cảm trong sáng, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai, phù hợp với yêu cầu của sự phát triển KT-XH trong thời kỳ hội nhập. Khi các em có được niềm tin vào cuộc sống, các em sẽ sống tốt hơn, cố gắng học giỏi hơn, rèn luyện đạo đức tốt hơn; như vậy sẽ giảm đi học sinh yếu, học sinh hư, góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. + Muốn chỉ đạo thành công hoạt động giảng dạy, giáo dục, người HT phải theo dừi và giỏm sỏt việc phõn cụng chuyờn mụn một cỏch hợp lý. Thường xuyên động viên khích lệ giáo viên trong hoạt động giảng dạy và. giáo dục đạo đức học sinh; tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.. Đồng thời cũng phải quản lý chặt chẽ hoạt động học tập của học sinh; học sinh là khách thể của hoạt động dạy nhưng lại là chủ thể của hoạt động học; do đó, QL hoạt động học tập của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng QL quá trình dạy học của HT. Bên cạnh đó, HT phải chú trọng đến việc xây dựng nề nếp học tập cho học sinh, chỉ đạo hoạt động nâng kém, xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với trình độ của từng đối tượng học sinh. Tăng cường phối hợp các lực lượng giáo dục, đặc biệt là lực lượng GVCN, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, gia đình học sinh nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém, tăng cường sức mạnh tổng hợp khắc phục tình trạng bỏ học. + Giám sát thường xuyên điều kiện CSVC phục vụ cho việc dạy và học bằng cách chỉ đạo thực hiện mục tiêu đã xác định như: mục tiêu căn cứ vào chỉ thị, nhiệm vụ năm học của cấp trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn trong và ngoài nhà trường; mục tiêu phấn đầu về chuyên môn của từng tổ, cá nhân;. mục tiêu xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học. Xây dựng thư viện nhà trường đảm bảo: tủ sách công cụ, sách tham khảo cho giáo viên; chú trọng xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Huy động cộng đồng hỗ trợ xây dựng CSVC, tạo cảnh quan sư phạm tốt nhằm thu hút học sinh. + Trong quản lý trường học, HT đồng thời vừa là nhà thiết kế, đồng thời vừa là nhà thi công, nên tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch là lúc đòi hỏi người HT kết hợp được tính kế hoạch và tính nghệ thuật của QL cùng những kinh nghiệm của bản thân; đặc biệt trong chỉ đạo thực hiện kế hoạch phòng chống học sinh bỏ học, HT phải là người nhạy bén trong thu thập và xử lý thông tin; dân chủ trong quá trình quản lý giáo viên, học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng tự quản, tự giác, tự nghiên cứu và tự học. Phối hợp chặt chẽ với mọi lực lượng giáo dục trong tất cả các hoạt động để tạo được sức mạnh. tổng hợp trong việc kịp thời phát hiện, ngăn chặn, giúp đỡ học sinh có nguy cơ bỏ học. HT phải thường xuyên kiểm tra - đánh giá việc thực hiện kế hoạch, xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sai lệch, xem xét những gì chưa đạt được ở mức độ thấp cùng những nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, để điều chỉnh cho kịp thời, phù hợp. Kiểm tra chẳng những giúp cho việc đánh giá thực chất trạng thái đạt được của nhà trường khi kết thúc một kỳ kế hoạch mà còn có tác dụng cho việc chuẩn bị tích cực. Việc kiểm tra nếu được thực hiện tốt, được đánh giá một cách chính xác và sâu sắc sẽ giúp cho người lãnh đạo thấy được những gì còn tồn tại, thấy được những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần giải quyết. Đối với vấn đề học sinh bỏ học, nếu HT kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ xác định được chính xác số lượng học sinh bỏ học, địa bàn cư trú của học sinh bỏ học và đặc biệt là nguyên nhân chính dẫn đến việc bỏ học; qua đó sẽ có biện pháp giải quyết cho từng trường hợp cụ thể. b) Phương pháp quản lý của hiệu trưởng - Phương pháp hành chính - tổ chức.

Tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh

Trước năm 1998 huyện Càng Long có 09 xã: xã Mỹ Cẩm và Thị Trấn Càng Long là Xã Mỹ Cẩm chia làm hai, An Trường và An Trường A vốn là xã An Trường, Tân An và Tân Bình vốn là xã Tân An, Nhị Long và Nhị Long Phú vốn là xã Nhị Long, Đại phước và Đại Phúc vốn là xã Đại Phước. Chính vì thế, việc giải quyết những tồn tại yếu kém về kinh tế- xã hội của địa phương sẽ được đảng bộ và nhân dân Càng long cùng các ban ngành đoàn thể nhanh chóng tìm cách vượt qua trên cơ sở phát huy những truyền thống tốt đẹp sẵn có, trong đó đặc biệt chú trọng đến vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục.