Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4: Những nhân tố ảnh hưởng

MỤC LỤC

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp

Chi phí hao mòn doanh nghiệp: Việc sử dụng nợ có thể làm giảm, hoặc không tạo ra giá trị gia tăng cao trong tương lai cho doanh nghiệp, do doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, sẽ không chủ động nắm bắt được cơ hội đầu tư tốt mang nhiều giá trị gia tăng trong tương lai, hay không hoặc đầu tư không thích đáng cho nghiên cứu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường,.nhằm tạo nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, khi công ty sắp phải ngừng hoạt động để trả nợ, các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ tìm cách đầu tư dưới mức, tức là họ sẽ tập trung vào đầu tư những dự án có rủi ro cao nhưng có thể đem lại lợi nhuận để có thể chia cổ tức ngay lúc này, điều này làm không làm tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai mà nguy cơ phá sản doanh nghiệp rất cao. Năng lực quản lý của lãnh đạo có tác động rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, để có thể xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp đòi hỏi các lãnh đạo phải có hiểu biết sâu sắc về các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vốn của doanh nghiệp cũng như dự đoán được sự biến động của chúng sẽ tác động đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp như thế nào.

Nếu một nhà quản lý không ưa mạo hiểm, họ sẽ chọn một cơ cấu vốn có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu thấp, còn nhà quản lý nào mạo hiểm họ sẵn sàng chọn một cơ cấu vốn có tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu cao và phần thưởng cho sự mạo hiểm này làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (EPS) tăng lên nhờ tận dụng được lợi ích của đòn bẩy tài chính. Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, ngoài ra còn một số nhân tố khác nữa cũng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, trong quá trình sử dụng mô hình kinh tế lượng nhằm lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các nhân tố này được biểu hiện ở phần nhiễu U trong mô hình.

Đồ thị 1.7. Tác dụng của đòn bẩy tài chính
Đồ thị 1.7. Tác dụng của đòn bẩy tài chính

Lý thuyết kinh tế lượng được ứng dụng để lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp

- Kinh tế lượng có thể được định nghĩa như là sự phân tích về lượng các vấn đề kinh tế hiện thời dựa trên việc vận dụng đồng thời lý thuyết và thực tế được thực hiện bằng các phương pháp suy đoán thích hợp. Mô hình này được thể hiện thông qua các hàm toán học, có thể là hàm tuyến tính (gọi là mô hình hồi quy tuyến tính, được hiểu là tuyến tính đối với các tham số, có thể là tuyến tính hoặc không tuyến tính đối với các biến), hoặc là hàm mũ, hàm logarit,..Trong phạm vi luận văn này, do hạn chế về số liệu và phần mềm kinh tế lượng nên tác giả chỉ sử dụng hàm hồi quy tuyến tính. Ý nghĩa của phương sai và độ lệch chuẩn trong phân tích số liệu kinh tế: đặc trưng này phản ánh mức độ phân tán của các giá trị của biến dao động xung quanh giá trị trung bình của nó, cũng có thể dùng đặc trưng này để phát hiện sự thuần nhất của số liệu giữa các nhóm đối tượng cần nghiên cứu khác nhau.

Đây là phương hai nhà toán học Carl Federic Guass và Laplace độc lập đưa ra, sử dụng phương pháp này kèm theo một số giả thuyết, các ước lượng thu được có độ chính xác cao, nhờ đó mà phương pháp này là phương pháp mạnh nhất và được nhiều người thích sử dụng. Nội dung của phương pháp OLS: Theo quan điểm của kinh tế lượng, sự vận động của một biến kinh tế chịu tác động của hai yếu tố: thứ nhất là yếu tố tác động một cách hệ thống tới biến kinh tế, có thể hiểu đây là biến độc lập trong mô hình kinh tế lượng; thứ hai là các yếu tố ngẫu nhiên khác có ảnh hưởng phi hệ thống đến biến độc lập, thường được gọi là yếu tố ngẫu nhiên hay sai số của mô hình.

THỰC TRẠNG CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 4 (ICON 4)

Khái quát chung về công ty đầu tư và xấy dựng số 4 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Có thể nói Công ty CP đầu tư và xây dựng số 4 đang trên đà phát triển với đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy, đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, có tinh thần trách nhiệm và hăng say làm việc, đây là một trong các tiền đề quan trọng tạo đà phát triển trong tương lai của Công ty. Ngày nay, Công ty Xây dựng số 4 phát triển ngày càng lớn mạnh với một đội ngũ cán bộ công nhân viên là 646 người trong đó trình độ đại học là 63 người, trung cấp và cao đẳng là 58 người, công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 4 trở nên là 378 người, 147 người lao động phổ thông. Hiện nay, công ty có nhiều đơn vị thành viên, các chi nhánh của công ty trên khắp cả nước như chi nhánh công ty tại miền Nam, chi nhánh công ty tại Thái Nguyên, Đà Nẵng,.Ngoài ra, công ty còn có các phòng ban chức năng giúp việc cho Ban giám đốc điều hành công việc kinh doanh, bao gồm có: phòng kinh tế thị trường, phòng kỹ thuật thi công, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức lao động, văn phòng công ty, phòng phát triển dự án, phòng cơ điện quản lý thiết bị, các ban quản lý dự án và ban bảo hộ lao động.

- Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý, sử dụng lao động, quản lý tiền lương; phối hợp với các phòng chức năng, các đơn vị để tổ chức một bộ máy với phương thức gọn nhẹ, có hiệu lực trong sản xuất kinh doanh; bồi dưỡng, đào tạo, đề bạt cán bộ và nâng lương hàng năm cho cán bộ đủ tiêu chuẩn. Công ty Xây dựng số 4 là một công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, phân tán trên nhiều vùng của đất nước nên việc tổ chức lực lượng thi công thành các xí nghiệp và chi nhánh có tổ chức hạch toán riêng như trên giúp cho công ty trong việc quản lý lao động và phân công lao động thành nhiều điểm thi công khác nhau một cách hiệu quả.

Thực trạng cơ cấu vốn của Công ty CP đầu tư và xây dựng số 4 Như ta đã biết, cơ cấu vốn của doanh nghiệp là mối tương quan giữa

Thông thường trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bằng cách này hay cách khác các doanh nghiệp đều huy động nợ, nên nguồn vốn của Công ty bao gồm có vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của Công ty, nếu hệ số này cao nghĩa là nguồn vốn của công ty được tạo thành chủ yếu là. Thời kỳ trước khi cổ phần hoá: từ năm 2004 trở về trước nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là vốn Nhà nước giao, có ba nguồn cơ bản: Vốn giao ban đầu khi Công ty mới được thành lập hoặc do Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình kinh doanh; Vốn do Công ty tự bổ sung; một bộ phận nhỏ gồm các khoản phải nộp ngân sách được giữ lại Công ty để bổ sung vốn. Qua nghiên cứu hai hệ số nợ phải trả/tổng nguồn và vốn CSH/tổng nguồn cho ta kết luận, Công ty đã biết sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của mình, thậm chí đôi khi còn lạm dụng thái quá của việc sử dụng nợ tài trợ cho các tài sản của mình, Chính vì vậy Công ty thu được khoản tiết kiệm thuế, nhưng ngược lại Công ty cũng sẽ phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn trong cơ cấu vốn của mình.

Qua bảng 2.2 có thể thấy hệ số nợ dài hạn/tổng nguồn vốn có sự biến động không đều qua các năm, thấp nhất là năm 2004 (năm 2004 Công ty đang tiến hành cổ phần hoá nên chủ trương của Công ty là giảm thiểu các khoản nợ) là trong 100 đồng vốn của Công ty chỉ có 1 đồng là vay dài hạn, con số này quá ít ỏi có thể coi là không đáng kể. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng vì Công ty đã dần dần biết sử dụng lợi ích của cơ cầu vồn (cơ cầu vốn là tỷ lệ tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu), vì từ trước đến nay, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty nói riêng không có thói quen sử dụng vốn vay dài hạn, mà chủ yếu dùng các nguồn vốn ngắn hạn như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, hay người mua trả tiền trước,. Chi phí lợi nhuận không chia: Lợi nhuận không chia là khoản còn lại của lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập nguồn vốn quĩ, nguồn vốn kinh phí và bù lỗ năm trước, vì vậy nguồn gốc hình thành nguồn vốn quĩ và nguồn vốn kinh phí của Công ty là từ lợi nhuận sau thuế, nên khi tính chi phí vốn của nguồn vốn quĩ và nguồn vốn kinh phí có bản chất như lợi nhuận không chia.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thì Công ty được đánh giá ở mức độ trung bình khá trong các công ty xây dựng hiện nay, với mức độ đó tác giả sẽ cộng 4% vào lãi suất nợ dài hạn của Công ty để tính chi phí lợi nhuận không chia.

Bảng 2. 2: Các hệ số phản ánh cơ cấu vốn của Công ty
Bảng 2. 2: Các hệ số phản ánh cơ cấu vốn của Công ty