Thực trạng và giải pháp thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

MỤC LỤC

Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Quy trình thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

• Đánh giá tính hợp lý của dự án: được biểu hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án, tính phù hợp của dự án với các chương trình phát triển. • Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên hai phương diện đó là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Thẩm định dự án có ý nghĩa rất lớn, giúp bảo vệ các dự án lớn tốt khỏi bị bác bỏ, ngăn chặn những dự án phi hiệu quả, góp phần đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Cụ thể là, thẩm định dự án giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung của ngành, vùng, lãnh thổ và của cả nước trên các mặt, mục tiêu, quy mô, quy hoạch. Xác định được hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực xã hội của dự án; những cái lợi, cái hại của dự án trên các mặt khi đi vào hoạt động, từ đó có biện pháp khai thác các khía cạnh có lợi và hạn chế các mặt có hại…. • Cán bộ thẩm định phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, tính pháp nhân của chủ đầu tư, đánh giá tính phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với sự tác động đến phát triển kinh tế- xã hội.

• Thành lập các tổ, nhóm chuyên gia, hoặc hội đồng thẩm định (với các dự án lớn) nhằm xem xét đóng góp của dự án đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển; đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội mà dự án đem lại, đồng thời đánh giá tính hợp lý của dự án theo các quy chuẩn, chỉ tiêu về công nghệ kĩ thuật, môi trường. • Cơ quan thẩm định tổng hợp, đánh giá ý kiến thẩm tra, trình báo cáo, kiến nghị cho các cơ quan quản lý, đồng thời đề nghị cơ quan quản lý cấp hoặc không cấp giấy phép đầu tư cho dự án.

Cơ sở phân tích và nội dung thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chính vì điểm khác nhau căn bản của phân tích kinh tế so với phân tích tài chính nêu trên, nên đối tượng quan tâm tới phân tích kinh tế thường là: Chính phủ, chính quyền địa phương nơi đặt dự án, các cơ quan quản lý nhà nước; đôi khi các tổ chức tín dụng và chủ đầu tư cũng quan tâm tới kết quả phân tích kinh tế của dự án. Giá kinh tế được xác định trên cơ sở giá tài chính, thông qua hệ số điều chỉnh để xét đến những biến dạng của thị trường do sự can thiệp của chính sách: Thuế, mậu dịch, giá trần, giá sàn, quota, trợ giá, trợ cấp;…. Nguyên tắc tính toán: Thay vì dựa hoàn toàn vào các nguyên lý kế toán để phân tích lợi ích - chi phí như trong phân tích tài chính, phân tích kinh tế còn đòi hỏi sử dụng kỹ thuật tính toán kinh tế (chủ yếu là kiến thức cơ bản về kinh tế vĩ mô), phương pháp phân tích dòng tiền, chiết khấu để bổ sung vào khung kế toán.

Vì thẩm định dự án là việc cơ quan thẩm định kiểm tra mức độ phù hợp của thiết kế dự án với các mục tiêu kinh tế - xã hội nên về cơ bản, người làm công tác thẩm định sẽ phải rà soát lại tất cả các khía cạnh mà chủ đầu tư đã đề cập trong thiết kế dự án. Tuy nhiên, với tư cách là người đề xuất quyết định có cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hay không, cơ quan thẩm định sẽ phải đánh giá giá trị thực sự mà dự án mang lại cho xã hội, chứ không phải trên quan điểm chủ đầu tư. Do đó, trên giác độ quản lý vĩ mô cơ quan thẩm định phải xem xét, đánh giá việc thực hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội; có nghĩa là phải xem xét những lợi ích kinh tế - xã hội do thực hiện dự án đem lại.

Để xác định các chi phí, lợi ích đầy đủ của các dự án đầu tư, cần phải sử dụng các báo cáo tài chính, thêm bớt các hạng mục chi phí và lợi ích kinh tế, tính lại các giá đầu vào và đầu ra theo giá xã hội ( giá bóng). Không thể sử dụng giá thị trường để tính thu chi và lợi ích kinh tế - xã hội vì giá thị trường không phản ánh đúng chi phí xã hội thực tế, nó chịu sự chi phối của các chính sách tài chính, kinh tế, hành chính của nhà nước, các ảnh hưởng ngoại ứng và thất bại của thị trường. • Giá trị hiện tại ròng kinh tế (ENPV – Economic Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng kinh tế là tổng lãi ròng kinh tế của cả đời dự án được qui đổi về năm đầu tiên theo tỷ lệ chiết khấu kinh tế cho trước.

Tỷ số lợi ích/ Chi phí kinh tế (EBCR – Economic Benefit Cost Rate) là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của lợi ích kinh tế thu được với giá trị hiện tại của chi phí kinh tế bỏ ra theo tỷ lệ chiết khấu kinh tế nhất định.

ENPV ENPV 1 1 E2 NPV E1 2 )

Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đó là: Phân cấp thẩm định và ra quyết định đầu tư; các ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư ; các định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội theo lãnh thổ; các quy định trong việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên phương pháp chung để thẩm định là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực đã được quy định bởi pháp luật và các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật thích hợp hoặc thông lệ (quốc tế, trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phần lớn mang tính chất định tính. Đối với bên Việt Nam cần tìm hiều các thông tin đầy đủ về các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam tham gia liên doanh như tư cách pháp lý, ngành nghề định kinh doanh, khả năng tài chính trong tham gia liên doanh…Đối với bên nước ngoài, các thông tin không thể thiếu được là tư cách pháp lý, năng lực tài chính, lịch sử phát triển, uy tín, vị thế của đối tác trong kinh doanh, đạo đức doanh nghiệp, công nghệ áp dụng vào Việt Nam…Ngoài ra cũng cần có những thông tin chính xác liên quan đến các chính sách mới, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế.

Vì vậy bên cạnh việc phối hợp giữa các cơ quan, công ty để thu được những thông tin từ nhiều nguồn và nhiều chiều; vấn đề xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng và từng bước nâng cao chất lượng của hoạt động này. Xây dựng được một quy trình thẩm định phù hợp sẽ đảm bảo được các yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý ngành và phối hợp các ngành, các địa phương trong việc đánh giá, thẩm định và xử lý những vấn đề tồn tại của dự án; đồng thời đảm bảo tính khách quan trong việc thẩm định các dự án, cho phép phân tích đánh giá sâu. Để công tác thẩm định đạt kết quả cao đòi hỏi người cán bộ thẩm định phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa năng lực sẵn có của bản thân, trình độ chuyên môn và những kinh nghiệm từ thực tế, đặc biệt phải thực sự có tinh thần trách nhiệm, biết đặt lợi ích của công việc lên hàng đầu trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình để đưa ra những kết luận khách quan về dự án, làm cơ sở đúng đắn cho việc ra quyết định đầu tư.

Để thẩm định đánh giá tính khả thi của dự án, vấn đề quan trọng và cần thiết là việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mặc dù trong thẩm định đánh giá dự án cũng có những vấn đề được phân tích lựa chọn trên cơ sở định tính. Để có cơ sở đánh giá dự án thì việc nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn hoặc chỉ tiêu hướng dẫn là rất cần thiết, trước hết là các chỉ tiêu về kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án như: tỷ lệ chiết khấu áp dụng cho từng loại dự án, lượng hoá các luồng lợi ích - chi phí, chuyển đổi giá kinh tế của các hạng mục, … Đây là những điểm cần phải được đặc biệt chú ý đối với các cơ quan thẩm định dự án.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN FDI VÀO VIỆT NAM