MỤC LỤC
+ Là cơ quan quyền lực cao nhất; có trách nhiệm phê chuẩn và ban hành hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư, quyết định đường lối chiến lược và các chủ trương đầu tư. + Chức năng thực hiện các cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển của ngành mình; hướng dẫn cụ thể việc thực hiện dự án đầu tư thuộc ngành mình; có quyền kiến nghị; đình chỉ những hoạt động đầu tư thuộc ngành mình nhưng trái với quy định của Nhà nước.
Trong những năm trở lại đây, cơ cấu đầu tư vùng lãnh thổ có nhiều cải thiện, tỷ trọng vốn đầu tư của vùng miền núi, vùng khó khăn tăng hơn so với thời kỳ 1996-2000.
Vì vậy, tháng 6/1996 Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình đầu tư công cộng” 5 năm từ 1996-2000, đánh dấu một bước chuyển biến đáng kể trong kế hoạch hoá đầu tư XDCB theo hướng có mục tiêu, có lựa chọn thứ tự ưu tiên nhằm thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra. Đối với cỏc dự ỏn được đưa vào danh mục của chương trình không có khả năng thu hồi vốn sẽ được cấp phát vốn không hoàn lại, một số có khả năng thu hồi một phần vốn được hỗ trợ một phần và đối với loại có khả năng thu hồi vốn hoàn toàn được Nhà nước đầu tư dưới hình thức tín dụng Nhà nước.
Một số vụ việc như vụ tiêu cực trong ngành dầu khí về quản lý đầu sư xây dựng cơ bản và kinh doanh dịch vụ đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng nghìn tỷ đồng, vụ tiêu cực trong ngành Điện lực về việc thay điện kế điện tử kém chất lượng ở Công ty điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; vụ tiêu cực của một số cán bộ trong ngành viễn thông liên quan đến việc khai khống giá mua thiết bị cho một số dự án SEAGAMES 22 cao gấp nhiều lần so với thực tế; những vụ việc “rút ruột công trình” một số công trình xây dựng cơ bản ở nhiều nơi trong cả nước, đã và đang được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật, nhưng những vụ việc tiêu cực đó đã. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách ước thực hiện khoảng 74 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với kế hoạch đầu năm, bằng 23,1% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn tín dụng đầu tư ước thực hiện khoảng 30 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8% so với kế hoạch, chiếm 9,4% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước ước thực hiện 50 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước thực hiện 105 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với kế hoạch đầu năm, chiếm khoảng 32,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện bằng kế hoạch đầu năm 47 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn huy động khác ước thực hiện khoảng 14 nghìn tỷ đồng, bằng 93,3% kế hoạch đầu năm, chiếm 4,4% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Hầu hết các cuộc thanh tra, kiểm tra đều đã phát hiện những vấn đề còn chưa hợp lý trong cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng; nhiều sai phạm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, đặc biệt là công tác đấu thầu và sau đấu thầu (thực hiện hợp đồng); kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục tồn tại, sai phạm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng. Hầu hết các công trình đầu tư đã quá chú trọng vào đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý đúng mức đến năng lực canh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn đến việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công nghiệp sản xuất vật liệu, công.
+ Trong một số trường hợp, mặc dù phát hiện quy hoạch không đúng, không phù hợp, không gắn kết giữa quy hoạch vùng, ngành, lãnh thổ, nhất là trong các quy hoạch chi tiết, đầu tư không đúng quy hoạch, nhưng do thiếu kiên quyết hoặc do chưa có khuôn khổ pháp lý về quản lý nhà nước đối với quy hoạch, thiếu các chế tài cụ thể nên lúng túng khi đề xuất với Thủ tướng Chính phủ cách giải quyết cho thoả đáng; có trường hợp đầu tư chưa đúng hoặc chưa có quy hoạch, nhưng Bộ chưa đề xuất giải pháp ngăn chặn kịp thời (ví dụ với mía. đường); có trường hợp quy hoạch còn mang tính cục bộ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chưa đề xuất biện pháp xử lý kịp thời và có hiệu quả. + Ngoài ra, các thông tin về tình hình xây dựng, thẩm định dự án, nhất là thông tin thực hiện dự án của các Bộ, Ngành, địa phương gửi về Bộ Kế hoạch và đầu tư còn rất hạn chế và thường bị chậm, nhiều đơn vị chưa quan tâm và chưa chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo (ngay cả báo cáo tình hình thực hiện các dự án thuộc nhóm A); những vấn đề trên đã gây không ít khó khăn trong quá trình theo dừi và giỏm sỏt việc thực hiện cỏc dự ỏn đầu tư xõy dựng cơ bản ở phạm vi toàn quốc, nhưng đến nay vẫn chưa đề xuất được giải pháp xử lý có hiệu quả.
Vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển phải được các cơ quan dân cử bàn, quyết định, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và thực hiện các chương trình quốc gia, đặc biệt là chương trình hỗ trợ cho sự phát triển các vùng có nhiều khó khăn cần có quy định cụ thể những loại dự án đầu tư cần trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp xét duyệt chủ trương đầu tư theo một quy trình chặt chẽ. Nhanh chóng bổ sung quy chế đấu thầu, chuẩn bị trình pháp lệnh đấu thầu mua sắm tài sản công, ban hành quy chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và sẽ cùng với các cơ quan của Quốc hội xây dựng quy chế đảm bảo cho các cơ quan dân cử và nhân dân giám sát công trình đầu tư của nhà nước một cách thiết thực, có hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, rút ruột công trình.
Rà soát, chấn chỉnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, nhất là sử dụng đất ven đô thị, ven đường giao thông, đất khu công nghiệp, nhanh chóng khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”. Đây là những vấn đề rất cơ bản bảo đảm cho công tác quy hoạch thật sự là căn cứ đúng đắn, hợp lý cho hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách nhà nước có hiệu quả, hạn chế được các hiện tượng dàn trải, chồng chéo, dở dang trong đầu tư.
Thứ ba: Đối với nợ xây dựng cơ bản của địa phương, phải phân loại nợ (làm rừ những nợ xõy dựng cơ bản nào cú lý do chớnh đỏng, hợp lý và là đối tượng được ngân sách nhà nước đầu tư, đối tượng nào thuộc diện phải vay để. đầu tư, đối tượng nào không đúng thủ tục quy định, sai quy chế quản lý đầu tư xây dựng..). - Kiên quyết thực hiện nguyên tắc mà Chính phủ đề ra trong báo cáo của Chính phủ trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI ngày 25-10-2004 “từ nay về sau, những tập thể, cá nhân để xẩy ra tình trạng nợ đọng phải có trách nhiệm bố trí nguồn vốn để trả nợ”.
Các Bộ, Ngành, địa phương cần rà soát và xây dựng chương trình đầu tư bằng vốn ngân sách cho thật hiệu quả, đúng đối tượng; vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng ưu đãi sẽ tập trung hỗ trợ cho chương trình giống cây con, cho việc đổi mới và áp dụng các công nghệ hiện đại vào chuyển dịch cơ cấu sản xuất; ưu tiên cân đối vốn cho các cơ sở hạ tầng cần thiết thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng vùng, từng ngành. Ba là: Đối với các Bộ, Ngành và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố; theo sự phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng hiện hành, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng quản lý ngành trong lĩnh vực đầu tư phát triển; chịu trách nhiệm về quy hoạch, về chủ trương đầu tư; phân cấp cho các cơ sở trong Bộ, trong ngành, trong tỉnh, thành phố quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn của Nhà nước.
Bốn là: Thường xuyên và công khai báo cáo về quá trình thực hiện đầu tư trong tất cả các giai đoạn, ở tất cả các ngành, các cấp để nhân dân, các cơ quan dân cử, các tổ chức chính trị xã hội có điều kiện giám sát, kiểm tra chéo, để xử lý kịp thời và đúng mức theo pháp luật các sai phạm và biểu dương thích đáng các gương tốt trong việc thực thi nhiệm vụ đầu tư ở các ngành, các cấp. Những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, thực hiện dịch vụ công cần có sự công khai cho dân biết, thực hiện dân kiểm tra tính cần thiết, khả thi của dự án, của vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Nhà thầu có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật, lao động phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình dự án sẽ tạo điều kiện cho tiến độ thi công thực hiện dự án tiến hành được liên tục, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu của Nhà nước đã ban hành, các Bộ tuỳ theo tình hình cụ thể cần ra các văn bản hướng dẫn thực hiện cho phù hợp (như quy định về cơ quan được uỷ quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu thay cho người có thẩm quyền, quy trình thực hiện đấu thầu, báo cáo đánh giá, biểu mẫu..).