MỤC LỤC
+/ Bố trí thí nghiệm: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển của cà phê kinh doanh trong điều kiện có và không có che bóng. Một nửa diện tích không trồng cây che bóng, nửa còn lại cứ 2 hàng cà phê thì trồng xen 1 hàng keo dậu làm cây che bóng, khoảng cách trồng là 6 x 9m. - Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cà phê: Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến tình hình phát triển của số đốt trên cành cà phê, tỷ lệ đậu và rụng quả trong điều kiện có che bóng và không che bóng.
Thu thập số liệu, thông tin về khí hậu thời tiết, đất đai, các kết quả nghiên cứu liên quan ở chính quyền địa phương sở tại, tiến hành phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, ảnh hưởng của cây che bóng và phân khoáng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cà phê vối. Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn nhanh nông thôn PRA (Participatory Rural Appraisal) kết hợp phương pháp điều tra điểm (case study) để nghiên cứu hệ thống cây trồng. Việc thu thập các số liệu có liên quan được thực hiện trực tiếp trên đồng ruộng ở 2 loại hình có và không có cây che bóng, kết hợp với việc phân tích ẩm độ đất, chế biến, kiểm tra chất lượng quả hạt.
- Vườn cà phê có cây che bóng là cây muồng đen (Cassia siamea) và cây keo dậu(Leucaena leucocephala sp.) phải đảm bảo mật độ đồng nhất trên vườn và tương đối giống nhau ở các vườn điều tra, độ tàn che khoảng 20-30 %. Điều tra ngẫu nhiên 100 vườn không có che bóng và có che bóng (cây keo dậu hoặc cây muồng đen) để lấy mẫu quan trắc, 50 vườn tại TP Buôn Ma Thuột và 50 vườn tại Huyện Krông Pach. Diễn biến tiểu khí hậu trong vườn cây: đo nhiệt độ, ẩm độ không khí ở các công thức có và không có cây che bóng bằng máy đo tự động loại Micro Log.
Mặc dù được những kết quả to lớn như vậy nhưng nông dân trồng cà phê đã phải trả một cái giá rất đắt không thể tính hết được hậu quả của nó là diện tích rừng ngày một cạn kiệt thậm chí còn rất ít đã dẫn đến sự biến động rừ rệt của khớ hậu thời tiết theo chiều hướng bất lợi với mụi trường tự nhiờn và xã hội. Đất ngày càng bị xói mòn, rửa trôi, hạn hán, lũ quét lụt lội liên tục xảy ra, biên độ nhiệt ngày đêm rất lớn >15oC ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, mực nước ngầm ngày càng xuống thấp và cạn kiệt, người dân tại Thành Phố Buôn Ma Thuột có những lúc phải mua nước tiêu dùng tính bằng lít ở những khu vực ngoại thành do không có nước tiêu dùng vào những năm 2001-2003. Thời điểm này cũng là lúc khủng hoảng cho ngành trồng cà phê, gần một nửa diện tích cà phê ở DakLak thiếu nước tưới nhất là những vùng trồng thuần không có cây che bóng, giá cà phê lại thấp nhất chưa từng có (3.900đ/kg cà phê nhân) dẫn đến hậu quả gần 15 ngàn ha cà phê phải chặt bỏ và hơn 20 ngàn ha ở trong tình trạng bấp bênh do thiếu nước đã làm tác động.
Các biện pháp, chủ trương của nhà nước khuyến cáo nông dân chỉ trồng cà phê trên những nền đất phù hợp và đầy đủ nước tưới, đồng thời khuyến cáo trồng cây chắn gió, cây che bóng hạn chế tình trạng lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học và thuốc BVTV gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái và thực phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm tiêu dùng và xuất khẩu. Mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 4 năm sau mặc dù là điều kiện thuận lợi cho cà phê ngừng sinh trưởng để phân hóa mầm hoa, đậu quả và trái phát triển, tuy nhiên với lượng mưa phân bố trong 5-6 tháng chỉ 10-20% lượng mưa cả năm đã làm cho mùa khô ở DakLak hết sức gay go và đã là vấn đề được đặt lên hàng đầu mà các nhà đầu tư trồng cà phê hết sức quan tâm, điều này cũng được thể hiện rất rừ qua bảng 4.1 và 4.2 bảng theo dừi khớ tượng ở khu vực Thành Phố Buôn Ma Thuột và Huyện Krông Pach. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-1800mm thích hợp cho cà phê sinh trưởng phát triển cùng với vài tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, tương ứng thuận lợi với thời gian cây ngừng sinh trưởng để phân hóa mầm hoa, nở hoa, ra hoa tập trung và thụ phấn.
Ẩm độ trong các tháng mùa khô thấp (72-80%) kèm theo gió nhiều cùng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao đã làm tăng quá trình thoát nước của cây dẫn tới hậu quả mầm, nụ hoa bị héo, quả non bị đen và rụng, tuy nhiên đây lại là điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa thụ phấn của cà phê vối trong điều kiện chủ động tưới nước. Trước đây diện tích cà phê ở Việt Nam nói chung cũng như DakLak nói riêng hầu hết đều không trồng cây che bóng vì có tác dụng hạn chế ánh sáng, giảm cường độ quang hợp làm năng suất cây trồng không đạt mức tối đa là nguyên nhân chính khiến nông dân không trồng cây che bóng trong vườn cà phê. Ngày nay, diện tích cà phê có trồng cây che bóng và trồng xen ở DakLak đã tăng lên đáng kể, ở huyện Krông Pach diện tích cà phê có trồng cây che bóng chiếm 18%, diện tích cà phê có trồng xen cây ăn trái để che bóng chiếm 32% và diện tích cà phê không có che bóng chiếm 50%.
Như vậy, để có năng suất trung bình cao hơn 3,4 tấn/ha, ngoài việc bón một lượng phân vô cơ khá lớn, năng suất cà phê còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật khác như giống, kỹ thuật bón phân, tưới nước, kỹ thuật tạo hình và lượng phân hữu cơ sử dụng trong năm. Đối với độ ẩm không khí tại vườn thí nghiệm, vườn cây được che bóng luôn có độ ẩm cao hơn so với vườn cây trồng thuần, càng về cuối ngày độ ẩm giữa 2 vườn có chiều hướng chênh lệch nhiều hơn được thể hiện qua đường biển diễn ẩm độ giữa 2 vườn có chiều hướng xa nhau hơn. Ở Tây Nguyên tháng 3 và tháng 4 thường nhiệt độ ở mức cao nhất có lúc tới (39oC) và ẩm độ không khí lúc này cũng vào mức thấp nhất (54%) đồng thời trong thời gian này gió nhiều (có lúc lên đến 4,6m/s) làm cho sự thoát hơi nước ở trong cây cũng như trong đất rất mạnh, những nơi không kịp tưới nước bổ sung kịp thời cho cây tạo nên hiện tượng lá héo sinh lý, để lâu có thể teo quả và rụng lá và trái non dẫn đến mất năng suất sau này.
Quan trắc ẩm độ không khí qua các lần tưới của thí nghiệm trong điều kiện có và không có che bóng, ẩm độ không khí trên 2 vườn thí nghiệm sau 1 ngày tưới chênh lệch rất ít (86,5% ở vườn che bóng và 86% ở vườn không che bóng) so với thời điểm trước tưới 1 ngày (78% ở vườn che bóng và 72%. So sánh kết quả phân tích mẫu đất tại địa điểm thí nghiệm và các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Nghị [26], Vũ Cao Thái [33] và Nguyễn Tri Chiêm [8], [9], [37] thì lý hóa tính tại địa điểm nghiên cứu rất thích hợp cho cà phê sinh trưởng và phát triển. Ở vườn có che bóng, bón phân không những cung cấp dinh dưỡng cho cà phê mà bước đầu lượng tàn dư hữu cơ từ cây che bóng đã góp phần cải thiện lý, hóa tính đất làm cho độ phì đất ngày càng tăng lên và cũng là nguồn dinh dưỡng dự trữ sau này cho cây trồng.
Trên mỗi ô chúng tôi chọn 3 cây cố định từ lúc bắt đầu thí nghiệm để theo dừi cỏc chỉ tiờu tốc độ tăng trưởng đốt và tỷ lệ rụng quả, tổng số cõy để theo dừi là 72 cõy, trong đú 36 cõy ở mụ hỡnh cú che búng và 36 cõy ở mụ hỡnh không che bóng. Theo kết quả nghiên cứu về sự rụng quả và tăng trưởng quả cà phê vối của Trịnh Đức Minh - Viện Nghiên Cứu Cà phê [29], quả rụng nhiều nhất vào mùa mưa trong giai đoạn tháng 6 và tháng 7 tương ứng với thời kỳ quả tăng mạnh về thể tích và khối lượng tươi, khoang chứa hạt đã phát triển hoàn chỉnh và bước vào tích lũy để hình thành hạt trong. Qua bảng 4.16 cho thấy tỷ lệ tươi nhân, P100 hạt và tỷ lệ hạt trên sàng 16 giữa cỏc cụng thức bún phõn chưa theo chiều hướng nào rừ rệt, tuy nhiờn cỏc chỉ tiêu ở các công thức bón phân trong điều kiện có che bóng có phần thấp hơn so với điều kiện không che bóng, đồng thời tỷ lệ tươi/ nhân ở điều kiện có che bóng (TB 4,4) cao hơn ở điều kiện không che bóng (TB 4,2) điều này cũng góp phần làm cho năng suất của vườn có che bóng thấp hơn năng suất vườn không che bóng.