MỤC LỤC
Lớp phủ thực bì VQG Xuân Thuỷ được phân hoá thành: Có lớp phủ thực bì là rừng ngập mặn, rừng phi lao và không có lớp phủ thực bì là hiện trạng đất trống và mặt nước. Đất mặn không thoáng khí, bị glêy hoá, hàng ngày bị ngập nước khi triều lên và được phơi ra khi triều xuống.
Là nơi đậu của các loài chim như Diều đầu trắng (Circus acrugnocus), Diều mướp (Circus melanoleucos), Cò đen (Dupetor flavicollis), ó cá (Pandion haliastus), Cắt lớn (Falconpax rusticola) và còn là nơi làm tổ của nhiều loài chim nhỏ khác. Đầm tôm cũng là nơi kiếm và làm tổ của nhiều loài chim trong khu vực như:, Cò đen, Cò lao ấn độ, Cốc biển đen, Diệc lửa, Choắt chân đỏ, Choắt mỏ trắng đuôi đen, Mòng bể đầu đen.., và đôi khi Cò thìa cũng xuất hiện kiếm ăn trên sonh cảnh này.
Còn đối với các loài chim di cư thì rừng ngập mặn là nơi trú ngụ và là nơi cung cấp nguồn thức ăn đáng kể (mặc dù hầu hết các loài chim di cư kiếm ăn ở các bãi bồi phù sa, lầy). Trong số các loài cây có khả năng làm cây cảnh, cây bóng mát có một số loài đáng chú ý như: Bần chua có thể trồng ven đường các vùng ven biển, Tra làm chiếu có hoa đẹp tán rộng có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven đường làm bóng mát, Vẹt dù có thể trồng làm cây cảnh quan các vùng ven biển rất đẹp, một số loài khác có thể trồng làm cảnh như Phi lao, Rứa dại biển, các loài cúc và các loài quyết thực vật.
Khu vực 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Kinh.Thành phần dân theo đạo thiên chúa giáo, chiếm 41 % tổng số dân trong khu vực. Trong năm có tất cả 6 lễ chính, còn bình thường thì hàng tuần người dân theo đạo thiên chúa vẫn đến nhà thờ để làm lễ cầu nguyện.
Đất trồng lúa nước chiếm phần lớn đất canh tác (95,9%), diện tích cây công nghiệp và các loại hoa màu chiếm diện tích không đáng kể 4,1 %, phân bố rải rác trong các vườn hộ gia đình. Song nhìn chung hiệu suất sử dụng đất chưa cao, năng suất các loài cây trồng thường thấp, do đất xấu, kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp chưa cao, vẫn là các kỹ thuật truyền thống, công tác thuỷ lợi chưa chủ động được tưới tiêu, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Hiện nay cơ cấu cây trồng đã được đa dạng hơn, không còn độc canh cây lúa hay cây màu, mà hiện nay vừa trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày cùng rất nhiều loài cây ăn quả. - Nhóm cây lương thực – thực phẩm (lúa, khoai, rau đậu các loại) : Trong đó loài cây trồng có diện tích đáng kể là cây lúa nước, đã có sự phát triển khá ổn định, nhờ đầu tư tốt các khâu giống và kỹ thuật canh tác nên năng suất và hiệu quả đã không ngừng được tăng lên.
Theo tiêu chí phân loại các hộ gia đình do huyện đề ra áp dụng cho các xã vùng biển, đồng thời được kiểm chứng trực tiếp một số hộ gia đình trong khu vực. Trong mấy năm gần đây các xã vùng đệm có số hộ giàu và khá tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhiều, chỉ còn khoảng 13,4% số hộ nghèo (Thấp hơn số bình quân của toàn huyện 1,4%).
Với bình quân thu nhập đầu người của người dân các xã vùng đệm cơ bản đã đảm bảo lương thực, phần chi tiêu sắm sửa cho sinh hoạt và tiện nghi của các hộ gia đình phần lớn phải dựa vào khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản. Trong những năm gần đây nền kinh tế trong khu vực đã có những bước phát triển đáng kể, điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình cũng từng bước được cải thiện.
Hệ thống giao thông từ huyện đi đến các trung tâm xã, đường liên xã, liên thôn phần lớn được dải nhựa hoặc bê tông hoá, chỉ còn số ít là đường cấp phối, việc đi lại trong khu vực tương đối thuận tiện và sạch sẽ cho người dân đi lại và giao lưu.
Các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: Định canh định cư, vốn của tỉnh, huyện và đóng góp của bà con bằng công lao động để đào đắp, nạo vét kênh mương. Nhưng đến nay nhiều hệ thống đã bị xuống cấp, cần phải được nâng cấp hoặc làm mới, hệ thống mương máng cũng cần được cải tạo nạo vét, bê tông hoá lại, thì mới có thể phục vụ tốt cho sản xuất.
Các xã vùng đệm đều đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi như hệ thống cống cấp II và III, nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu chủ yếu là cho diện tích lúa nước trên địa bàn. Ngoài các trạm xá nói trên, trong các thôn còn có mạng lưới y tá thôn xóm, đây là lực lượng cán bộ y tế hết sức quan trọng vì họ sinh sống gần gũi với cộng đồng địa phương, trực tiếp thực hiện sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân.
Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế, du lịch của tỉnh Nam Định Cơ hội phát triển kinh tế: VQG Xuân Thuỷ được đầu tư phát triển sẽ đem lại nguồn lợi trực tiếp qua các dịch vụ du lịch của tỉnh Nam Định, thúc đẩy sự giao lưu văn hoá của địa phương, thu hút các dự án trong nước cũng như quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế xó hội vựng lừi cũng như vựng đệm. Giá trị kinh tế tiềm năng về phòng hộ môi trường: Giá trị kinh tế to lớn và lâu dài của VQG Xuân Thuỷ đối với nền kinh tế trong khu vực cũng như của tỉnh Nam Định chính là các giá trị mà VQG mang lại trong việc duy trì cân bằng sinh thái và môi trường, chống cát, gió biển cho các xã đồng bằng, các hệ thống giao thông trong vùng.
- Cân nhắc với hiện trạng quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư ở các xã vùng đệm, tập quán sinh sống, tập quán canh tác và những tác động vào tài nguyên thiên nhiên của nhân dân quanh vùng. Ranh giới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được mô tả như sau: Phía bắc bắt đầu từ lạch sông bắt nguồn từ Sông Hồng chạy phía dưới đầm tôm của ông Tòng (hiện cho ông Vũ Văn Chất đấu thầu) qua đầm tôm nhà ông Đinh Văn Hinh (hiện cho anh Trần Văn Nam đấu thầu) đi theo lạch sông ra đê Vành Lược theo đê Vành Lược đến đoạn trồng rừng của hội chữ thập đỏ Đan Mạch, bao lấy toàn bộ diện tích rừng của cồn Lu và chạy ra biển bao toàn bộ diện tích cồn Xanh về cửa Ba Lạt.
- Phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn: Bắt đầu từ sông Vọp đến cống K2 đi theo đê Vành Lược đến lạch sông thứ nhất theo lạch sông chảy phía dưới đầm tôm của ông Đinh Văn Hinh (hiện cho anh Trần Văn Nam đấu thầu) qua đầm tôm nhà ông Tòng (hiện cho ông Vũ Văn Chất đấu thầu) ra sông Hồng. - Phân khu phục hồi sinh thái cồn Lu: Phần còn lại của cồn Lu được tính từ mép rừng trồng của hội chữ thập đỏ đan mạch theo sông Vọp chạy bao lấy đuôi cồn Lu.
- Phục hồi lại các diện tích rừng đã bị suy thoái vì tác động của con người bằng biện pháp khoanh nuôi tái sinh, phục hồi sinh cảnh, trồng rừng cảnh quan. Được chia thành 2 phân khu: Phân khu phục hồi sinh thái cồn Ngạn và khu phục hồi sinh thái cồn Lu.
Diện tích: 26 ha; Được chia làm hai phần: Một phần nằm chân Cầu Vọp với diện tích 10ha (Phần này khụng được tớnh vào diện tớch của vựng lừi) và mộp phần nằm trong vựng lừi VQG(Vườn thực vật) với diện tớch 16ha. Diện tớch này đủ lớn để xõy dựng các công trình phục vụ các chức năng trên như: Trụ sở làm việc của ban quản lý, nhà tiêu bản, trung tâm dịch vụ du lịch, trạm cứu hộ, vườn thực vật, vườn ươm, các công trình công cộng và các điểm vui chơi giải trí khác.
- Điểm quan sát chim nước (khu vực Bãi vạng): Đây là khu vực tập trung nhiều loài và nhiều đàn chim nước và chim di cư nhất trong VQG sẽ được quy hoạch và xây dựng chòi quan sát phục vụ khách du lịch sinh thái, những người quan sát chim và các nhà nghiên cứu. - Tuyến du lịch bằng thuyền một vòng khép kín: Từ ban quản lý tới trạm đón tiếp (nhà môi trường cũ) đi theo lạch ra sông Vọp tới ngọn Hải Đăng(ở đất Thái Bình), trạm Biên Phòng, điểm du lịch Cồn Xanh, điểm du lịch bãi nứt, Điểm du lịch cuối Cồn Lu, Bãi Vạng (điểm quan sát chim nước) về Ban quản lý bằng đường sông Vọp hoặc Cống Cai Sinh (xã Giao Lạc).
Nhiệm vụ: Quản lý, bảo vệ và giám sát các hoạt động khai thác ở phân khu phục hồi sinh thái II (phía cuối Cồn Lu), và chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, là trung tâm giáo dục cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên; tổ chức dịch vụ nghiên cứu khoa học và du lịch. Đội bảo vệ cơ động. Đội bảo vệ này nằm tại trụ sở Ban quản lý VQG. Nhiệm vụ: Tổ chức kiểm soát một số điểm ra vào VQG, kết hợp với các trạm bảo vệ khác và các ban ngành chức năng khác có liên quan tổ chức những đợt truy. quét các vụ vi phạm phát luật trên địa bàn VQG và chịu trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, là trung tâm giáo dục cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên; tổ chức dịch vụ nghiên cứu khoa học và du lịch. Xây dựng trụ sở Ban quản lý a. Trụ sở Ban quản lý được xây dựng phải đáp ứng tối thiểu để có thể tổ chức hội nghị và nơi làm việc của các phòng chức năng như: hội trường, phòng lãnh đạo, phòng kế hoạch kỹ thuật, phòng tổng hợp, phòng khách, phòng ở cho cán bộ, công nhân viên, các công trình phụ. Trụ sở phải nằm trong mặt bằng đủ lớn để phục vụ cho các mục tiêu lâu dài như: dịch vụ du lịch, nghiên cứu khoa học; xây dựng vườn ươm;. xây dựng các mô hình vườn thực vật hay trạm cứu hộ động vật.. Tại chân cầu Vọp với diện tích 10ha. - Giải phóng mặt bằng, đền bù. - Quy hoạch toàn bộ mặt bằng khuôn viên phân khu dịch vụ hành chính và du lịch sinh thái. - Xây dựng trụ sở làm việc và nhà ở cho cán bộ vườn - Xây dựng nhà bảo tàng tài nguyên rừng. - Xây dựng trạm cứu hộ động vật hoang dã, - Hệ thống cổng vào, hàng rào bảo vệ, bãi để xe. - Trồng hệ thống cây xanh, cây cảnh tạo cảnh quan sinh thái d. Đền bù các sản phẩm canh tác nông nghiệp và thuỷ sản trên toàn bộ mặt bằng theo quy định hiện hiện hành. San ủi mặt bằng khu vực dự kiến xây dựng cơ bản. Đơn giá xây dựng 2,5 triệu đ/m2 sàn, bao gồm xây dựng, hoàn thiện, hệ thống điện, nước, công trình phụ, hệ thống chống sét, chống cháy. Tuỳ mục đích cứu hộ từng loài khác nhau mà có thể dùng nguyên liệu khác nhau, các lồng này gồm khung thép cứng và các các thanh sắt đan dọc hoặc lưới B40. Xây dựng hệ thống cung cấp nước và điện sử dụng. Nâng cấp tôn tạo đường tuần tra bảo vệ a. Tạo các tuyến đường tuần tra để kiểm soát chống lại các hoạt động xâm nhập trái phép nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên trong VQG, đồng thời tạo điều kiện phát triển du lịch trong tương lai. Nâng cấp cải tạo đường bộ: tuyến đê Vành Lược : Đây là đường đất do dân đắp khi quai đê ra biển nên thiết kế nâng cấp thành đường bê tông. Phương pháp tiếp cận. Quản lý bảo vệ VQG không chỉ là sự nghiệp của ban quản lý, của ngành lâm nghiệp mà là sự nghiệp của toàn dân. Bởi vậy, quan điểm chủ đạo là quản lý tài nguyên VQG có sự tham gia. - Tiếp cận liên ngành, liên tỉnh: Không chỉ ngành lâm nghiệp và các ngành có liên quan của tỉnh Nam Định tham gia bảo vệ rừng mà còn phải phối hợp với tỉnh Thái Bình tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng VQG. - Tiếp cận từ dưới lên: Khi tiến hành các hoạt động quản lý bảo vệ rừng cần phải tiến hành tiếp cận từ cơ sở để hiểu rừ nguyện vọng tham gia của người dõn. Từ đú xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động quản lý bảo vệ rừng từ cấp hộ gia đình đến cộng đồng phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán và kiến thực bản địa của từng cộng đồng, từng dân tộc và từng hộ gia đình. Chương trình phục hồi sinh thái Đối tượng phục hồi sinh thái. - Các sinh cảnh của các loài chim đã bị tác động hay đã bị phá vỡ. - Các hệ sinh thái rừng đã bị tác động đang trên đà suy thoái hoặc đã suy thoái cạn kiệt như rừng thứ sinh, đất trống. 1) Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái đầm tôm 2) Quản lý sử dụng và phục hồi sinh thái bãi vạng 3) Xây dựng vườn ươm giống cây. 4) Xây dựng vườn thực vật. 5) Khoán quản lý bảo vệ và khoanh nuôi các khu vực khác 6) Trồng rừng và trồng cây cảnh quan. - Đánh giá tác động môi trường (nguồn nước, chất thải, sự bồi lắng của các cửa sông..). - Có được hiểu biết đầy đủ giá trị của VQG làm cơ sở xây dựng kế chiến lược hạn cho quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. - Phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước và các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu cho từng đề tài khác nhau, xác định thời gian và cơ quan hợp tác, chuẩn bị đào đạo cán bộ làm công tác nghiên cứu, tiến hành thực hiện nghiên cứu tại thực địa và tại phòng tiêu bản. - Các đề tài nghiên cứu trong thời gian tới được xác định như sau:. 1) Điều tra cơ bản hệ động vật và thu thập mẫu tiêu bản cho bảo tàng. 2) Điều tra cơ bản hệ thực vật và thu thập mẫu cho bảo tàng. 3) Nghiên cứu, giám sát tình trạng phân bố và số lượng của các loài chim quý hiếm định cư và di cư. 4) Nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch sinh thái. 5) Nghiên cứu hệ sinh thái biển bao gồm động vật, thực vật, các loài thủy sinh khác. 6) Nghiên cứu diễn biến quá trình bồi lắng lấn biển các khu vực cửa sông thuộc VQG Xuân Thuỷ. 8) Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý và sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước.
- Căn cứ vào khối lượng xây lắp, khối lượng công việc so với các định mức kinh tế đã đề ra kết hợp với hệ số lương mới để tính toán tiền công.
- Tiến hành công tác đào tạo cán bộ VQG, cán bộ khuyến nông, lâm thôn xóm, hội thao phòng chống cháy rừng và tuần tra bảo vệ rừng. - Trồng rừng cây bản địa, tiếp tục khoán bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng.
• VQG ở vào vị trí đặc biệt, là bãi bồi ngoài đê quốc gia có tác dụng trong việc phòng hộ đê, điều hoà khí hậu, lọc bụi bẩn, duy trì cân bằng sinh thái và môi trường, chống cát, gió biển cho các xã đồng bằng, các hệ thống giao thông trong vùng, giảm các tác động và những rủi ro của thiên tai, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của tỉnh. • Bảo vệ tốt VQG sẽ giữ lại được các kiểu sinh cảnh rừng ngập mặn với nhiều loài động thực vật đặc trưng của vùng ven biển Đồng Bằng Bắc Bộ đảm bảo một hiện trường ổn định cho công tác nghiên cứu khoa học về các mặt đa dạng sinh học; tác động môi trường; địa chất; thổ nhưỡng; cảnh quan; khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều biển; quá trình bồi lắng, tích tụ ở các cửa sông… và là hiện trường học tập cho các sinh viên và học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập.
VQG Xuân Thuỷ có đặc thù riêng về vị trí địa lý, hàng năm các bãi bồi lấn ra biển, bởi vậy ranh giới của VQG phải mang tích chất mở, nghĩa là phần đất bồi tụ ra biển trong tường lai vẫn sẽ thuộc sự quản lý của VQG. VQG không có Hạt Kiểm Lâm nên không có quyền xử lý vi phạm luật nên UBND tỉnh, UBND huyện và các ban ngành có liên quan nên có một qui chế kết hợp sử lý cỏc vụ vi phạm trờn địa bàn; hoặc qui định rừ quyền hạn của cỏc trạm bảo vệ trụng VQG.