MỤC LỤC
Ngoài ra, quy trỡnh cho vay sẽ giỳp phõn định rừ trỏch nhiệm của từng thành viờn trong mỗi tổ chức, tạo điều kiện cho từng CBTD nhận thức đúng vai trò, vị trí, công việc của mình; giúp Ngân hàng thiết lập các thủ tục hành chính, thiết kế các thủ tục cho vay phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như thích ứng với từng nhóm KH, từng loại cho vay của Ngân hàng, không gây phiền hà cho KH mà vẫn đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh tín dụng. Mặt khác, quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát quá trình cấp tín dụng, từ đó điều chỉnh chính sách cho vay phù hợp với thực tế, loại bỏ những quy định bất hợp lý nhằm tạo ra những thay đổi tích cực góp phần phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK PHềNG GIAO.
Đánh giá về nhân sự tại phòng: Về năng lực quản lý, lãnh đạo: Khá; Về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp: Tốt.
- Cơ cấu nguồn vốn lãi suất thấp chiếm tỷ trọng nhỏ, lý do các doanh nghiệp hiện tại đang quan hệ tín dụng với phòng thuộc quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính không lớn, tiền kết dư trên tài khoản TG thanh toán thấp. - Huy động vốn đầu người qua các năm chưa cao, chưa ổn định là do nguồn tiền gửi chủ yếu từ tiết kiệm dân cư, tiền gửi các tổ chứa không ổn định nếu có chủ yếu phục vụ cho mục đích kinh doanh.
CBTD có thể thu thập thông tin về PASXKD/DAĐT thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm: giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của PASXKD/DAĐT; tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của PASXKD/DAĐT để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra; tìm hiểu từ các phương tiện đại chúng (báo, đài, mạng máy tính…); từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý DN… Ngoài ra, nguồn thông tin có thể đến từ các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề hay từ các PASXKD/DAĐT cùng loại. Việc phân tích ngành sẽ giúp cho các CBTD trả lời được câu hỏi “Liệu ngành nghề DN đang theo đuổi có thể phát triển trong tương lai hay không?”, tức là nhận biết được tiềm năng, định hướng phát triển và rủi ro tiềm ẩn của từng lĩnh vực, ngành nghề của KH là DN đang kinh doanh, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm dịch vụ thay thế; thậm chí với những CBTD có kinh nghiệm sẽ có thể tư vấn cho KH về sự phát triển ngành, nghề đó.
Việc xử lý nợ có thể là bán TSĐB hoặc trích lập dự phòng rủi ro. Từ đó tác giả đã dần nắm bắt được những vấn đề nảy sinh trong quá trình thẩm định tín dụng và cách giải quyết tháo gỡ vấn đề của các CBTD.
Với trường hợp của Công ty A, ngoài việc đi thực tế ở trụ sở chính, các CBTD còn đi khảo sát ở các cửa hàng phân phối của A trong địa bàn Hà Nội như cửa hàng phân phối độc quyền sản phẩm thời trang A tại siêu thị Tràng Tiền Plaza và Vincom để xem xét tình hình kinh doanh tại hai cửa hàng này. Khi khảo sát tại trụ sở của Công ty, CBTD cũng nhận thấy sự khó khăn trong việc đi lại, công tác của các cán bộ công nhân viên khi không đủ phương tiện vận chuyển.
Kết quả cho thấy công ty đang trong giai đoạn làm ăn hiệu quả, sản phẩm bán chạy. Do đó, việc xin vay để mua sắm thêm phương tiện vận chuyển phục vụ cho công việc chung của Công ty là hoàn toàn hợp lý và chính đáng.
Tùy từng món vay, từng đối tượng KH mà PGD sẽ có những phương pháp thẩm định khả năng tài chính khác nhau, nhưng tựu chung phải tuân theo từng bước trong quy trình tín dụng như đã đề cập ở mục 2.2.6.2 của chương này. Từ ví dụ thực tế của Công ty B, tác giả đã có dịp được tiếp cận với phương pháp thẩm định tài chính của các CBTD PGD Phương Mai.
Ngoài ra, nội bộ PGD do quy mô còn nhỏ nên vẫn còn thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên thu thập và xử lý thông tin tín dụng, các nguồn thông tin chưa được khai thác triệt để, dẫn đến kết quả phân tích tín dụng không chính xác, chẳng hạn như nguồn số liệu thu thập được để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ hoặc mang tính chủ quan làm tăng khả năng đánh giá sai lệch về tình hình kinh doanh của DN đến vay vốn và tính hiệu quả của PASXKD/DAĐT. Những DN này thường vấp phải những hạn chế như khả năng tài chính chưa đủ mạnh, không chứng minh được khả năng trả nợ, DN đưa ra phương án vay vốn không hiệu quả; trình độ hiểu biết về pháp luật chưa vững vàng nên gặp nhiều khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ xin vay… Mặc dù Agribank đã cố gắng tạo điều kiện để hỗ trợ những DN mới thành lập tiếp cận được vốn vay, nhưng do chính bản thân các DN này chưa thực sự nỗ lực khắc phục khó khăn, có tâm lý ỷ lại vào những ưu đãi từ Nhà nước và các Ngân hàng.
Ngoài ra, mục tiêu của PGD trong thời gian sắp tới là từng bước tạo lập nền tảng vững chắc từ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, nhân lực và mạng lưới, hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh; tập trung đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ; rà soát, bổ sung quy chế điều hành ở PGD, vừa đảm bảo thực hiện đỳng quy trỡnh tỏc nghiệp, vừa xỏc định rừ cụng việc và trỏch nhiệm của mỗi cỏn bộ, nhân viên. Không chỉ dừng lại ở đó, PGD còn phấn đấu đổi mới mạnh mẽ công nghệ ngân hàng, đa dạng hóa đối tượng khách hàng cũng như các sản phẩm tín dụng tiện ích, hiện đại, đồng thời giảm thiểu các thủ tục hành chính nhằm đem lại sự thuận tiện cho khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh, cố gắng hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng, cụ thể: định hướng phát triển của Agribank PGD Phương Mai là phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25 đến 28%/năm, tổng dư nợ từ 20 đến 25%/năm, trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45% tổng dư nợ; nợ quá hạn dưới 2% tổng dư nợ; lợi nhuận tăng 15%.
Trở lại với bảng chấm điểm quy mô doanh nghiệp trên, tác giả thấy Agribank cần cân nhắc lại 1 số điểm: (1) dựa trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam có quy mô nhỏ, số lượng lao động ít, chỉ vài người đến vài chục người, doanh thu hàng năm chỉ từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng, nên để đánh giá quy mô của doanh nghiệp, nên hạ các tiêu chí xuống, ví dụ như doanh nghiệp có vốn từ 20 tỷ trở lên; vốn từ 10 đến 20 tỷ; từ 5 đến 10 tỷ; từ 1 đến 5 tỷ và dưới 1 tỷ; Cũng như vậy về số lượng lao động trong doanh nghiệp, với đa phần là các doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất kinh doanh thì số lượng lao động chỉ từ vài đến vài chục người. Chấm điểm tín dụng doanh nghiệp được đánh giá trên 2 mảng là các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính, trong đó các chỉ tiêu phi tài chính luôn được đánh giá quan trọng hơn, điều đó thể hiện ở trọng số khi tính điểm cuối cùng: Tổng điểm của chỉ tiêu tài chính là 100 điểm, chỉ tiêu phi tài chính là 100 điểm, khi tính điểm cuối cùng, thang điểm là 100 thì trọng số của chỉ tiêu phi tài chính luôn lớn hơn rất nhiều, tỷ trọng phi tài chính/tài chính từ 75%/25% - 55%/45%. Muốn được như vậy, DN cần nghiên cứu kỹ về PAKD của mình trước khi đem trình duyệt cho PGD, chẳng hạn như điều tra thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, môi trường đầu tư, nhu cầu vốn, tính toán các chỉ tiêu tài chính, đánh giá rủi ro… Ngoài ra, DN có thể tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia để có được vốn hiểu biết nhất định trong lĩnh vực mình muốn kinh doanh hay đầu tư, trên cơ sở đó sẽ tiến hành lựa chọn và thiết kế dự án kinh doanh phù hợp.